Dấu hiệu và cách điều trị bệnh đậu mùa ở trẻ em

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Ánh đã có kinh nghiệm gần 10 năm là bác sĩ nội trú và bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng. Thế mạnh của bác là chuẩn đoán và điều trị bệnh lý Nhi; hồi sức, cấp cứu Nhi.

Bệnh đậu mùa là một chứng bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp có thể xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi và thường gặp ở trẻ em. Người bệnh mang siêu vi đậu mùa khi nói, hắt hơi nhảy mũi hoặc ho... thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh đậu mùa ngay.

1. Bệnh đậu mùa là gì?

Bệnh đậu mùa do một loại siêu vi mang tên Variola virus gây nên. Người bệnh mang siêu vi đậu mùa khi nói, hắt hơi nhảy mũi hoặc ho... thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh đậu mùa ngay.

Bệnh bắt đầu đột ngột với sốt cao 400C, khó chịu, đau đầu, mệt lử, đau lưng dữ dội, có lúc đau bụng và nôn. Sau 2 - 4 ngày, nhiệt độ giảm và xuất hiện ban.

Ban ngứa là dấu hiệu đầu tiên của cơn bệnh. Sốt nhẹ, nhức đầu và mệt mỏi là triệu chứng thông thường.

Ban phát triển qua các giai đoạn nối tiếp nhau: dát (macula), sần (papula), mụn nước (vesicula), mụn mủ (pustule), sau cùng đóng vẩy và kết thúc vào tuần thứ 3, thứ 4 sau khi phát ban. Do tổn thương của ban sâu dưới tầng tế bào sinh sản của thượng bì nên khi tróc vẩy đậu sẽ để lại sẹo, nhiều nhất ở mặt, được gọi là mặt rỗ.

Thông thường sốt tăng cùng với sự tiến triển của ban đến mụn mủ. Ban xuất hiện trước tiên ở mặt, sau đó đến thân và chân tay. Ban tập trung mọc ở mặt, chân tay nhiều hơn ở thân.

Người đã được mắc bệnh đậu mùa trước đây, nếu bị nhiễm vi rút đậu mùa có thể không bị bệnh hoặc có biểu hiện triệu chứng toàn thân nhẹ, phát ban không điển hình và thường không có các giai đoạn tiến triển của ban. Người bị nhiễm bệnh đậu mùa có thể bị từ chỉ vài mụn trái rạ cho đến hơn 500 mụn trên thân thể.

Thể bệnh nặng có tỷ lệ chết/mắc ở người mắc bệnh đậu mùa khoảng 15 - 40%. Tử vong có thể xảy ra sớm vào ngày thứ 2, thứ 3, nhưng bị chết nhiều trong tuần thứ 2. Khoảng 3% bệnh nhân nặng trong bệnh viện đã trải qua thời kỳ tiền triệu nghiêm trọng, bị kiệt sức, chảy máu ở da, niêm mạc, tử cung, bộ phận sinh dục, đặc biệt ở phụ nữ có thai. Những trường hợp bị chảy máu như vậy bị chết rất nhanh.

Những vụ dịch đậu mùa nhẹ có liên quan đến tỷ lệ tử vong dưới 1%. Tuy nhiên, triệu chứng phát ban vẫn xảy ra tương tự như ở thể bệnh nặng. Nói chung, những phản ứng toàn thân của thể bệnh nhẹ xảy ra ít nghiêm trọng hơn và hiếm thấy chảy máu.

2. Bệnh đậu mùa ở trẻ em

Dấu hiệu và cách điều trị bệnh đậu mùa ở trẻ em
Bệnh đậu mùa xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất vẫn là trẻ em nhóm tuổi đi học

Bệnh đậu mùa ở trẻ em nếu được chăm sóc đúng cách, nhất là việc giữ vệ sinh da, vệ sinh cá nhân tốt thường bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng 10 -14 ngày và không để lại bất kỳ biến chứng nào cho bệnh nhân.

Những biến chứng nghiêm trọng của bệnh đậu mùa ở trẻ em đã được các bác sĩ điều trị ghi nhận, đặc biệt là những trường hợp mắc bệnh đậu mùa nặng với việc chăm sóc chưa phù hợp, cụ thể như:

Nhiễm trùng nốt đậu dẫn đến lở loét da trẻ, nếu không được điều trị tích cực và đúng cách có thể để lại sẹo xấu vĩnh viễn trên da.

Nhiễm trùng huyết làm sức đề kháng của trẻ suy giảm đáng kể, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Biến chứng viêm não, viêm màng não do đậu mùa hiếm gặp nhưng thường để lại những dư chứng nặng nề như bại não, điếc, chậm phát triển tâm thần, động kinh... gây ra gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội.

Bệnh đậu mùa ở trẻ em có thể xuất hiện biến chứng viêm phổi nặng do vi rút thủy đậu.

3. Bệnh đậu mùa và cách chữa trị

Nếu mắc bệnh đậu mùa, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị khoa học. Những nốt ban xuất hiện như mụn nước trên da, có đầy dịch và đóng vảy. Bệnh đậu mùa khá giống như bệnh thủy đậu nhưng có mụn nước khác với mụn nước do thủy đậu gây ra.

Vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh đậu mùa. Tiêm vắc xin trong vòng 3−4 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus có thể làm cho bệnh ít nghiêm trọng hoặc có thể giúp ngăn chặn nó.

Bác sĩ sẽ tập trung điều trị để giảm các triệu chứng và chống cơ thể mất nước. Nếu bị nhiễm trùng ở phổi hoặc trên da, bệnh nhân có thể phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Các chuyên gia vẫn đang khám phá các loại thuốc kháng virus mới có thể chữa trị căn bệnh này.

Phác đồ điều trị bệnh đậu mùa cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc. Điều trị sớm, đúng cách và có chế độ chăm sóc cơ thể tốt, bệnh đậu mùa ở trẻ em sẽ không phát triển mạnh, giảm các biến chứng nguy hiểm với sức khỏe.

Dấu hiệu và cách điều trị bệnh đậu mùa ở trẻ em
Tiêm vắc xin trong vòng 3−4 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus có thể làm cho bệnh ít nghiêm trọng hoặc có thể giúp ngăn chặn nó

Điều trị bệnh đậu mùa ở trẻ em cho hiệu quả tốt nhất quyết định không chỉ vào các phương pháp chữa mà còn là chế độ chăm sóc, kiêng cữ của bệnh nhân. Do bệnh đậu mùa ở trẻ em rất dễ lây lan và bùng phát đột ngột, các biến chứng không thể lường trước được nên người bệnh cần có chế độ ăn sóc tốt khi phát hiện các dấu hiệu quả bệnh.

Ngoài ra, người bệnh bị mắc bệnh đậu mùa cũng cần chú ý, hạn chế tiếp xúc và dùng chung đồ cá nhân với người khác trong thời gian phát bệnh. Bởi, virus gây bệnh đậu mùa có thể dễ dàng lây lan sang người khác và phát triển mạnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan