Hiểu rõ các thành phần trong mỹ phẩm của bạn

Cho dù bạn là người mới bắt đầu hoặc chuyên gia sử dụng mỹ phẩm thì đều nên đặt nhiều mối quan tâm đến các thành phần trong mỹ phẩm. Việc hiểu rõ các thành phần có trong các sản phẩm này sẽ giúp đạt hiệu quả tối đa quá trình chăm sóc và làm đẹp làn da. Đồng thời giảm thiểu những rủi ro không mong muốn.

1. Các thành phần làm đẹp ở Hoa Kỳ được quy định như thế nào?

Thực tế các thành phần làm đẹp trong mỹ phẩm đều được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) quản lý. Có hai luật quốc hội mà FDA sử dụng để điều chỉnh việc ghi nhãn mỹ phẩm:

1.1. Luật dán nhãn mỹ phẩm

Quy định về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm Liên bang: Luật này xác định các điều khoản, quy định và mục đích sử dụng của một thành phần. Tuy nhiên, mục đích của nó đối với quy định nhãn là dành riêng cho việc cấm các thành phần “bị pha trộn hoặc ghi nhãn sai”, chất phụ gia tạo màu không an toàn hoặc các chất độc hại. Về cơ bản, điều này có nghĩa là các công ty mỹ phẩm không được phép cố ý sử dụng các thành phần có hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Quy định về Đóng gói và Ghi nhãn: Mục đích chính của luật này cho phép FDA giám sát tất cả việc ghi nhãn đều cung cấp cho người tiêu dùng thông tin thành phần chính xác. Tuy nhiên, FDA để cho các công ty kiểm tra và đảm bảo rằng sản phẩm của họ an toàn.

Hiện tại, Hoa Kỳ chỉ cấm 11 thành phần nghi ngờ có thể gây hại trong mỹ phẩm. Ngược lại, Liên minh Châu Âu đã cấm hơn 2.400 thành phần có khả năng gây hại sử dụng trong mỹ phẩm.

Điều này có nghĩa rằng việc kiểm soát các thành phần của mỹ phẩm như: sơn móng tay, son môi, nước hoa, kem dưỡng ẩm và dầu gội đầu... các nhà sản xuất ở Hoa Kỳ gặp rất nhiều khó khăn.

1.2. Làm quen với các thuật ngữ

Để bắt đầu lựa chọn mỹ phẩm an toàn, bạn cần tìm hiểu về các thuật ngữ trong danh sách Danh mục Thành phần Mỹ phẩm Quốc tế (INCI). Điều này thực sự cần thiết để đảm bảo bạn có thể hiểu rõ về các thành phần có trong mỹ phẩm.

Danh sách INCI là hệ thống ghi nhãn bao gồm hơn 16.000 thành phần được công nhận ở nhiều quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên minh Châu Âu. Danh sách INCI hiển thị các thành phần theo thứ tự giảm dần theo nồng độ

thành phần trong mỹ phẩm
Các thành phần trong mỹ phẩm đều được quy định theo tiêu chuẩn chung

2. Thành phần hoạt tính và thành phần phụ trong mỹ phẩm

Hầu hết INCI liệt kê các thành phần trên nhãn theo thứ tự giảm dần theo nồng độ. Điều này cho người tiêu dùng biết những thành phần nào được sử dụng nhiều nhất và ít nhất trong một sản phẩm. Tuy nhiên, các sản phẩm không kê đơn như kem chống nắng và một số loại kem dưỡng da sẽ chứa các thành phần hoạt tính và thành phần hỗ trợ.

Các thành phần hoạt tính được FDA chấp thuận có vai trò nhất định như: benzoyl peroxide là một hoạt chất để điều trị mụn trứng cá. Các thành phần phụ hỗ trợ xuất hiện để hỗ trợ thành phần hoạt tính.

Việc nhà sản xuất liệt kê thành phần trong mỹ phẩm theo thứ tự bảng chữ cái và theo thành phần hoạt tính sẽ không giúp người tiêu dùng biết hàm lượng từng thành phần trong sản phẩm. Điều này chỉ giúp cho người tiêu dùng biết những thành phần nào được cho là tạo ra kết quả mong muốn và những thành phần nào được hỗ trợ. Cuối cùng, bạn sẽ không đánh giá được chính xác các thành phần của mỹ phẩm.

3. Chất gây dị ứng được FDA công nhận

Dưới đây là một số thành phần trong mỹ phẩm có thể gây dị ứng được FDA công nhận:

  • Formaldehyde, paraformaldehyde, methylene glycol (một dạng khác của formaldehyde): Những chất này có thể gây viêm da dị ứng
  • Methylisothiazolinone (MIT): Chất này có thể gây ngứa, phát ban da.
  • P-phenylenediamine (PPD)
  • Nhựa than đá: thường được sử dụng trong dầu gội và nước hoa. Chất này có thể gây phát ban, ngứa, mẩn đỏ và kích ứng da.
  • Kim loại nặng (ví dụ: chì, thủy ngân, cadmium, niken): Năm 2013, một nghiên cứu đã kiểm tra một mẫu 32 son môi và son bóng ( bao gồm 8 son môi, 24 son bóng) và phát hiện ra rằng 24 trong số 32 có chứa dấu vết của chì, cadimi, crom và mangan. Vào năm 2016, một nghiên cứu của FDA đã kiểm tra hơn 685 sản phẩm và phát hiện ra rằng 99% nằm trong giới hạn khuyến nghị đối với chì.
  • Fragrance: Đây là một thuật ngữ chung được sử dụng để biểu thị hàng ngàn thành phần bao gồm nước hoa, chất tạo mùi thơm hoặc mùi hương tự nhiên. Trong một nghiên cứu năm 2017 của Úc với 1.098 người tham gia, 33% người tiêu dùng đã báo cáo các vấn đề sức khỏe, từ chứng đau nửa đầu đến các cơn hen suyễn sau khi tiếp xúc với các sản phẩm có chứa hương thơm.

Trên đây được coi là những thông tin quan trọng trả lời cho câu hỏi, trong mỹ phẩm chứa chất gì? Bạn có thể cân nhắc để lựa chọn cho mình những sản phẩm chăm sóc da an toàn, phù hợp và đúng với nhu cầu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan