Cơ thể ra sao nếu thừa canxi?

Canxi có vai trò quan trọng đối với các bộ phận trong cơ thể như xương, hệ thần kinh, cơ bắp và hệ miễn dịch... Tuy nhiên, nếu thừa canxi quá nhiều sẽ gây ra các bệnh rất nguy hiểm như sỏi thận, cường giáp, rối loạn tiêu hóa...

1. Vai trò của canxi

Canxi là thành phần quan trọng nhất, chiếm khoảng 70% trọng lượng xương, giúp xương phát triển, tăng trưởng chiều cao. Đối với hệ thần kinh, canxi tham gia vào hoạt động của tuyến yên, đảm bảo sự dẫn truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh với nhau và giữa tế bào thần kinh với các tế bào khác.

Canxi rất quan trọng đối với vận động của cơ bắp, cơ tim, cơ trơn giúp duy trì nhịp đập của tim, sự đông đặc của máu và hoạt động chuyển hóa của các cơ quan. Ngoài ra, canxi còn tham gia vào quá trình tiêu diệt những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Thừa canxi
Canxi là thành phần quan trọng nhất, chiếm khoảng 70% trọng lượng xương.

2. Thiếu canxi gây bệnh gì?

Canxi có vai trò rất quan trọng như Vitamin D3 giúp hỗ trợ việc hấp thu canxi và chuyển hóa vào cơ thể. Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời để cơ thể tự tổng hợp vitamin D3 để bổ sung canxi. Vì vậy, thiếu canxi khiến cho trẻ bị còi xương, chậm lớn ngay cả khi đã bước vào tuổi dậy thì, còn đối với người lớn tuổi sẽ gây loãng xương và các bệnh liên quan đến xương khớp, đặc biệt là phụ nữ vào giai đoạn mãn kinh.

Nguyên nhân chủ yếu là do suy dinh dưỡng hoặc thiếu do rối loạn chuyển hóa canxi hoặc cơ thể khó hấp thu. Những dấu hiệu dễ dàng thấy như xương, răng yếu, móng tay giòn, dễ gãy, hệ miễn dịch suy yếu, mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ.

3. Bổ sung canxi như thế nào?

Bổ sung canxi cho người có nhu cầu canxi tăng cao như phụ nữ có thai và cho con bú giúp hỗ trợ xương và răng chắc khỏe. Cung cấp canxi đầy đủ sẽ hỗ trợ trẻ tăng cường phát triển, phòng chống còi xương cũng như chống loãng xương ở người lớn tuổi. Các loại thực phẩm giàu canxi là cua đồng, rạm tươi, tôm, tép, các loại ốc, cá tươi, sò đậu... Những thực phẩm giàu canxi này cung cấp canxi hữu cơ dễ hấp thu.

Một số loại rau nhiều canxi như rau răm, mộc nhĩ, cần tây. Một số trường hợp hấp thu canxi kém cần phải bổ sung qua đường uống. Lượng canxi cần hấp thu vào cơ thể trong một ngày thay đổi phụ thuộc giới tính nam hay nữ và tùy theo trẻ em hay người lớn. Do đó, bổ sung canxi bằng cách ăn những thực phẩm chứa hàm lượng canxi là vừa đủ, đúng cách và đúng khoa học. Mặt khác, để cung cấp đầy đủ lượng canxi thì cũng nên tăng cường vận động, tập thể dục buổi sáng, uống sữa, ăn uống đầy đủ không bỏ bữa.

Thừa canxi
Bổ sung canxi bằng cách ăn những thực phẩm chứa hàm lượng này.

4. Thừa canxi gây bệnh gì?

Thừa canxi cũng khiến cho trẻ mắc các căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nhu cầu canxi của trẻ sơ sinh bình thường là 300mg mỗi ngày, 500mg khi trẻ 9 tháng tuổi. Khi dùng quá 2000mg canxi kèm với 1000 mg vitamin D đối với các bé dưới 1 tuổi, trẻ sẽ bị thừa canxi gây cảm giác khát nước, đi tiểu nhiều hơn, táo bón hoặc đi ngoài, nôn mửa, rối loạn nhịp tim, mệt mỏi, chán ăn, xương cốt hóa sớm có thể bị thấp chiều cao, canxi hóa động mạch

Thừa canxi gây bệnh cường giáp: Nếu tuyến cận giáp bị kích thích do thiếu canxi, tuyến cận giáp phải liên tục tiết nhiều hormone làm cho chức năng tuyến cận giáp làm việc vượt quá giới hạn và không còn kiểm soát được nồng độ canxi trong máu nữa, nồng độ canxi trong máu lúc này tăng cao dẫn đến loạn nhịp tim buộc tuyến giáp phải tiết ra hormone để giảm nồng độ canxi trong máu và chuyển lượng canxi thừa đó ra ngoài. Các tuyến cận giáp có trách nhiệm kiểm soát lượng canxi và phospho trong cơ thể. Khi hormon tuyến cận giáp được sản xuất với số lượng lớn, có nguy cơ cao mắc bệnh cường giáp do thừa canxi.

  • Thừa canxi gây các bệnh tim mạch: Rối loạn canxi máu và rối loạn nhịp tim. do lượng canxi lớn giải phóng nhiều hormon khác nhau gây ra những cơn đau tim ảnh hưởng đến hệ tim mạch.
  • Thừa canxi làm cơ thể giảm hấp thu chất dinh dưỡng: Thừa canxi sẽ gây thiếu sắt và kẽm làm giảm hoạt động của cơ thể gây hạ huyết áp và nhịp tim không đều ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của các tế bào
  • Thừa canxi gây bệnh sỏi thận: Khi cơ thể dư canxi sẽ được đào thải qua nước tiểu gây quá tải cho thận làm vôi hóa nguy cơ của sỏi niệu quản, sỏi thận. Bệnh cần được điều trị kịp thời nếu không sẽ có hậu quả nghiêm trọng.
  • Thừa canxi gây bệnh rối loạn tiêu hóa: Khi ăn uống không còn ngon miệng, đau bụng, tiêu chảy, có khi bị táo bón là có thể do bổ sung canxi quá nhiều

Như vậy, canxi là thành phần không thể thiếu trong sự phát triển toàn diện của trẻ ngay từ lúc chào đời. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi nên bú sữa mẹ hoàn toàn, canxi sẽ được lấy từ sữa mẹ. Với trẻ trên 6 tháng tuổi ngoài sữa mẹ có thể bổ sung canxi thông qua chế độ ăn uống hằng ngày với các sản phẩm chứa nhiều canxi như sữa tươi, pho mát, rau xanh như bông cải xanh, cải xoăn vì chúng giàu canxi rất tốt cho sự phát triển của trẻ.

Cho trẻ tắm nắng để bổ sung vitamin D giúp trẻ hấp thụ canxi tốt hơn để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên cũng cân nhắc, tìm hiểu và hỏi ý kiến chuyên gia để tránh trường hợp bổ sung quá nhiều gây thừa canxi dễ dàng mắc những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

42.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan