Máu đông trong chu kỳ kinh nguyệt: Bình thường hay bất thường?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Tuyết Mai - Bác sĩ Sản Phụ Khoa - Khoa sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Máu đông xuất hiện nhiều hơn trong những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Vậy máu đóng cục có phải là một tình trạng nguy hiểm hay không? Hãy cùng các bác sĩ của bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đi tìm câu trả lời.

1. Tình trạng máu đông trong kỳ kinh nguyệt

Máu đông thường xuất hiện trong những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, đây được xem là hiện tượng hết sức bình thường. Kinh nguyệt xảy ra khi các lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc làm thay đổi dòng chảy kinh. Do đó, sẽ có những ngày kinh nguyệt máu sẽ rất nhiều, có ngày lại ngược lại.

Nguyên nhân gây ra máu đóng cục là do quá trình đông máu. Trong những ngày hành kinh, cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất chống đông giúp ngăn ngừa máu đóng cục. Tuy nhiên, do lượng máu chảy ra quá nhiều nên các chất này không có đủ thời gian để làm việc dẫn đến hiện tượng máu đông.

Mặc dù tình trạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể làm nữ giới mệt mỏi và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

2. Những dấu hiệu chảy máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt

Những dấu hiệu bất thường trong ngày hành kinh cần lưu ý như:

  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 8–10 ngày mỗi tháng
Tại sao kinh nguyệt ra máu đông
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 8–10 ngày mỗi tháng là dấu hiệu bất thường trong kỳ kinh nguyệt

  • Mệt mỏi, xanh xao do thiếu máu.
  • Có nhiều cục máu đông trong kỳ kinh nguyệt.
  • Thường xuyên có những đợt đau bụng kinh nhiều lần và bất ngờ trong chu kỳ kinh nguyệt.

Ở một số phụ nữ trẻ, việc lượng máu kinh nguyệt ra nhiều là do sự mất cân bằng hormone tạm thời. Theo thời gian, tình trạng này sẽ dần ổn định.

3. Những dấu hiệu bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt

Người phụ nữ thường cho rằng một kỳ kinh nguyệt bình thường là kỳ kinh nguyệt có thời gian trung bình từ 3 - 5 ngày, có vòng kinh từ 21 - 35 ngày, máu kinh ở mức vừa phải, không hoặc ít có biểu hiện đau bụng dưới. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu được cho là bất thường nhưng vẫn bình thường trong thời kỳ hành kinh.

3.1 Vòng kinh không đều

Nhiều người băn khoăn khi kinh nguyệt bị chậm một vài ngày. Tuy nhiên, điều này là hết sức bình thường vì chu kỳ kinh nguyệt có thể rơi vào bất cứ ngày nào trong khoảng thời gian từ 21 tới 35 ngày.

3.2 Cảm giác khó chịu hoặc đau vùng bụng dưới

Khó chịu hoặc đau vừa phải là dấu hiệu bình thường. Nhưng nếu đau bụng kinh tới mức không thể chịu nổi ảnh hưởng tới hoạt động hàng ngày kèm theo buồn nôn và nôn thì nên đi khám bác sĩ.

Tại sao kinh nguyệt ra máu đông
Nếu đau bụng kinh tới mức không thể chịu nổi ảnh hưởng tới hoạt động hàng ngày kèm theo buồn nôn, nôn thì nên đi khám bác sĩ

3.3 Tiết dịch âm đạo

Tiết dịch âm đạo màu trắng trước kỳ kinh nguyệt là bình thường. Tiết dịch âm đạo nhiều hoặc khô âm đạo vài ngày trước kỳ hành kinh không có nghĩa là bị viêm nhiễm. Phụ nữ đã có quan hệ tình dục và đã từng sinh con thường tiết dịch nhiều hơn so với những người chưa quan hệ và chưa sinh con.

Để điều hòa kinh nguyệt trở về bình thường, phụ nữ cần xây dựng cho mình lối sống sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong trường hợp ra máu kéo dài thì nên tìm đến những cơ sở uy tín để kiểm tra những dấu hiệu bất thường.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang triển khai GÓI KHÁM, SÀNG LỌC BỆNH LÝ PHỤ KHOA CƠ BẢN, giúp quý khách hàng phát hiện sớm các bệnh lý viêm nhiễm, từ đó quá trình điều trị sẽ dễ dàng, không tốn kém. Ngoài ra còn có thể Sàng lọc phát hiện sớm ung thư phụ khoa (Ung thư cổ tử cung) ngay cả khi chưa có triệu chứng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

625.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan