10 lợi ích dựa trên bằng chứng của Mangan

Mangan là một khoáng chất vi lượng cần thiết đối với cơ thể. Mangan hỗ trợ hoạt động bình thường của não, hệ thần kinh và nhiều hệ thống enzyme khác. Trong khi cơ thể có khả năng dự trữ tới khoảng 20 mg mangan trong thận, gan, tuyến tụy và xương, việc bổ sung mangan qua chế độ ăn là vẫn cần thiết. Khoáng chất này có thể được tìm thấy đặc biệt là trong các loại hạt và ngũ cốc nguyên cám.

1. Khả năng cải thiện xương khớp

Mangan là khoáng chất đặc biệt cần thiết cho sức khỏe của xương, bao gồm hỗ trợ phát triển và duy trì mật độ xương.

Khi kết hợp với các chất dinh dưỡng như canxi, kẽm và đồng, mangan có khả năng hỗ trợ mật độ xương tối ưu. Điều này đặc biệt quan trọng ở người lớn tuổi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 50% phụ nữ mãn kinh và 25% nam giới từ 50 tuổi trở lên có thể bị gãy xương do loãng xương. Nghiên cứu cho thấy việc dùng mangan với canxi, kẽm và đồng có thể giúp giảm tỷ lệ mất xương cột sống ở phụ nữ lớn tuổi.

Ngoài ra, một nghiên cứu kéo dài một năm ở những phụ nữ có xương yếu cho thấy việc bổ sung các chất dinh dưỡng này, cũng như vitamin D, magie và boron có thể cải thiện khối lượng xương. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác cho thấy các chất bổ sung chỉ chứa canxi và vitamin D có tác dụng tương tự. Do đó, vai trò của mangan đối với sức khỏe xương vẫn đang được nghiên cứu

Loãng xương
Mangan giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương

2. Đặc tính chống oxy hóa mạnh

Mangan là một phần của enzyme chống oxy hóa superoxide effutase (SOD), được cho là một trong những chất chống oxy hóa quan trọng nhất trong cơ thể con người.

Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do, chính là các phân tử có thể gây tổn hại đến tế bào trong cơ thể. Các gốc tự do được cho là góp phần gây lão hóa, bệnh tim và một số bệnh ung thư.

SOD đặc biệt giúp chống lại các tác động tiêu cực của các gốc tự do bằng cách chuyển đổi superoxide - một trong những gốc tự do nguy hiểm nhất - thành các phân tử nhỏ hơn không có khả năng làm hỏng các tế bào của cơ thể.

Một nghiên cứu khác cho thấy SOD ít hoạt động hơn ở những người bị viêm khớp dạng thấp, so với những người không mắc bệnh này. Do đó, các nhà nghiên cứu đề xuất rằng việc bổ sung các chất dinh dưỡng chống oxy hóa thích hợp có thể làm giảm sự phát sinh gốc tự do và cải thiện tình trạng chống oxy hóa ở những người mắc bệnh.

3. Giảm viêm, kết hợp với Glucosamine và Chondroitin

Nghiên cứu cho thấy SOD cũng có khả năng hữu ích như một tác nhân trị liệu cho các chứng rối loạn viêm. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc kết hợp mangan với glucosamine và chondroitin có thể làm giảm đau do viêm xương khớp.

Viêm xương khớp được coi là một bệnh gây hao mòn dẫn đến mất sụn và đau khớp. Viêm màng hoạt dịch là tình trạng viêm màng bên trong khớp, là nguyên nhân chính của viêm xương khớp.

Viêm xương khớp
Bệnh nhân viêm xương khớp nên sử dụng kết hợp mangan với glucosamine và chondroitin

Trong một nghiên cứu ở 93 người bị viêm xương khớp, 52% đã báo cáo rằng các triệu chứng được cải thiện sau từ 4 đến 6 tháng dùng bổ sung mangan, glucosaminechondroitin.

Tuy nhiên, chỉ những người bị viêm xương khớp mức độ thấp mới thấy được tác dụng của việc bổ sung mangan. Những báo cáo về tác dụng tương tự không được tìm thấy ở những người có tình trạng nghiêm trọng hơn.

4. Cân bằng đường huyết

Manga được cho là có đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu.

Ở một số loài động vật, thiếu mangan có thể dẫn đến không dung nạp glucose tương tự như bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, kết quả từ các nghiên cứu trên cơ thể con người là hỗn hợp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường có nồng độ mangan trong máu thấp hơn.

Ngoài ra, mangan tập trung nhiều ở tuyến tụy, có liên quan đến quá trình sản xuất insulin, loại bỏ đường trong máu. Do đó, mangan có thể góp phần vào việc điều tiết hàm lượng insulin thích hợp và giúp ổn định đường huyết. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường có nồng độ enzyme chống oxy hóa mangan superoxide effutase (MnSOD) thấp hơn.

Hẹ giúp làm giảm lượng đường trong máu
Chế độ ăn giàu mangan giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường

5. Giảm tỷ lệ mắc bệnh động kinh

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng động kinh ở người lớn trên 35 tuổi. Bệnh xuất hiện khi cơ thể không đáp ứng đủ lượng máu truyền đến não.

Mangan là một thuốc giãn mạch được biết đến phổ biến, giúp mở rộng các tĩnh mạch để tăng cường truyền máu đến các mô não một cách hiệu quả. Hàm lượng mangan đầy đủ trong cơ thể có thể giúp tăng lưu lượng máu và giảm nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe như đột quỵ.

Ngoài ra, một phần Mangan dự trữ trong cơ thể có thể được tìm thấy trong não. Một số nghiên cứu cho thấy mức độ mangan có thể thấp hơn ở những người bị rối loạn co giật hay động kinh.

6. Thúc đẩy quá trình trao đổi chất

Mangan giúp kích hoạt nhiều enzyme trong quá trình trao đổi chất và đóng vai trò trong nhiều quá trình chuyển hóa của cơ thể. Khoáng chất này giúp tiêu hóa và phân giải protein và axit amin, cũng như chuyển hóa cholesterol và carbohydrate. Mangan giúp cơ thể hấp thụ một số vitamin, chẳng hạn như choline, thiaminevitamin C và E, và đảm bảo hoạt động của chức năng gan.

Ngoài ra, Mangan hoạt động như chất dinh dưỡng quan trọng trong việc phát triển, sinh sản, sản xuất năng lượng, đáp ứng miễn dịch và điều hòa hoạt động của não.

quy-trinh-chup-va-nut-mach-dieu-tri-u-gan-so-hoa-xoa-nen
Mangan giúp thúc đẩy và tăng cường chức năng gan.

7. Giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt

Theo thống kê, nhiều phụ nữ mắc các triệu chứng khác nhau tại một số thời điểm nhất định trong chu kỳ kinh nguyệt. Những triệu chứng này có thể bao gồm lo lắng, chuột rút, đau đớn, thay đổi tâm trạng và thậm chí trầm cảm.

Nghiên cứu ban đầu cho thấy dùng mangan và canxi kết hợp có thể giúp cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

Một nghiên cứu nhỏ ở 10 phụ nữ cho thấy những người có lượng mangan trong máu thấp trải qua nhiều cơn đau và các triệu chứng liên quan đến thay đổi tâm trạng trong thời kỳ tiền kinh nguyệt hơn, mặc dù đã bổ sung canxi.

Tuy nhiên, kết quả này không xác minh được liệu tác dụng giúp cải thiện triệu chứng tiền kinh nguyệt này là từ mangan, canxi hay sự kết hợp của cả hai.

8. Cải thiện chức năng não

Mangan là chất khoáng rất cần thiết để hỗ trợ chức năng não khỏe mạnh và thường được sử dụng để giúp điều trị các rối loạn thần kinh cụ thể.

Tác dụng này có được qua các đặc tính chống oxy hóa của khoáng chất Mangan, đặc biệt là vai trò của chất chống oxy hóa superoxide effutase (SOD) mạnh mẽ, có thể giúp bảo vệ chống lại các gốc tự do làm hỏng các tế bào não trong hệ thần kinh.

Ngoài ra, mangan có thể liên kết với các chất dẫn truyền thần kinh và kích thích sự di chuyển nhanh hơn hoặc hiệu quả hơn của các xung điện trên khắp cơ thể người. Do đó, chức năng não có thể được cải thiện. Mặc dù duy trì hàm lượng mangan đầy đủ là cần thiết cho hoạt động của bộ não, nhưng ngược lại, hàm lượng khoáng chất quá nhiều có thể có tác động tiêu cực đến não.

Hàm lượng mangan vượt quá ngưỡng giới hạn dung nạp trên (UL) là 11 mg mỗi ngày. Việc tiêu thụ hàm lượng vượt ngưỡng như vậy có thể dẫn đến các triệu chứng run rẩy giống bệnh Parkinson.

parkinson
Việc lạm dụng mangan có thể làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh Parkinson

9. Hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp

Mangan là một yếu tố cần thiết cho các loại enzyme khác nhau, giúp các enzyme hoạt động tốt trong cơ thể. Đồng thời đóng một vai trò trong việc sản xuất thyroxine.

Thyroxine là một hormone quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cơ thể duy trì sự thèm ăn, trao đổi chất và cân nặng. Do đó, thiếu hụt mangan có thể gây ra hoặc góp phần vào tình trạng suy tuyến giáp, có thể góp phần tăng cân và mất cân bằng hormone

10. Tăng cường sản xuất collagen

Khoáng chất vi lượng, chẳng hạn như mangan, rất quan trọng trong quá trình chữa lành vết thương bằng cách tăng sản xuất collagen.

Mangan là khoáng chất cần thiết để sản xuất axit amin proline, hỗ trợ hình thành collagen và chữa lành vết thương trong các tế bào da người. Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng việc sử dụng mangan, canxi và kẽm vào các vết thương mãn tính trong 12 tuần có thể cải thiện khả năng và tốc độ hồi phục.

Collagen
Mangan còn được biết với công dụng tăng cường sản xuất collagen

11. Lưu ý

Khuyến nghị về lượng tiêu thụ đầy đủ (AI) cho Mangan là từ 1,8 đến 2,3 mg mỗi ngày. Mức AI cho trẻ em giao động tùy theo độ tuổi.

Mức dung nạp trên (UL) là 11 mg mỗi ngày cho người lớn từ 19 tuổi trở lên. Giống như kẽm, đồng, selen và sắt, mangan được coi là một kim loại nặng và việc tiêu thụ quá nhiều có thể gây nguy hiểm.

Mangan được sử dụng trong điều trị để điều chỉnh sự thiếu hụt và cân bằng kẽm, đồng. Mangan trong điều trị thường được dùng bằng đường uống nhưng cũng có thể tiêm tĩnh mạch (IV) đối với một số người thiếu hụt mạnh.

Nhiều loại thực phẩm có nhiều mangan như các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, cũng như với lượng nhỏ hơn trong các loại đậu, rau xanh và trà.

Mangan được cho là an toàn cho người lớn để tiêu thụ tới 11 mg mangan mỗi ngày. Lượng an toàn cho thanh thiếu niên từ 19 tuổi trở xuống là 9 mg mỗi ngày hoặc ít hơn. Một người khỏe mạnh với gan và thận hoạt động bình thường có khả năng bài tiết mangan dư thừa. Tuy nhiên, những người mắc bệnh gan hoặc thận cần phải thận trọng với liều lượng mangan tiêu thụ mỗi ngày.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người bị thiếu máu, thiếu sắt có thể hấp thụ nhiều mangan hơn. Mặc dù vậy, các chứng minh đã cho thấy việc tiêu thụ mangan qua thực phẩm là không đáng lo ngại bởi hàm lượng mangan có trong hầu hết thực phẩm đều ở mức an toàn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo: Healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan