Chụp cộng hưởng từ (MRI) có ảnh hưởng gì không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thanh Nam - Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và được thường xuyên sử dụng trong chẩn đoán hình ảnh y học. Chụp MRI có thể được thực hiện với hầu hết các bộ phận của cơ thể, đem lại hình ảnh có giá trị chẩn đoán cao.

1. Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoạt động trên nguyên lý nào?

xung có tần số vô tuyến để điều khiển hoạt động điện từ của hạt nhân nguyên tử hydro. Ở đây, hạt nhân nguyên tử hydro (có nhiều trong nước của mô cơ thể) dưới tác động bởi sóng vô tuyến và từ trường Bo đã bức xạ năng lượng dưới dạng các tín hiệu có tần số vô tuyến. Các tín hiệu này sẽ được hệ thống máy thu nhận và xử lý tạo ra dữ liệu dạng hình ảnh.

Ưu điểm vượt trội của kỹ thuật chụp MRI là không dùng tia xạ, không gây nhiễm xạ nên rất an toàn cho người bệnh, máy chụp MRI thế hệ mới không gây tiếng ồn nên tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu. Ngoài ra, hình ảnh chẩn đoán MRI có độ phân giải tốt, đa xung, đa mặt phẳng, có thể tái tạo 3D,... áp dụng được cho hầu hết các bộ phận cơ thể

Hiện nay, với những ưu điểm trên, chụp cộng hưởng từ (MRI) được ứng dụng rộng rãi trong phát hiện sớm, chẩn đoán và theo dõi nhiều bệnh lý cơ thể như: bệnh lý thần kinh cột sống; sọ não, bệnh lý cơ xương khớp, khối u các tạng trong ổ bụng như gan, đường mật, thận, thượng thận, tụy, đường tiêu hóa, tử cung buồng trứng; ung thư vú; bệnh lý tim mạch (cộng hưởng từ tim, mạch máu), bất thường bẩm sinh ở thai nhi (MRI thai), tầm soát u, di căn toàn thân...

Chụp cộng hưởng từ (MRI) không gây đau đớn, thời gian chụp kéo dài khoảng 12 -45 phút. Sau đóm bác sĩ có thể đọc kết quả chính xác và đưa ra tình trạng bệnh hay sức khỏe hiện tại của bạn, từ đó có phương hướng điều trị và lời khuyên hợp lý.

Chụp cộng hưởng từ có hại không
Hình ảnh chụp MRI cơ xương độ phân giải cao

Chụp MRI cho hình ảnh có độ phân giải và độ tương phản tốt, giúp bác sĩ đánh giá chi tiết các tổn thương và chẩn đoán bệnh chính xác.

2. Chụp cộng hưởng từ (MRI) có ảnh hưởng gì không?

Chụp MRI là một kỹ thuật chẩn đoán y khoa tạo ra hình ảnh giải phẫu của cơ thể nhờ sử dụng từ trường và sóng radio. Phương pháp này không sử dụng tia X nên không gây nhiễm xạ cho người bệnh, kể cả phụ nữ có thai và thai nhi như trong chụp X-quang hay chụp CT.

Đến nay, chưa có tác hại đáng kể nào của từ trường đối với cơ thể người. Tuy nhiên, từ trường và tiếng ồn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển thính thực của thai nhi. Do đó chụp cộng hưởng từ thai nhi hay chụp cộng hưởng từ ở phụ nữ mang thai cần được bác sĩ cân nhắc chỉ định.

Vì từ trường của máy có thể ảnh hưởng đến các thiết bị cấy ghép bằng kim loại có từ tính bên trong cơ thể. Do đó, vấn đề kiểm tra và tháo bỏ các vật dụng bằng kim loại, vật dụng có khả năng gây nhiễu hay bị ảnh hưởng từ trường (răng giả, trang sức như vòng nhẫn, dây chuyền, bông tai, đồng hồ, thẻ tín dụng, thẻ ATM, chìa khóa từ...) được thực hiện nghiêm ngặt trước khi bạn thực hiện chụp cộng hưởng từ nhằm đảm bảo an toàn cho bạn và cho máy.

Bạn cần thông báo cho nhân viên kỹ thuật biết nếu có mang trong cơ thể các dụng cụ hay thiết bị như: Van tim nhân tạo, Stent mạch máu, Vòng tránh thai, Máy khử rung, Máy tạo nhịp nhân tạo, Máy trợ thính, Thiết bị bơm thuốc tự động...

Với các trường hợp trong cơ thể có chứa thiết bị hỗ trợ hay các dị vật kim loại, bác sĩ sẽ cân nhắc bạn có nên thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI hay không cũng như làm thế nào để chụp an toàn hơn.

Với người có hình xăm (tattoo) trên cơ thể, chụp cộng hưởng từ trực tiếp vào các vùng này có thể gay bỏng rát da.

Đối với trường hợp chụp cộng hưởng từ có tiêm thuốc đối quang từ tĩnh mạch, thuốc có thể ảnh hưởng đến chức năng thận cũng như có thể gây xơ hóa thận, do đó bạn cần được làm xét nghiệm chức năng thận cũng như khai báo tiền sử các bệnh lý thận.

3. Cần làm gì để đảm bảo an toàn khi chụp MRI?

Khi nhân viên phòng tiếp nhận, bạn được hướng dẫn hoàn thành thủ tục, thay đồ bệnh viện và tháo các vật dụng như: răng giả, trang sức như vòng nhẫn, dây chuyền, bông tai, đồng hồ, thẻ tín dụng, thẻ ATM, chìa khóa từ...

Chụp cộng hưởng từ có hại không
Cần tháo trang sức trước khi chụp MRI

Hơn nữa, bạn cần thông báo cho nhân viên kỹ thuật biết nếu có mang trong cơ thể các dụng cụ hay thiết bị như: Van tim nhân tạo, vòng tránh thai, Stent mạch máu, Máy khử rung, Máy tạo nhịp nhân tạo, Máy trợ thính, Thiết bị bơm thuốc tự động...

Ngoài ra, nhân viên kỹ thuật cũng dùng dụng cụ chuyên dùng để kiểm tra các dị vật và thiết bị kim loại đặt trong cơ thể. Nếu có các dị vật kim loại nhỏ, nằm trong các cơ quan có mô lỏng lẻo như não, mắt, phổi, tim, cạnh các mạch máu lớn... thì không nên chụp MRI. Còn nếu ở các vị trí khác thì có thể chụp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết rõ hơn.

Trong trường hợp cần tiêm thuốc tương phản từ, hãy cho bác sĩ biết về tiền sử dị ứng thuốc, các triệu chứng dị ứng sau khi tiêm có thể xảy ra như: Buồn nôn, nổi mẩn... Nếu chụp gan mật hay gây mê, bạn cần đảm bảo nhịn đói 4 - 6 giờ trước khi chụp.

Chụp cộng hưởng từ có hại không
Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn bị dị ứng thuốc tương phản

Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn bị dị ứng thuốc tương phản

Với trường hợp cần tiêm thuốc tương phản, thuốc sẽ được tiêm vào tĩnh mạch tại vùng cẳng hay cổ tay, thời gian tiêm có thể từ 1 đến 2 phút. Khi tiêm thuốc, người bệnh có thể cảm thấy toàn thân ấm lên hay có vị đắng ở lưỡi, đây là điều bình thường, các triệu chứng sẽ tự hết trong vòng 2 - 5 phút.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe, nhưng cần tuân thủ đúng các vấn đề an toàn trước và trong khi chụp. Hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về vấn đề này nếu còn thắc mắc.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đưa vào sử dụng máy chụp cộng hưởng từ 3.0 Tesla công nghệ Silent. Máy chụp cộng hưởng từ 3.0 Tesla Pioneer Signa với công nghệ Silent của hãng GE Healthcare (Hoa Kỳ) là một trong những thế hệ máy hiện đại nhất trên thế giới.

  • Công nghệ Silent đặc biệt có lợi cho các trường hợp người bệnh là trẻ em, người già, người bệnh sức khỏe yếu và người bệnh đang phẫu thuật
  • Hạn chế gây ra tiếng ồn, tạo sự thoải mái và giảm căng thẳng cho khách hàng trong quá trình chụp, giúp cho việc thu hình đạt chất lượng tốt hơn và rút ngắn thời gian chụp.
  • Công nghệ chụp cộng hưởng từ là công nghệ được áp dụng trong phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến, an toàn bậc nhất hiện nay bởi sự chính xác, không xâm lấn và không dùng tia X.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

69.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan