Dễ lơ là, chủ quan với nấm họng

Nấm họng là bệnh do niêm mạc vùng họng bị tổn thương. Đây là căn bệnh hiếm gặp, dễ nhận biết tuy nhiên người bệnh lại rất dễ lơ là và chủ quan. Triệu chứng của bệnh nấm họng thường không rõ ràng và cũng khó nhận biết. Hai triệu chứng thường gặp nhất chính là ho và ngứa cổ.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ Tai Mũi Họng - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

1. Nấm họng là gì?

Bệnh nấm họng là bệnh viêm họng do nấm, tình trạng viêm niêm mạc của vùng hầu họng.

Nấm họng là bệnh cơ hội thường hay gặp ở những người bị suy giảm sức đề kháng, người bị thiếu máu mạn tính, bệnh nhân đái tháo đường. Đa số các trường hợp mắc bệnh đều do một loại nấm men hiếm gây ra, đây là loại nấm mốc. Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài, corticoid, thuốc gây độc tế bào, tiểu đường, lao phổi, thiếu vitamin đều góp phần vào sự phát triển của bệnh nấm họng.

Những người làm việc trong môi trường ô nhiễm, hít phải các bào tử nấm trong không khí hoặc ăn phải thực phẩm nhiễm nấm để có thể mắc bệnh nấm họng.

Theo một số nghiên cứu, Candida chính là thủ phạm gây nên bệnh nấm họng miệng. Nấm này ký sinh ở miệng, họng, đường tiêu hóa, khi sức đề kháng của niêm mạc họng bị suy giảm, pH họng chuyển từ môi trường kiềm sang môi trường acid do hiện tượng trào ngược của dịch dạ dày thì nấm Candida sẽ gây bệnh và làm xuất hiện các triệu chứng bệnh nấm họng.

2. Triệu chứng của nấm họng

Hình ảnh nấm họng
Hình ảnh nấm họng

Triệu chứng của bệnh nấm họng thường không rõ ràng và cũng khó nhận biết. Hai triệu chứng thường gặp nhất chính là ho và ngứa cổ.

Dấu hiệu sớm để nhận biết bệnh là bệnh nhân cảm thấy đau nhói trong họng tại vị trí nhiễm nấm, tuy không đau nhiều nhưng nó gây khó chịu cho người bệnh.

Chính vì không có triệu chứng rõ rệt vì thể bệnh nhân bị nấm họng thường đến khám vì tình trạng ho kéo dài dù đã dùng thuốc kháng sinh giảm ho. Do phản ứng dị ứng với cơ thể do bào tử xâm nhập gây nên phản ứng ho, về sau ho là do viêm nhiễm. Ho khiến cho sinh hoạt thường ngày của người bệnh bị ảnh hưởng. Một số bệnh nhân bị ngứa họng, đau rát họng, khó nuốt vì mọi người thường dễ lơ là, chủ quan với nấm họng, không nghĩ là do nguyên nhân này. Sau khi bị cảm cúm, ho, hắt hơi, sổ mũi, triệu chứng này có thể xuất hiện và thường thì tình trạng này không giảm khi dùng thuốc kháng sinh.

Một số bệnh nhân bị nấm họng có thể cảm thấy hơi thở, nước bọt có mùi hôi, chua.

Niêm mạc họng của người bệnh bị đỏ, lưỡi bẩn, có mùi hôi, thành sau họng nhiều tổ chức lympho nhỏ, nhiều chất nhầy ở họng, dễ gây chảy máu khi bị bóc tách, có thể có giả mạc; giả mạc xám mủn như hoại tử. Người bệnh có thể thấy nước bọt tăng tiết ở hạ họng, cảm giác ngứa họng rất khó chịu khiến cho bệnh nhân cảm thấy tình trạng ngứa họng càng thêm nặng nề.

Nấm họng thường chỉ gây khó chịu cho người bệnh chứ ít khi là vấn đề lớn đối với sức khỏe. Nếu tình trạng nấm họng bị bội nhiễm thêm vi trùng hoặc người bệnh bị tổn thương hệ miễn dịch nghiêm trọng thì bệnh nấm họng sẽ trở nên nặng nề hơn, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn hơn, khó nuốt thức ăn.

Khi tình trạng nấm họng lan xuống ruột, nó sẽ gây nên trở ngại cho sự hấp thụ dưỡng chất. Nấm họng có thể lan xuống đến phổi, gan và gây nên tổn thương cho các cơ quan này.

3. Nguyên nhân gây bệnh nấm họng

Nguyên nhân chính gây nên bệnh nấm họng chính là nấm Candida albicans. Đây là loại nấm gây bệnh nấm âm đạo, vì thế phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo có thể gây nhiễm nấm miệng cho em bé trong quá trình sinh đẻ, đồng thời cũng có thể gây nấm họng miệng cho bạn tình.

Ngoài ra, nấm họng còn do một số nguyên nhân khác bao gồm:

  • Vệ sinh răng miệng kém, mang răng giả thường xuyên
  • Hệ miễn dịch kém
  • Thiếu máu mạn tính
  • Cơ thể bị suy dinh dưỡng
  • Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, thuốc kháng viêm corticoid
  • Do hút thuốc lá
  • Những đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS
  • Bệnh nhân bị ung thư
  • Đái tháo đường
  • Phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo
Hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch kém cũng có thể là nguyên nhân gây nấm họng

4. Hậu quả của nấm họng

Nấm họng khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ là nguyên nhân gây nên bội nhiễm thêm vi trùng hoặc bệnh nhân có hệ thống miễn dịch bị tổn thương nghiêm trọng thì bệnh nhân mắc bệnh nấm họng sẽ cảm thấy đau đớn hơn, khó nuốt khi tình trạng lan xuống thực quản.

Quá trình hấp thụ dưỡng chất bị ảnh hưởng nếu nấm họng lan xuống ruột. Nấm họng còn có thể gây tổn thương cho gan và phổi.

5. Điều trị nấm họng

Khi điều trị nấm họng, có thể gây ảnh hưởng tới gan bởi loại thuốc được dùng để điều trị nấm họng là thuốc tương đối độc với gan. Chính vì vậy, cần chẩn đoán chính xác bệnh nấm họng mới dùng thuốc.

Nấm họng khó chữa bởi nấm có lớp vỏ chitin khó ngấm thuốc. Vì thế, cần trao đổi với bác sĩ để điều trị dài ngày nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp và các loại thuốc điều trị khác nhau dựa vào mức độ bệnh và sức đề kháng của người bệnh. Sử dụng thuốc chống nấm có tác dụng phụ gây nặng nề đối với người bệnh, vì vậy khi dùng thuốc cần phải có sự theo dõi và tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh nấm họng rất dễ tái phát chính vì vậy người bệnh cần phải điều trị triệt để, đủ liều lượng và đủ thời gian.

Những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm nấm candida cần kết hợp chế độ ăn uống và luyện tập thể dục để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Để phòng nấm Candida, nên hạn chế ăn cay, không hút thuốc và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Nấm họng là bệnh hiếm gặp trong các bệnh tai mũi họng. Bệnh khó nhận biết và thường thì không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với người bệnh. Tuy nhiên để hạn chế những tác động của bệnh nấm họng đến cuộc sống sinh hoạt, bệnh nhân không nên lơ là, chủ quan.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website (vinmec.com) để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

42.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Zeasorb AF 1%
    Thuốc Zeasorb AF 1%: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

    Thuốc Zeasorb có tác dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng da như nấm da chân, ngứa ngáy, hắc lào và các bệnh nhiễm trùng da do nấm khác như candia. Ngoài ra, thuốc Zeasorb cũng được dùng để ...

    Đọc thêm
  • Brexafemme
    Tác dụng của thuốc Brexafemme

    Thuốc Brexafemme có thành phần chính là Ibrexafungerp, được sử dụng trong điều trị viêm âm đạo do nấm Candida. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng ...

    Đọc thêm
  • Vanoran
    Công dụng của thuốc Vanoran

    Thuốc Vanoran có thành phần chính là 100mg Itraconazole (dưới dạng vi hạt chứa Itraconazol 22%). Đây là thuốc kháng nấm đường uống, chỉ định dùng để phòng ngừa và điều trị cho các trường hợp nhiễm nấm đa dạng.

    Đọc thêm
  • Clovamark
    Công dụng thuốc Clovamark

    Thuốc Clovamark có chứa thành phần chính là Clotrimazol được chỉ định trong điều trị nhiễm nấm âm đạo, nấm Candida. Vậy cần sử dụng thuốc Clovamark như thế nào cho đúng cách?

    Đọc thêm
  • fistazol 1%
    Công dụng thuốc Fistazol 1%

    Thuốc Fistazol 1% được biết đến là loại thuốc có tính kháng nấm phổ rộng, bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da. Vậy Fistazol là thuốc gì và lên sử dụng như thế nào để có hiệu quả nhất ...

    Đọc thêm