Các nguyên nhân thường gặp gây khò khè kéo dài ở trẻ nhỏ

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đỗ Thị Thảo - Bác sĩ Nhi, Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Khò khè là triệu chứng bất thường của đường hô hấp bởi vậy cần đưa trẻ đến khám để được tư vấn và tìm nguyên nhân. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc long đờm, kháng sinh... khi chưa rõ nguyên nhân của khò khè.

1. Khò khè là gì?

  • Khò khè là âm thanh có âm sắc cao, thô liên tục phát ra từ ngực trong quá trình hô hấp
  • Khò khè có thể xuất phát từ bất cứ vị trí nào của đường dẫn khí, do không khí dịch chuyển và phát ra âm thanh khi đi qua chỗ hẹp hoặc tắc nghẽn, hoặc vận tốc của dòng khí được tăng cao
  • Khò khè thường là dạng âm thanh đa âm
Chẩn đoán nguyên nhân của khò khè
Trẻ khò khè kéo dài có thể nguyên nhân của nhiều bệnh lý

2. Các nguyên nhân thường gặp gây khò khè kéo dài ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây khò khè ở trẻ dưới 5 tuổi được chia làm 4 nhóm

Mẹ bị tim bẩm sinh
Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh có thể là nguyên nhân gây khò khè kéo dài

3. Cần làm gì khi trẻ bị khò khè

  • Khò khè là triệu chứng bất thường của đường hô hấp bởi vậy cần đưa trẻ đến khám để được tư vấn và tìm nguyên nhân
  • Cần đưa trẻ đến viện ngay nếu khò khè kèm ho nặng tiếng, khó thở, tím quanh môi...
  • Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, đây là triệu chứng nặng và cần đưa trẻ đi khám ngay
  • Nếu khò khè kéo dài trên 4 tuần ở trẻ lớn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được làm xét nghiệm và tìm nguyên nhân
  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc long đờm, kháng sinh... khi chưa rõ nguyên nhân của khò khè
Khám bệnh
Trẻ bị khò khè kéo dài kèm theo các triệu chứng khác thì cần được đưa đến bệnh viện để chẩn đoán

Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ nhỏ hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan