Có phải vitamin C làm tăng hấp thu sắt?

Có một số ý kiến cho rằng, vitamin C làm tăng khả năng hấp thu sắt? Vậy thực chất sự kết hợp của 2 chất này có mối liên hệ với nhau thế nào?

1. Những lợi ích cơ thể cần từ vitamin C

Trong 13 loại vitamin thiết yếu và các loại khoáng chất cơ thể cần, vitamin C luôn là chất được quan tâm chú ý nhiều nhất. Hầu hết chúng ta hiểu về vitamin C như một chất vị chua tính acid thường xuất hiện nhiều trong rau củ và trái cây. Khi bổ sung vitamin C, cơ thể chúng ta sẽ có đủ sức khỏe để chống lại những sự xâm nhập có hại đến sức khỏe.

Thông thường, vitamin C trong y học được sử dụng với cái tên hóa học acid ascorbic, ascorbyl palmitate, canxi ascorbate hay natri ascorbat. Tuy có nhiều tên gọi khác nhau nhưng tất cả đều được hiểu là vitamin C. Bạn có thể tham khảo để dễ dàng tìm ra thành phần chất này trong các sản phẩm khác nhau.

Với vai trò như chất chống oxy hóa, vitamin C luôn cần được bổ sung. Khi cơ thể bạn được hấp thụ đủ lượng vitamin C, làn da sẽ chắc khỏe căng bóng và mịn màng, đồng thời hệ miễn dịch trong cơ thể được nâng cao giúp các vi khuẩn vi rút không thể xâm nhập gây hại. Ngoài ra, sự có mặt của vitamin C còn hỗ trợ thúc thẩy quá trình trao đổi chất và tạo nên tác động tích cực cho não bộ.

Bổ sung vitamin C làm tăng hấp thu sắt là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đưa vào các đề tài khoa học. Sự có mặt của sắt trong cơ thể có vai trò quan trọng để cung cấp oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Do vậy, thiếu sắt sẽ gây ảnh hưởng và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, khi cơ thể được hấp thụ đủ sắt mọi quá trình trao đổi chất cũng diễn ra thuận lợi hơn.

uống vitamin khi đang cho con bú
Với vai trò như chất chống oxy hóa, vitamin C luôn cần được bổ sung

2. Sự tương tác của vitamin C với nguyên tố sắt

Theo lý thuyết, sắt được cơ thể hấp thụ từ thực phẩm thông qua niêm mạch ruột. Lúc này cơ thể sẽ nhận được sắt từ 2 nhóm chính đó là sắt có nguồn gốc động vật và sắt có nguồn gốc thực vật. Đây là 2 nhóm sắt tách biệt và các khả năng hoạt động khác nhau nhưng chung mục đích giảm nguy cơ thiếu sắt cho cơ thể.

  • Sắt có nguồn gốc từ động vật

Với loại sắt đến từ động vật, chúng có nguồn gốc từ hemoglobin và myoglobin. Loại sắt này được cơ thể hấp thu nhưng chịu không ít tác động không tốt bởi các nhóm thực phẩm khác bạn vô tình sử dụng cùng trong bữa ăn.

  • Sắt có nguồn gốc từ thực vật

Phần lớn chế độ ăn uống của chúng ta cung cấp nhóm sắt có nguồn gốc đến từ thực vật. Đây là một điều mà những đối tượng ăn chay rất quan tâm và sử dụng do sự tương tác giữa chất này và thực phẩm khác luôn hài hòa ít khi đối kháng nhau.

Vitamin C dưới dạng acid ascorbic sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thu sắt từ thực vật và gây nên phản ứng đảo ngược ức chế một số thực phẩm như trà, canxi và phốt phát. Vấn đề này có xu hướng giảm mạnh khi nguồn sắt cung cấp từ động vật như thịt, cá, thịt gia cầm. Khi cơ thể chúng ta hấp thụ sắt từ các loại rau xanh thì lượng acid ascorbic sẽ tăng theo lượng cơ thể được cung cấp.

Một vấn đề về an toàn thực phẩm bạn nên quan tâm đó là sự xuất hiện của các oxit sắt và hydroxit sắt. Đây là các hợp chất không hòa tan của sắt sẽ gây cản trở cho việc cơ thể hấp thu sắt.

Về phần acid ascorbic, chất này tạo ra chelate và sắt ferric với pH tính acid và hòa tantan với pH kiềm ở tá tràng. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn chưa hoàn toàn được thực hiện hoàn chỉnh do nhiều yếu tố khác nhau. Chính vì vậy chúng ta mới chỉ bước đầu ngầm hiểu rằng giữa vitamin C và sắt có sự tương tác tích cực với sức khỏe của cơ thể.

3. Nguồn thực phẩm cung cấp hàm lượng vitamin C cao cho cơ thể

Một vài nghiên cứu đã chứng minh rằng, vitamin tăng hấp thu sắt nhờ việc sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Đây là nhóm thực phẩm chúng ta thường dùng hằng ngày đặc biệt là rau xanh, trái cây nên khả năng hấp thu cũng dễ dàng hơn.

Bạn có thể ăn trái cây họ cam, quýt hay bưởi để bổ sung một lượng vitamin C mà cơ thể cần. Ngoài ra, dâu tây, ớt chuông ngọt có màu đỏ cũng rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là tốt cho bổ sung vitamin C. Cạnh đó, bạn nên ăn rau xanh có màu lá sẫm nhiều để bổ sung chất xơ đồng thời tăng thêm lượng vitamin C cho cơ thể mỗi ngày.

Nước trái cây đặc biệt là nước cam có thể tăng hệ miễn dịch đồng thời thúc đẩy cơ thể hấp thu sắt dễ hơn. Với đối tượng ăn chay trường, thực phẩm thuần chay cần được cân nhắc để đảm bảo lượng sắt cũng như vitamin C hàng ngày cho cơ thể sử dụng.

Vitamin C
Việc bổ sung vitamin C tăng hấp thụ sắt vẫn chưa hoàn toàn có đủ tài liệu chứng minh

4. Nhu cầu bổ sung vitamin C và sắt của cơ thể

Với vai trò quan trọng trong mọi hoạt động cơ thể, đôi khi chúng ta lầm nghĩ rằng cứ bổ sung càng nhiều càng tốt. Đây là một quan điểm sai lầm vì cơ thể chúng ta khi dư thừa một chất nào đó phản ứng hoá học sẽ diễn ra tạo điều kiện cho các loại bệnh nguy hiểm sinh sôi. Sau đây là chỉ tiêu bổ sung sắt và vitamin C cho bạn tham khảo.

Nhu cầu vitamin C cho cơ thể:

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi cần cung cấp 40 mg vitamin C mỗi ngày;
  • Trẻ nhỏ từ 7 tháng tới 1 tuổi cần cung cấp 50 mg vitamin C mỗi ngày;
  • Các bé từ 1 tuổi đến 3 tuổi cần cung cấp 15 mg vitamin C mỗi ngày;
  • Các bé từ 4 tuổi đến 8 tuổi cần cung cấp 25 mg vitamin C mỗi ngày;
  • Trẻ em trong độ tuổi từ 9 đến 13 cần cung cấp 45 mg vitamin C mỗi ngày;
  • Trẻ vị thành niên trong độ tuổi từ 14 đến 18 cần cung cấp 65 - 75 mg vitamin C mỗi ngày phân theo giới tính;
  • Người trưởng thành trên 19 tuổi cần cung cấp 75 đến 90 mg vitamin C mỗi ngày phân theo giới tính;
  • Phụ nữ đang mang thai: Từ 14 đến 18 tuổi cần cung cấp 80 mg vitamin C , trên 19 tuổi cần cung cấp 85 mg vitamin C mỗi ngày;
  • Phụ nữ đang cho con bú: Từ 14 đến 18 tuổi cần cung cấp 115 mg vitamin C , trên 19 tuổi cần cung cấp 120 mg vitamin C mỗi ngày;
  • Người hút thuốc lá dù chủ động hay thụ động nên bổ sung vitamin C nhiều hơn người không dùng 35 mg mỗi ngày.

Nhu cầu sắt cho cơ thể:

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi cần cung cấp 0,27 mg sắt mỗi ngày;
  • Trẻ nhỏ từ 7 tháng tới 1 tuổi cần cung cấp 11 mg sắt mỗi ngày;
  • Các bé từ 1 tuổi đến 3 tuổi cần cung cấp 7 mg sắt mỗi ngày;
  • Các bé từ 4 tuổi đến 8 tuổi cần cung cấp 10 mg sắt mỗi ngày;
  • Trẻ em trong độ tuổi từ 9 đến 13 cần cung cấp 8 mg sắt mỗi ngày;
  • Trẻ vị thành niên trong độ tuổi từ 14 đến 18 cần cung cấp 11 - 15 mg sắt mỗi ngày phân theo giới tính;
  • Người trưởng thành từ 19 tuổi đến 50 tuổi cần cung cấp 8 đến 18 mg sắt mỗi ngày phân theo giới tính;
  • Người cao tuổi trên 51 cần cung cấp 8 mg sắt mỗi ngày;
  • Phụ nữ đang mang thai cần cung cấp 27 mg vitamin C mỗi ngày;
  • Phụ nữ đang cho con bú : từ 14 đến 18 tuổi cần cung cấp 10 mg sắt , trên 19 tuổi cần cung cấp 9 mg sắt mỗi ngày.

5. Nhận định vấn đề vitamin C làm tăng hấp thụ sắt

Cho đến nay, việc bổ sung vitamin C tăng hấp thụ sắt vẫn chưa hoàn toàn có đủ tài liệu chứng minh. Tuy nhiên, đó không phải là nguyên nhân mà chúng ta phủ nhận rằng vitamin C giúp cơ thể tránh khỏi nguy cơ thiếu máu thiếu sắt.

Một vài nghiên cứu đánh giá tương quan đã phần nào tìm ra mối liên hệ của việc bổ sung vitamin C giúp tăng khả năng hấp thụ sắt. Quá trình này được cho là sự có mặt của vitamin C là tăng tính acid trong dạ dày nên dễ tạo ra phản ứng với sắt hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, pubmed.ncbi.nlm.nih.gov, foodinsight.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan