Nguy cơ nếu không xét nghiệm dung nạp đường huyết khi mang thai

Trong suốt thời gian mang thai, chị em phụ nữ cần theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi thường xuyên. Một trong những vấn đề cần quan tâm là xét nghiệm dung nạp đường huyết khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi tốt nhất. Để biết tại sao mẹ bầu không nên bỏ qua loại xét nghiệm kể trên, bạn đọc hãy tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây.

1. Thông tin cơ bản về tình trạng tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là vấn đề mà nhiều phụ nữ mang thai hiện đang gặp phải, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Bởi thế, mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe thường xuyên để có thể phát hiện tình trạng này kịp thời, nếu không cả mẹ và em bé có thể gặp nguy hiểm.

Về nguyên nhân của hiện tượng này, các chuyên gia cho biết lượng hormone nhau thai tăng quá nhiều sẽ khiến thai phụ bị tiểu đường trong thời gian này. Ở điều kiện bình thường, hormone này có tác dụng kích thích sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chúng xuất hiện dư thừa quá mức sẽ gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.

Theo một số tài liệu thống kê, có khoảng 3 - 5% phụ nữ mang thai gặp phải vấn đề tiểu đường thai kỳ. Thế nhưng, hầu hết tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian mang bầu và sau khi sinh em bé, đa phần nồng độ đường trong máu của chị em sẽ hồi phục hoàn toàn. Dù vậy, bạn cũng không nên chủ quan, hãy chủ động thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để điều trị kịp thời bởi điều này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ vào em bé.

2. Một số nguy cơ gặp phải nếu không xét nghiệm dung nạp đường huyết khi mang thai

Nhiều người sẽ thắc mắc tại sao mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ. Theo các chuyên gia, việc rối loạn dung nạp đường huyết khi mang thai dẫn đến tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, cụ thể:

2.1. Nguy cơ biến chứng tiểu đường thai kỳ đối với mẹ bầu

Một trong những biến chứng phổ biến của tình trạng tiểu đường thai kỳ đối với thai phụ đó là tăng huyết áp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Đặc biệt, nhiều chị em sẽ phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm nhất là tiền sản giật.

Thực tế cho thấy, một số thai phụ khi bị tiểu đường thai kỳ được bác sĩ khuyên nên mổ lấy thai thay vì sinh thường để đảm bảo an toàn tính mạng. Dù vậy, quá trình mổ cũng có thể tiềm ẩn nhiều một số biến chứng xấu, đe dọa tới sức khỏe của mẹ và em bé.

Với những người bỏ qua việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, điều này sẽ khiến bạn rất khó phát hiện tình trạng bệnh của mình. Sau khi sinh nở, những người này cũng có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường type II nên đây cũng là lý do vì sao mọi người nên chủ động đi xét nghiệm, kiểm tra cẩn thận khi mang thai.

2.2. Nguy cơ biến chứng tiểu đường đối với thai nhi

Tiểu đường thai kỳ không chỉ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đối với mẹ bầu mà còn tiềm ẩn những nguy cơ biến chứng đối với thai nhi.

Trước tiên, với những mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, nhiều khả năng thai sẽ phát triển to hơn so với bình thường hoặc em bé phải đối mặt với tình trạng sinh non. Nếu mẹ bầu không kịp thời phát hiện và điều trị bệnh, trẻ sau khi sinh ra có nguy cơ gặp phải tình trạng suy hô hấp cấp hoặc hạ đường huyết ngắn sau sinh. Trẻ sẽ dễ rơi vào hiện tượng co giật, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé.

Một số tài liệu khảo sát cũng đã chỉ ra rằng, nhiều em bé sau sinh rơi vào tình trạng béo phì, mắc bệnh đái tháo đường type II nguyên nhân là do mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Nghiêm trọng hơn cả, căn bệnh này có nguy cơ đe dọa tính mạng của thai trong bụng mẹ, dẫn đến tình trạng thai lưu. Bởi tất cả những yếu tố trên, người phụ nữ không thể chủ quan trước bệnh tiểu đường, cần quan tâm đến kết quả dung nạp đường huyết trong thời gian mang thai.

3. Gợi ý thời điểm xét nghiệm tiểu đường khi mang thai

Có thể thấy rằng việc tầm soát tiểu đường thai kỳ là rất cần thiết, do đó những phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai nên quan tâm đến thời điểm tiến hành sàng lọc vấn đề này.

  • Với những phụ nữ có thai không có yếu tố nguy cơ: Cần tiến hành đo đường huyết lúc đói, trong trường hợp xuất hiện kết quả bất thường (92 mg /dL hoặc cao hơn), lúc này mẹ bầu nên sàng lọc bằng xét nghiệm dung nạp glucose khi tuổi thai 24-28 tuần.
  • Với những phụ nữ có thai có yếu tố nguy cơ: Cần tiến hành sàng lọc xét nghiệm dung nạp glucose ngay thời điểm khám thai lần đầu hoặc trong thời gian mang thai 3 tháng đầu. Trong trường hợp nhận được kết quả bình thường, xét nghiệm vẫn nên được lặp lại trong khoảng thời gian từ tuần thứ 24 đến 28 của tuổi thai.

Trên đây là một số thông tin, giúp các bạn hiểu rõ về tầm quan trọng của việc xét nghiệm dung nạp đường huyết khi mang thai. Hãy lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện xét nghiệm cho hiệu quả chính xác nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: