Chọn kem chống nắng: Ngoài chỉ số SPF, vì sao cần chú ý chỉ số PA?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng - Bác sĩ Da liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Có 2 hệ thống được sử dụng để đo lường khả năng bảo vệ của kem chống nắng khỏi tia UV, là SPF (sun protection factor - định mức đo lường khả năng chống lại tia UV) và PA (protection grade of UVA - chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA. Hiểu biết về chỉ số SPF và PA là gì sẽ giúp bạn lựa chọn loại kem chống nắng phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân hơn.

1. Chỉ số PA kem chống nắng là gì?

PA (protection grade of UVA) là chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA của kem chống nắng được Hiệp hội mỹ phẩm Nhật Bản công bố năm 1996. Đây là một hệ thống điểm bảo vệ da khỏi tia UVA độc lập. Chỉ số PA có ý nghĩa là khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA. Để xác định chỉ số PA, các nhà nghiên cứu đã dựa trên thử nghiệm đo độ tối sắc tố liên tục của da.

Thử nghiệm thực hiện bằng cách sử dụng bức xạ tia UVA để gây rám nắng trong thời gian dài cho da. Sau đó, làn da của mỗi người sẽ được phân tích và ghi lại thời gian làn da trở nên sậm màu hơn, so sánh kết quả giữa làn da không được bảo vệ và được bảo vệ theo từng cấp độ. Từ đó, các kết quả làm đen sắc tố dai dẳng (PPD- Persistent pigment darkening) được tổng hợp lại và đơn giản hóa thành thước đo cho chỉ số PA:

  • Nếu PPD của một sản phẩm có kết quả 2 - 4, thì PA = PA +;
  • Nếu PPD của một sản phẩm có kết quả 4 - 8, thì PA = PA ++;
  • Nếu PPD của một sản phẩm có kết quả 8 - 16, thì PA = PA +++;
  • Nếu PPD của sản phẩm có kết quả > 16, PA = PA ++++.

Cuối cùng, các nhà sản xuất ứng dụng xếp hạng PA trên nhãn kem chống nắng, biểu hiện thành:

  • Có khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA = PA +;
  • Bảo vệ da khỏi tia UVA vừa phải = PA ++;
  • Bảo vệ da khỏi tia UVA cao = PA +++;
  • Bảo vệ da khỏi tia UVA cực cao = PA ++++.

2. Phân tích chỉ số PA của kem chống nắng

So với SPF, có một số hạn chế đối với thử nghiệm PPD - làm đen sắc tố dai dẳng , trong xếp loại PA như sau:

  • Giá trị PPD không được tiêu chuẩn hóa ở tất cả các quốc gia và thay đổi tùy theo khu vực. Nhìn chung, càng nhiều dấu cộng, càng có nhiều khả năng bảo vệ khỏi tia UVA.
  • Không có thỏa thuận về cách đạt được giá trị PA vì cách đo là đo tia UVA làm đen da không đồng đều. Trên thực tế, không phải tất cả da đều chuyển sang màu nâu do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc ở cùng một tỷ lệ, điều đó có nghĩa là đánh giá không nhất quán.
  • Cũng khó xác định sự khác biệt về khả năng chống nắng giữa PPD 20 và PPD 40, cả 2 đều được xếp hạng là PA +++ hoặc PA ++++. Vào năm 2013, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã thay đổi Hệ thống xếp hạng PA để đưa chỉ số bảo vệ cao nhất mới lên PA ++++. Xin lưu ý, không phải tất cả các quốc gia đều đã nâng cấp để bao gồm PA ++++. Một số chỉ công nhận PA +++ là khả năng bảo vệ khỏi tia UVA cao nhất hiện có.
  • Có rất nhiều nhầm lẫn về ý nghĩa thực sự của PA. Nói cách khác, không ai biết xếp hạng PA kéo dài bao lâu từ người này sang người khác khi sử dụng trong thực tế.

3. Xếp hạng PA so với SPF của kem chống nắng

Khi cần quan tâm chỉ số PA kem chống nắng là gì, bạn chỉ cần nhớ PA xếp hạng mức độ hiệu quả của kem chống nắng trong việc bảo vệ da khỏi tia UVA. Trong khi đó, hệ số bảo vệ chống nắng (SPF) đo lường mức độ hiệu quả của kem chống nắng trong việc bảo vệ da khỏi tia UVB. Sản phẩm có SPF 30 che chắn được khoảng 97% tia UVB. Tuy nhiên, nói chung, giá trị SPF càng cao thì giá trị PA càng cao. Trung bình phải mất 10 - 20 phút sau khi tiếp xúc với ánh nắng thì da mới bị bỏng. Điều này có nghĩa là một sản phẩm có chỉ số SPF 15 sẽ giữ cho làn da của bạn không bị bỏng rát lâu hơn gấp 15 lần so với không có chống nắng, tương đương với 150 -300 phút bảo vệ. Đó là lý do vì sao sau một vài giờ, bạn cần thoa lại kem chống nắng.

Các loại tia UV có thể gây nguy hại cho làn da là:

  • UVA: Tia UV có bước sóng dài và năng lượng thấp hơn đi sâu vào da và gây ra những tổn thương lâu dài như nếp nhăn.
  • UVB: Tia UV có bước sóng ngắn và năng lượng mạnh hơn tấn công bề mặt da và gây ra những tổn thương tức thì như cháy nắng.

Trong thí nghiệm ngẫu nhiên, quá trình xác định chỉ số SPF trên kem chống nắng tương tự như cách xác định PA. Thử nghiệm được dựa trên da người định hình trước trong phòng thí nghiệm và trên test làm tối sắc tố liên tục (PPD). Dù vậy, kiểm tra chỉ số SPF trên kem chống nắng có thể trông như mang tính khoa học hơn một chút vì da có thể dễ dàng tái tạo hơn. Điều quan trọng là cả 2 hệ thống đều mang tính chủ quan.

4. Ngoài chỉ số SPF, vì sao cần chú ý chỉ số PA?

Kiểm tra SPF của một sản phẩm được giới thiệu là có khả năng chống nắng cho da sẽ dễ thực hiện hơn, và cũng khoa học hơn. Mặc dù yếu tố PA + mang tính chủ quan hơn, chỉ số này lại được sử dụng khá nhiều ở thị trường châu Á. Lúc này, quá trình kiểm tra PPD là những bằng chứng khác nhau cho thấy rằng chúng có hiệu quả và sử dụng sản phẩm có hệ số PA + cao thì đem lại hiệu quả bảo vệ da tốt hơn khi lựa chọn kem chống nắng.

Bên cạnh đó, khi chọn kem chống nắng, bạn cũng không nên chỉ dựa trên 2 chỉ số trên mà còn phải tìm hiểu về các đặc tính khác của sản phẩm. Kem chống nắng có kết cấu dạng kem nhẹ sẽ đem lại tính mượt mà và độ bám lâu trên da tốt hơn. Một số sản phẩm còn có tác dụng dưỡng da mềm mịn và nâng tông da sáng, không gây bóng dầu hay tan trong nước, góp phần ngăn ngừa lão hoá da, nám sạm, đốm nâu trên da.

Ngoài ra, biết cách sử dụng kem chống nắng cũng rất quan trọng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Cần thoa đều sản phẩm lên da trước khi ra nắng tốt nhất tối thiểu 20 phút. Không chỉ vậy, xây dựng thói quen dùng kem chống nắng hàng ngày là điều cần thiết để làn da được bảo vệ tốt nhất. Đồng thời, sau khi tắm hoặc ra mồ hôi nhiều, cũng cần thoa lại kem chống nắng để có hiệu quả tốt hơn.

Tóm lại, các nhãn hiệu của kem chống nắng có thể gây nhầm lẫn và bối rối cho người tiêu dùng khi lựa chọn kem chống nắng. Các chỉ số biểu hiện là tùy vào nhà sản xuất, với chỉ số SPF chỉ đo khả năng bảo vệ khỏi tia UVB, trong khi chỉ số PA chỉ đo lường khả năng bảo vệ khỏi tia UVA. Tuy nhiên, điều quan trọng là luôn chọn kem chống nắng bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB. Như vậy, biết cách chọn kem chống nắng và sử dụng hiệu quả là một trong các bí quyết để giữ làn da khỏe mạnh, luôn tươi trẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan