Điều trị suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nội trú Hồ Thị Hồng Tho - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em ngày càng tăng. Bệnh cần được phát hiện kịp thời để chữa trị sớm và hiệu quả, nếu không sẽ dẫn tới nguy hiểm tính mạng.

1. Suy dinh dưỡng cấp tính là gì?

Suy dinh dưỡng cấp tính là tình trạng bệnh lý mà cơ thể không nhận đủ năng lượng và đạm theo nhu cầu do cung cấp thiếu hoặc do bệnh lý, gây tình trạng trẻ bị giảm cân nhanh còi cọc hoặc bị phù.

Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính, nguy cơ tử vong cao gấp từ 5- 20 lần so với trẻ bình thường và có thể là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong ở trẻ hoặc có thể đóng vai trò gián tiếp làm tăng nhanh nguy cơ tử vong ở những trẻ bị mắc các bệnh phổ biến như tiêu chảyviêm phổi.

2. Điều trị suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ

Để điều trị suy dinh dưỡng cấp tính cần xem xét mức độ, có 3 mức độ suy dinh dưỡng: mức độ suy dinh dưỡng nhẹ, suy dinh dưỡng vừa, suy dinh dưỡng nặng.

Điều trị suy dinh dưỡng cấp tính có 3 loại: Điều trị nội trú, điều trị ngoại trú, điều trị duy trì. Ngoài ra điều trị còn tùy thuộc vào sự xuất hiện của các biến chứng cũng như mức độ của bệnh suy dinh dưỡng cấp tính.

Dấu hiệu của suy dinh dưỡng
Tùy thuộc vào tình trạng của trẻ để có phương án điều trị phù hợp

2.1 Điều trị nội trú

Suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ có biến chứng, bệnh lý rơi vào tình trạng nặng không đáp ứng được điều trị ngoại trú thì sẽ được điều trị nội trú ở bệnh viện. Điều trị nội trú được chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn cấp cứu cho trẻ khi rơi vào tình trạng cấp tính, bị tổn thương nặng. Ở trường hợp này trẻ sẽ bị hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, rối loạn điện giải, nhiễm khuẩn, thiếu vi chất dinh dưỡng. Khi vào cấp cứu trẻ sẽ được bác sĩ điều trị các bước như sau:

  • Bước 1: Điều trị hạ đường huyết đặc biệt thận trọng khi sử dụng đường tĩnh mạch cho trẻ.
  • Bước 2: Điều trị hạ thân nhiệt đảm bảo cho trẻ đủ ấm, sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị.
  • Bước 3: Điều trị mất nước sử dụng chế phẩm, hạn chế bù dịch bằng cách truyền qua tĩnh mạch.
  • Bước 4: Điều chỉnh cân bằng điện giải sử dụng chế phẩm bù nước có hàm lượng Na thấp, thức ăn nên ăn nhạt.
  • Bước 5: Điều trị nhiễm khuẩn trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính thường bị nhiễm khuẩn gây sốt, khi trẻ nhiễm khuẩn sử dụng kháng sinh
  • Bước 6: Điều chỉnh thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng bổ sung các chất dinh dưỡng như sắt, vitamin A, C.

Giai đoạn chuyển tiếp cho trẻ suy dinh dưỡng cấp tính là giai đoạn trước khi chuyển bệnh nhân sang điều trị ngoại trú, nhằm quản lý hiệu quả việc đưa trẻ sang giai đoạn phục hồi, cho trẻ sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị.

vitamin C
Bổ sung các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ

2.2. Điều trị ngoại trú

Điều trị ngoại trú khi trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng nhưng không có biến chứng, điều trị được thực hiện tại tuyến y tế cơ sở. Trẻ được sử dụng thuốc, bao gồm thuốc kháng sinh và sử dụng chế phẩm RUTF(chế phẩm dinh dưỡng đặc trị ăn liền).

2.3. Điều trị duy trì

Suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ có tình trạng nhẹ không có biến chứng. Trẻ được bổ sung năng lượng và các chất dinh dưỡng có thể thiếu trong bữa ăn. Việc điều trị này trẻ sẽ được tiêm chủng, tẩy giun. Ngoài ra trẻ được kiểm tra cân nặng, chiều cao, được tư vấn chăm sóc sức khỏe.

Cho trẻ uống thuốc tẩy giun
Cho trẻ uống thuốc tẩy giun định kỳ

3. Các biện pháp phòng bệnh suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ

  • Tăng cường giáo dục truyền thông để cải thiện chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em.
  • Tư vấn, chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và các bà mẹ đang cho con bú.
  • Tư vấn, thực hành cho trẻ ăn bổ sung theo khuyến nghị.
  • Hướng dẫn chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị mắc bệnh kém phát triển còi cọc.
  • Tiêm chủng đầy đủ theo lịch.
  • Bổ sung sắt, vitamin phòng chống thiếu máu cho phụ nữ mang thai và trẻ em.

Ngoài ra, để phòng chống và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, cha mẹ nên bổ sung các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất cho con. Đồng thời, các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể cũng có thể áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy, cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan