Lô hội: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Từ hàng ngàn năm nay, người ta đã sử dụng gel từ lá lô hội để chữa bệnh và làm mềm da. Trên thực tế, lô hội từ lâu cũng là một phương pháp điều trị dân gian cho nhiều bệnh như táo bón và rối loạn trên da.

1. Cây lô hội chữa bệnh gì?

Nghiên cứu cho thấy, lô hội (Aloe) có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị da, ít nhất là trong các điều kiện cụ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gel lô hội có thể có hiệu quả trong điều trị bệnh vảy nến, bã nhờn, gàu, bỏng nhẹ và trầy xước da, cũng như các tổn thương da do phóng xạ. Gel lô hội cũng có tác động tích cực trong việc điều trị các vết loét sinh dục ở nam giới.

Lô hội
Gel lô hội có thể sử dụng như một phương pháp điều trị da

Cũng có bằng chứng chứng minh rằng nước ép lô hội có chứa latex, nếu uống trực tiếp sẽ là một loại thuốc nhuận tràng mạnh. Trên thực tế, nước ép lô hội đã từng được bán trong các loại thuốc táo bón không kê đơn. Tuy nhiên, vì sự an toàn của lô hội chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, FDA đã đưa ra yêu cầu vào năm 2002 rằng các loại thuốc nhuận tràng không kê đơn có chứa lô hội có thể được điều chỉnh hoặc loại bỏ khỏi các quầy thuốc.

Gel lô hội uống trực tiếp giúp giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Nó cũng có thể giúp giảm cholesterol.

Nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng lô hội sẽ giúp điều trị một số tình trạng tổn thương sau:

Sử dụng gel lô hội dường như rút ngắn thời gian chữa lành vết thương cho vết bỏng độ một và độ hai. Gel lô hội cũng có thể thúc đẩy chữa lành vết thương.

  • Mụn:

Nghiên cứu cho thấy rằng gel lô hội được sử dụng vào buổi sáng và buổi tối, ngoài việc sử dụng thuốc trị mụn theo toa tại chỗ tretinoin (Retin-A, Atralin, các loại khác), có thể đem lại hiệu quả hơn trong việc giảm mụn trứng cá so với chỉ sử dụng thuốc theo toa.

Lô hội
Gel lô hội có thể giúp giảm mụn trứng cá

  • Bệnh vẩy nến:

Kem chiết xuất lô hội có thể làm giảm mẩn đỏ, đóng vảy, ngứa và viêm do bệnh vẩy nến nhẹ đến trung bình. Bạn có thể cần sử dụng kem nhiều lần trong ngày trong một tháng (hoặc hơn) để thấy sự cải thiện trên làn da.

  • Nhiễm virus Herpes đơn giản:

Sử dụng một loại kem có chứa chiết xuất lô hội có thể giúp các tổn thương mau lành hơn.

  • Phát ban trên da hoặc miệng:

Nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng gel lô hội 2 lần mỗi ngày trong 8 tuần có thể giúp giảm các triệu chứng của tình trạng phát ban trên da hoặc miệng.

Việc sử dụng lô hội qua đường uống có hiệu quả trong điều trị táo bón hay không vẫn chưa rõ ràng. Bên cạnh việc hoạt động như một thuốc nhuận tràng, nhựa lô hội cũng có thể gây ra chuột rút bụng và tiêu chảy.

Đã có bằng chứng cho thấy sử dụng kem chiết xuất từ lô hội 0,5% ba lần mỗi ngày làm tăng tỷ lệ chữa lành ở nam giới bị mụn rộp sinh dục.

  • Xơ hóa niêm mạc miệng:

Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng bôi gel lô hội ở mỗi bên phía trong của má ba lần mỗi ngày trong 3 tháng giúp cải thiện tình trạng bỏng rát, khả năng mở miệng và sự linh hoạt của má ở những người mắc bệnh ngậm miệng xơ hóa.

Một nghiên cứu khác cho thấy rằng bôi gel lô hội 2 lần mỗi ngày trong tối đa 6 tháng cùng với các phương pháp điều trị khác có thể làm giảm tình trạng bỏng rát và cải thiện chuyển động của miệng. Nghiên cứu bổ sung cho thấy rằng bôi gel lô hội 3 lần mỗi ngày và uống nước ép lô hội hai lần mỗi ngày trong 3 tháng giúp cải thiện tình trạng bỏng rát, khả năng mở miệng, linh hoạt của má và chuyển động lưỡi.

  • Giảm cân:

Nghiên cứu cho thấy dùng một sản phẩm lô hội cụ thể (phức hợp Aloe QĐM, Univera Inc., Seoul, Hàn Quốc) có chứa 147 mg gel lô hội 2 lần mỗi ngày trong 8 tuần giúp giảm trọng lượng cơ thể và khối lượng mỡ ở những người thừa cân, béo phì mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.

Lô hội
Lô hội cũng có thể dùng để giảm cân

2. Liều dùng lô hội

Đối với người lớn, bổ sung lô hội cần lưu ý một số điểm sau:

  • Với đối tượng bị táo bón: Sử dụng 100-200 mg lô hội hoặc 50 mg chiết xuất lô hội uống vào buổi tối. Ngoài ra, có thể sử dụng một viên nang 500 mg có chứa lô hội, bắt đầu với liều một viên mỗi ngày và tăng lên ba viên mỗi ngày theo yêu cầu.
  • Với bệnh nhân bị tiểu đường: Liều lượng sử dụng lô hội hiệu quả nhất cho bệnh tiểu đường vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Nhiều liều lượng và dạng lô hội đã được sử dụng trong 4 đến 14 tuần, bao gồm dạng bột, chiết xuất và nước ép. Liều lượng bột từ 100-1000 mg mỗi ngày; liều lượng nước ép từ 15-150 mL mỗi ngày.
  • Với trường hợp bị xơ hóa niêm mạc miệng: Sử dụng nước ép lô hội nguyên chất 30ml hai lần mỗi ngày cùng với việc bôi gel lô hội nguyên chất tại các tổn thương ba lần mỗi ngày trong 3 tháng.
  • Để giảm cân: Sử dụng gel chứa 147mg lô hội với tần suất 2 lần/ngày trong vòng 8 tuần.
  • Đối với mụn trứng cá: Dùng gel 50% lô hội vào buổi sáng và buổi tối sau khi rửa mặt, cùng với một đơn thuốc gọi là gel tretinoin vào buổi tối.
  • Đối với bỏng: Bôi kem lô hội và dầu ô liu hai lần mỗi ngày trong 6 tuần. Ngoài ra, bôi gel lô hội hoặc kem hai lần hoặc ba lần mỗi ngày sau khi thay băng vết thương, hoặc cứ sau ba ngày cho đến khi vết bỏng lành.
  • Đối với mụn rộp: Sử dụng loại kem chứa 0,5% chiết xuất lô hội với tần suất ba lần mỗi ngày trong 5 ngày liên tiếp trong khoảng thời gian 2 tuần.
  • Đối với phát ban ngứa trên da hoặc miệng (Lichen planus): Dùng gel lô hội bôi hai đến ba lần mỗi ngày trong 8 tuần. Hai muỗng nước súc miệng lô hội, ngậm trong 2 phút rồi nhổ, dùng bốn lần mỗi ngày trong một tháng.
  • Đối với tình trạng xơ hóa niêm mạc miệng: Dùng 5mg gel lô hội bôi ở mỗi bên má ba lần mỗi ngày trong 3 tháng. Sử dụng gel lô hội nguyên chất cho các tổn thương ba lần mỗi ngày trong 3 tháng, cùng với uống nước ép lô hội nguyên chất 30ml hai lần mỗi ngày.
  • Đối với bệnh vẩy nến: Sử dụng kem chiết xuất 0,5% lô hội bôi ba lần mỗi ngày trong 4 tuần.

3. Tác dụng phụ khi sử dụng lô hội

Gel lô hội thường được coi là an toàn khi áp dụng thích hợp cho da. Nó có thể an toàn nếu dùng liều phù hợp trong một thời gian ngắn.

Mủ lô hội hoặc chiết xuất từ lá có thể không an toàn khi sử dụng ở liều cao. Uống 1 gram mủ lô hội trong vài ngày có thể gây suy thận cấp và có thể gây tử vong. Mủ lô hội cũng có khả năng gây ung thư. Các tác dụng phụ khác bao gồm chuột rút bụng và tiêu chảy. Sử dụng đường uống mủ lô hội và chiết xuất toàn lá không được khuyến cáo cho trẻ dưới 12 tuổi.

Lô hội
Không nên uống mủ lô hội ở liều cao

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng lô hội như:

  • Phản ứng phụ:

Sử dụng nha đam tại chỗ có thể gây kích ứng da. Lô hội dùng đường uống có thể gây chuột rút và tiêu chảy. Điều này có thể gây mất cân bằng điện giải trong máu của những người ăn lô hội trong hơn một vài ngày. Nó cũng có thể nhuộm màu đại tràng, gây khó khăn cho việc hình dung đại tràng trong khi nội soi, vì vậy cần tránh uống lô hội trong một tháng trước khi nội soi. Gel lô hội dùng tại chỗ hoặc uống, không chứa aloin, có thể gây kích ứng đường tiêu hóa.

  • Rủi ro:

Không thoa lô hội tại chỗ cho vết cắt sâu hoặc bỏng nặng. Những người dị ứng với tỏi, hành và hoa tulip có nhiều khả năng bị dị ứng với lô hội. Không nên uống lô hội nếu bạn có vấn đề về đường ruột, bệnh tim, bệnh trĩ, các vấn đề về thận, tiểu đường hoặc mất cân bằng điện giải.

  • Tương tác thuốc:

Nếu bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào thường xuyên, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn bắt đầu sử dụng bổ sung lô hội. Nó có thể tương tác với các loại thuốc và chất bổ sung như thuốc trị tiểu đường, thuốc trợ tim, thuốc nhuận tràng, steroid và rễ cây cam thảo. Việc sử dụng đường uống gel lô hội cũng có thể ngăn chặn sự hấp thụ của các loại thuốc dùng cùng một lúc.

Không nên sử dụng lô hội cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org; webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

144.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • cách làm mặt nạ trị mụn
    Cách làm mặt nạ trị mụn tại nhà

    Đắp mặt nạ là một trong các cách chăm sóc điều trị da mặt bị mụn tại nhà được nhiều người ưa dùng. Các mặt nạ trị mụn thường có thành phần tự nhiên là các thảo dược, các chất ...

    Đọc thêm
  • chiết xuất lô hội có tác dụng gì
    Chiết xuất lô hội có tác dụng gì cho da?

    Tác dụng của lô hội trị mụn được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da nhờ đặc tính chống vi rút và chống vi khuẩn. Bên cạnh đó, sữa rửa mặt chiết xuất ...

    Đọc thêm
  • bidovidine
    Công dụng thuốc Bidovidine

    Thuốc Bidovidine là thuốc sát khuẩn được sử dụng bên ngoài. Khi sử dụng thuốc Bidovidine nên lưu ý những phản ứng phụ trên da. Sau đây là một số phản ứng phụ của thuốc Bidovidine cho bạn đọc tham ...

    Đọc thêm
  • Caldesene
    Thuốc Caldesene: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

    Thuốc Caldesene là một dạng bột bôi ngoài da, đóng vai trò như một chất bảo vệ da, được sử dụng điều trị và ngăn ngừa các trường hợp phát ban do tã. Thuốc Caldesene chỉ sử dụng bên ngoài ...

    Đọc thêm
  • thuốc Dolotranz
    Tác dụng của thuốc Dolotranz

    Dolotranz là loại thuốc gây tê tại chỗ, được sử dụng trước khi thực hiện các thủ thuật lâm sàng nhỏ, ngoài da. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về tác dụng, liều dùng và những lưu ý khi ...

    Đọc thêm