Bị mụn thời kỳ mãn kinh

Mụn trứng cá xuất hiện trong thời kỳ mãn kinh có vẻ lạ với nhiều người phụ nữ vì vấn đề này thường liên quan đến tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, hiện nay nó phổ biến hơn bạn nghĩ rất nhiều và một số phụ nữ phải chịu đựng tình trạng này ngay ở tuổi trung niên, mặc dù họ chưa từng bị mụn trứng khi còn trẻ. Vậy thực chất tình trạng này là gì và cách trị mụn thời kỳ mãn kinh như thế nào?

1. Mụn thời kỳ mãn kinh là gì ?

Trước đây, không ít người đã biết về ảnh hưởng của hormone (nội tiết tố nữ) đối với mụn trứng cá và mọc mụn ở thời kỳ mãn kinh cũng không ngoại lệ. Hãy nhớ rằng trong những năm tuổi thiếu niên, sự gia tăng hormone (và sự dao động của chúng) dẫn đến sự gia tăng sản xuất bã nhờn, từ đó thúc đẩy làm lỗ chân lông bị tắc và đôi khi hình thành mụn viêm, đây còn được gọi là mụn hormone.

Mụn xuất hiện thời kỳ mãn kinh cũng là một loại mụn hormone. Trong những năm trước thời kỳ mãn kinh (được gọi là tiền mãn kinh), nồng độ Hormone Estrogenprogesterone bắt đầu giảm nhanh chóng. Điều này dẫn đến sự gia tăng nội tiết tố androgen như Testosterone, có thể tồn tại sau khi mãn kinh, một tình trạng được gọi là cường nội tiết tố sau mãn kinh. Sự mất cân bằng có thể dẫn đến một số vấn đề như mụn, rậm lông (hay còn gọi là lông thừa quanh miệng và cằm), rụng tóc...

Vậy thời kỳ mãn kinh có những triệu chứng gì khác? Ngoài hình thành mụn, phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh còn có thể gặp phải những triệu chứng như:

Bạn vẫn có thể bị mụn trong thời kỳ mãn kinh ngay cả khi bạn đang sử dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT) để giảm bớt các triệu chứng mãn kinh. Điều này là do một trong những phương pháp này sử dụng một lượng hormone Progestin để thay thế Estrogen và Progesterone mà cơ thể mất đi. Đưa hormone Progestin vào hệ thống có thể khiến da bạn dễ nổi mụn hơn.

2. Mụn thời kỳ mãn kinh sẽ như thế nào ?

Mặc dù tất cả mụn trứng cá đều bắt đầu từ lỗ chân lông bị tắc, nhưng thường có sự khác biệt rõ rệt giữa mụn ở tuổi thiếu niên và thời kỳ mãn kinh. Bạn có thể nhớ lại rằng mụn trứng cá ở thanh thiếu niên có xu hướng xuất hiện dọc theo vùng chữ T như trán, mũi và cằm, do tuyến bã nhờn ở đó tập trung nhiều hơn. Ngược lại, mụn thời kỳ mãn kinh có một số đặc điểm khác như mụn bọc, sâu và xuất hiện xung quanh cằm và quai hàm.

Ngoài ra, nếu nồng độ testosterone cao hơn so với Estrogen, thì quá trình sản xuất bã nhờn trên da có thể tăng lên. Điều này có thể dẫn đến mụn trong thời kỳ mãn kinh thường tạo ra mụn đầu trắng, hoặc nhiều nốt mụn dạng nang dưới da.

3. Các yếu tố nguy cơ

Nghiên cứu cho thấy khoảng 26% phụ nữ ở độ tuổi 40 và 15% phụ nữ ở độ tuổi 50 bị mụn. Lý do chính xác tại sao một số phụ nữ bị mụn trứng cá trong thời kỳ mãn kinh vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên các nghiên cứu đã gợi ý một số yếu tố nguy cơ có thể tác động lên sự hình thành của mụn trong thời kỳ này như:

  • Hoạt động của buồng trứng và tuyến thượng thận: Nồng độ Estrogen, Progesterone và Testosterone được tiết ra trong suốt thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh khác nhau ở mỗi phụ nữ.
  • Sự nhạy cảm với các thụ thể Androgen: một số phụ nữ có thể nhạy cảm hơn với các Androgen được gọi là DHEAS, có thể làm tăng tính nhạy cảm với mụn.
  • Các yếu tố về lối sống như căng thẳng, thực phẩm có chỉ số đường cao, sử dụng mỹ phẩm, hút thuốc, thiếu ngủ và tiếp xúc với tia cực tím đều có liên quan đến việc tăng nguy cơ hình thành mụn ở thời kỳ mãn kinh.
  • Hệ vi sinh vật của da: Nghiên cứu mới cho thấy rằng mụn xảy ra khi hệ vi khuẩn trên da bị mất cân bằng, làm số lượng vi khuẩn có hại tăng lên gây mụn.
  • Miễn dịch: Một số phụ nữ có phản ứng miễn dịch mạnh hơn người bình thường, dẫn đến sự gia tăng mụn viêm.
  • Các bệnh lý như như hội chứng buồng trứng đa nang hoặc khối u tiết androgen có thể phá vỡ sự cân bằng nội tiết tố.
  • Di truyền học: Tiền sử gia đình có mẹ, chị em gái bị mụn trong thời kỳ mãn kinh làm tăng nguy cơ.

4. Cách trị mụn thời kỳ mãn kinh

4.1. Sử dụng thuốc

Các sản phẩm không kê đơn (OTC) thường không thành công trong quá trình điều trị mụn thời kỳ mãn kinh, trừ khi mụn do nội tiết tố của bạn nhẹ. Điều này là do mụn do nội tiết tố thường hình thành sâu dưới da, ngoài tầm điều trị của hầu hết các loại thuốc bôi. Các loại thuốc uống có thể hoạt động từ trong ra ngoài để cân bằng nội tiết tố của bạn và làm sạch da. Các lựa chọn phổ biến bao gồm thuốc tránh thai và thuốc kháng nội tiết tố nam.

Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai đường uống được sử dụng đặc biệt để điều trị mụn thời kỳ mãn kinh thường chứa Ethinylestradiol cộng với một trong các chất sau:

Thuốc tránh thai đường uống không nên được sử dụng nếu bạn có tiền sử bị cục máu đông, huyết áp cao hoặc ung thư vú...

Thuốc kháng Androgen

Thuốc kháng Androgen hoạt động bằng cách giảm nội tiết tố nam Testosterone. Cả đàn ông và phụ nữ đều có nồng độ tự nhiên hormone này trong cơ thể. Tuy nhiên, quá nhiều tăng Testosterone ở thời kỳ mãn kinh có thể góp phần gây ra các vấn đề về mụn.

Spironolactone là một thuốc thường được sử dụng để điều trị huyết áp cao, nhưng nó cũng có tác dụng kháng androgen. Nói cách khác, nó có thể ngăn cơ thể sản xuất nhiều androgen - Testosterone hơn và cho phép mức độ hormone của bạn ổn định vào thời kỳ mãn kinh.

Điều trị mụn ở mức độ nhẹ

Nếu mụn thời kỳ mãn kinh của bạn chỉ bị ở mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng các loại thuốc dưới đây trong quá trình Skincare:

  • Salicylic Acid Cleanser: tẩy tế bào chết và thâm nhập vào lỗ chân lông để loại bỏ bã nhờn dư thừa và da chết.
  • BP Lotion: benzoyl peroxide tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trứng cá chịu trách nhiệm cho các nốt sần và u nang.
  • Retinol Serum: tăng tốc độ tái tạo tế bào, làm giảm khả năng da chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông và cũng thúc đẩy làn da đều màu hơn.
  • Kem dưỡng ẩm cho da mặt: giữ cho làn da nhạy cảm ở thời kỳ mãn kinh được cân bằng, bảo vệ da khỏi tác động làm khô của việc điều trị mụn trứng cá.
  • Niacinamide: một loại gel có thể giúp giảm mụn đỏ, sưng tấy và sản xuất dầu.

4.2. Điều trị bằng phương pháp tự nhiên

Trong một số trường hợp, các lựa chọn điều trị dựa trên các chiết xuất từ thực vật có thể được sử dụng để loại bỏ mụn mãn kinh mức độ nhẹ. Các phương pháp điều trị tự nhiên thường không có tác dụng phụ, nhưng chúng có thể không hiệu quả bằng việc sử dụng thuốc. Nghiên cứu về các phương pháp này còn thiếu và tại thời điểm này chưa được chứng minh là mang lại kết quả cao. Trao đổi với bác sĩ của bạn về những rủi ro tiềm ẩn và để đảm bảo việc điều trị không tương tác với bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng.

Dầu cây trà

Dầu cây trà hoạt động bằng cách giảm viêm, từ đó giảm các yếu tố gây ra mụn. Một nghiên cứu cho thấy rằng dùng dầu cây trà bôi ngoài da làm giảm các triệu chứng ở những người bị mụn ở mức độ nhẹ đến trung bình. Dầu cây trà có sẵn trong nhiều sản phẩm chăm sóc da, chẳng hạn như sữa rửa mặt và toner. Bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu trà như một phương pháp điều trị tại chỗ.

Bạn nên pha loãng tinh dầu trà với dầu dẫn trước khi sử dụng. Các loại dầu dẫn phổ biến bao gồm dừa, jojoba và ô liu. Nguyên tắc chung là thêm khoảng 12 giọt dầu dẫn vào mỗi 1 – 2 giọt tinh dầu trà.

Điều quan trọng nữa là phải thực hiện kiểm tra trên da trước khi sử dụng tinh dầu trà pha loãng. Để bảo đảm an toàn, hãy thoa dầu pha loãng vào mặt trong cẳng tay của bạn. Nếu bạn không gặp phải bất kỳ kích ứng hoặc viêm nhiễm nào trong vòng 24 giờ, thì bạn có thể yên tâm áp dụng ở mặt.

Axit alpha hydroxy

Axit alpha hydroxy (AHA) là một dạng axit thực vật có nguồn gốc chủ yếu từ các loại trái cây họ cam quýt. Axit alpha hydroxy (AHA) có thể giúp loại bỏ các tế bào da chết dư thừa làm tắc nghẽn lỗ chân lông, đồng thời giúp giảm thiểu sự xuất hiện của sẹo mụn. Axit alpha hydroxy (AHA) có thể được tìm thấy trong nhiều loại mặt nạ và kem OTC. Cũng như retinoids, Axit alpha hydroxy (AHA) có thể làm tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời của da bạn. Bạn nên thoa kem chống nắng khi sử dụng các sản phẩm có Axit alpha hydroxy (AHA).

Trà xanh

Trà xanh được biết đến với tác dụng giảm viêm trong cơ thể. Để có cách tiếp cận toàn diện hơn, hãy cân nhắc uống một vài cốc trà xanh mỗi ngày bên cạnh việc thực hành chế độ chăm sóc da tại chỗ của bạn. Ngoài ra, các loại kem và gel chứa ít nhất 2% chiết xuất trà xanh có thể có lợi cho việc điều trị.

5. Dự phòng

Các biện pháp dưới đây có thể giúp bạn dự phòng được tình trạng mụn thời kỳ mãn kinh:

  • Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc thực vật chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm và thúc đẩy làn da sáng hơn. Axit béo omega-3 cũng có thể làm giảm viêm da.
  • Hạn chế sử dụng thức ăn nhiều đường, Carbs tinh chế, sản phẩm từ sữa, thịt đỏ...
  • Tránh rửa mặt quá nhiều lần trong ngày, tránh trang điểm quá nhiều hoặc sử dụng quá nhiều sản phẩm chăm sóc da cùng một lúc.
  • Không sờ, chạm trên mụn.
  • Giảm căng thẳng, lo âu.
  • Sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya...
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá...

Mụn không chỉ là một vấn đề khổ sở của các bạn nữ trẻ mà còn là một tình trạng nghiêm trọng với không ít phụ nữ trưởng thành, đặc biệt là những người đã bước qua giai đoạn mãn kinh. Hiện nay, có rất nhiều biện pháp giúp điều trị cũng như dự phòng tình trạng này và đã cho được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, khi phát hiện bất kỳ những khó chịu trên làn da của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ da liễu để được tư vấn cũng như cùng nhau đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan