Bị tiểu đường có ăn được ốc không?

Nhiều bệnh nhân tiểu đường lo ngại việc tiêu thụ hải sản nói chung và ốc nói riêng có thể gây ảnh hưởng đến mức đường huyết của họ. Tuy nhiên, thực tế ốc được coi là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và phù hợp cho những người mắc tiểu đường. Ngoài ra, để kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình, người tiểu đường cần kết hợp giữa một chế độ ăn uống lành mạnh với việc luyện tập thể dục thường xuyên.

1. Bệnh tiểu đường ăn ốc được không?

Ốc là một loại động vật thuộc nhóm thân mềm, không xương sống và được bao bọc trong một lớp vỏ vôi. Từ lâu, ốc đã trở thành một món ăn phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều người yêu thích ăn ốc bởi ốc không chỉ mang hương vị độc đáo mà còn giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh tiểu đường, việc ăn gì và nên ăn như thế nào để không làm ảnh hưởng đến mức đường huyết thực sự là một điều khá khó khăn. Nhiều người băn khoăn rằng, liệu tiểu đường có ăn được ốc không?

Hiện nay, nhiều cuộc nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nọc độc trong ốc biển có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Cụ thể, nọc độc của ốc có chứa một loại protein tự nhiên, được gọi là Con-Ins G1, hoạt động nhanh hơn insulin của con người bằng cách tránh những thay đổi cấu trúc mà insulin ở người phải trải qua.

Nọc độc của ốc có thể khởi động con đường truyền tín hiệu của các tế bào insulin ở người và giúp liên kết thành công với các thụ thể của con người. Thông thường, ốc biển sẽ sử dụng nọc độc như một loại “vũ khí” giúp chúng săn mồi bằng cách gây sốc hạ đường huyết đối phương.

Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 không thể sản xuất ra insulin và cần phải tiêm hàng ngày để kiểm soát lượng đường trong máu của mình. Do đó, với khả năng hoạt động nhanh hơn insulin ở người của nọc độc ốc, các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể tiêu thụ ốc để cải thiện khả năng sản xuất insulin cũng như hạn chế nguy cơ tăng đường huyết.

2. Các nhóm thực phẩm biển tốt cho bệnh tiểu đường

Nếu bạn không bị dị ứng, hải sản có thể trở thành một loại thực phẩm rất có giá trị trong chế độ ăn uống lành mạnh cho những người mắc tiểu đường loại 1 và loại 2.

Hải sản, hay các động vật thuỷ sinh ăn được thường bao gồm cả sinh vật nước ngọt và sinh vật đại dương. Hải sản bao gồm lớp cá sụn, cá xương, động vật thân mềm, động vật giáp xác, sứa, rùa biến, ếch, nhím biển và hải sâm. Dưới đây là các loại hải sản khác nhau và lợi ích sức khỏe tiềm năng của chúng đối với những người mắc bệnh tiểu đường:

2.1. Cá, động vật thân mềm và động vật giáp xác

Động vật giáp xác bao gồm cua, tôm hùm và tôm thông thường. Trong khi đó, động vật thân mềm thường không có xương sống và được bao bọc bởi một lớp vỏ vôi, chẳng hạn như ốc, trai và mực.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị rằng người lớn nên ăn hai bữa từ 3.5 – 4 ounce khẩu phần cá và hải sản vào mỗi tuần. Bạn nên chọn các loại hải sản có chứa nhiều axit béo omega – 3, axit docosahexaenoic (DHA) nhưng ít thuỷ ngân. Ngoài ra, phụ nữ nên tiêu thụ khoảng 500 mg axit omega – 3 từ hải sản vào mỗi ngày và 600 mg đối với nam giới.

Tiểu đường ăn ốc được không
Ốc là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường

Axit béo omega - 3 rất cần thiết, vì cơ thể con người không sản xuất ra được. Các loại cá béo là những nguồn cung cấp omega – 3 vô cùng dồi dào, chẳng hạn như cá hồi, cá thu và cá trích. Loại axit béo này có thể làm giảm mức chất béo trung tính, làm chậm sự phát triển của mảng xơ vữa động mạch, giảm nhẹ huyết áp và nguy cơ rối loạn nhịp tim.

Việc ngăn ngừa và bảo vệ tim mạch cũng là điều vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Theo nghiên cứu cho thấy, ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có khoảng 65% số người bị tử vong do bệnh tim mạch. Vì vậy, tất cả những người mắc bệnh tiểu đường cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm tỷ lệ mắc bệnh tim. Điều này bao gồm việc bổ sung thêm axit béo omega – 3 từ các loại hải sản như cá, động vật giáp xác và động vật thân mềm.

2.2. Sứa

Sứa là động vật có cấu trúc dạng sền sệt mềm và một khoang duy nhất cho tất cả các chức năng của cơ thể. Ở nhiều nơi trên thế giới, sứa được coi là một món ăn ngon. Trong một chén sứa khô cung cấp khoảng 1 gam chất béo, 3 gam protein và 5.620 mg natri.

Hiện nay, sứa đang được nghiên cứu về tiềm năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Trên thực tế, trong cơ thể của một số loài sứa có sản xuất ra một loại protein huỳnh quang màu xanh lá cây (GFP). Loại protein này gắn với các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy, giúp các nhà nghiên cứu bệnh tiểu đường hiểu được cách thức insulin được tạo ra trong cơ thể. Điều này cũng tạo tiền đề để phát triển các phương pháp điều trị mới cho bệnh tiểu đường.

2.3. Ếch

Ếch chủ yếu là động vật lưỡng cư sống dưới nước, có thân hình mảnh mai với làn da ẩm mịn và hai chân sau dài khoẻ cùng các bàn chân có màng.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2013 đã cho thấy, chất tiết ra từ da của một số loài ếch có thể giải phóng insulin và được xem là hữu ích cho việc điều trị bệnh tiểu đường loại 2.

2.4. Rong biển

Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy khi những người tiểu đường tiêu thụ rong biển thường xuyên sẽ làm giảm đáng kể lượng đường huyết lúc đói và mức đường huyết 2 giờ sau bữa ăn.

Tiểu đường ăn ốc được không
Có nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều rong biển có thể làm giảm lượng đường huyết

Khi đã giải đáp được câu hỏi, bệnh tiểu đường ăn ốc được không? Bạn có thể bổ sung ốc cùng các loại hải sản được khuyến khích vào trong chế độ ăn hàng ngày, nhằm giúp tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn.

Để biết cách điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, cũng như có chế độ ăn uống, sinh hoạt cho từng người mắc tuýp tiểu đường khác nhau, quý khách hàng có thể đặt lịch qua website của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nhận được sự hỗ trợ hiệu quả từ đội ngũ bác sĩ..

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: diabetescare.net - sciencedaily.com - diabetes.co.uk

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan