Cảnh giác bơi lội gây ngứa ở trẻ

Đối với hầu hết các gia đình, kỳ nghỉ hè có nghĩa là thời gian gia đình quây quần bên nhau và cùng nhau tham gia nhiều hoạt động trong đó có bơi lội. Nếu con bạn dành nhiều thời gian hơn để bơi trong hồ hay bể bơi vào mùa hè, trẻ có thể bị nhiễm trùng da nhẹ hoặc phát ban, thường được gọi là “ngứa của người bơi lội”. Tình trạng này là do ấu trùng nhỏ được tìm thấy trong một số hồ hay bể bơi, những ấu trùng này rất nhỏ nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khi trẻ ra ngoài bơi lội, những ấu trùng này có thể dính vào da và gây ra phản ứng dị ứng. Mặc dù nói chung là vô hại nhưng ngứa của người bơi lội có thể khó chịu và kéo dài trong vài ngày. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các bậc cha mẹ cảnh giác bơi lội gây ngứa ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

1. Nguyên nhân gây ngứa khi bơi lội

Ngứa do bơi lội hay còn gọi là viêm da cổ chân, là tình trạng phát ban ngứa do một loại giun ký sinh nhỏ gây ra. Trẻ bị lây nhiễm khi bơi hoặc lội trong các ao hồ nước ngọt bị nhiễm khuẩn, hiếm khi xảy ra ở những vùng nước mặn.

Loại giun ký sinh này không sống trong cơ thể con người mà vô tình chui vào da của trẻ trong khi đang tìm kiếm vật chủ mới. Vật chủ thông thường của ký sinh trùng là chim nước và động vật gặm nhấm. Trong vòng đời của mình, giun ký sinh truyền vào máu của thủy cầm và một số động vật sống gần nước. Các loài chim hoặc động vật sau đó truyền trứng của ký sinh trùng vào nước qua phân của chúng. Khi trứng của ký sinh trùng nở trong nước, ấu trùng bơi xung quanh cố gắng tìm vật chủ thứ hai của chúng là một loài ốc sên. Sau khi ký sinh trùng lây nhiễm vào ốc và phát triển trong nó, ốc đào thải một dạng ấu trùng ký sinh thứ hai vào nước. Những ấu trùng nhỏ bé này, được gọi là cercariae, bơi xung quanh tìm kiếm chim nước hoặc động vật nước để bắt đầu lại chu kỳ.

Viêm da nổi mẫn do ấu trùng cercaria
Viêm da nổi mẫn do ấu trùng cercaria gây ra khi bơi lội

Những ấu trùng này chỉ sống trong khoảng 24 giờ và săn tìm vật chủ thích hợp để tiếp tục vòng đời của chúng. Các loại ký sinh trùng này không thể xâm nhập vào máu của trẻ hoặc các mô sâu hơn, nhưng nó có thể gây phát ban ngứa khó chịu khi đào sâu vào da của trẻ.

Phát ban bắt đầu ngứa và xuất hiện một nốt ban ngay khi trẻ vẫn còn trong nước. Sau một vài giờ, ngứa và phát ban biến mất. Tuy nhiên, khoảng 10–15 giờ sau khi phát ban ban đầu, các nốt sần và ngứa trở lại. Chúng xuất hiện dưới dạng những mụn đỏ nhỏ, ngứa và có thể biến thành mụn nước. Và thường hết trong vòng một tuần.

2. Các triệu chứng

  • Triệu chứng đầu tiên là ngứa hoặc bỏng rát trên vùng da tiếp xúc trực tiếp với nước, những vùng da được quần áo che phủ thường không bị hiện tượng trên
  • Xuất hiện các mụn nhỏ, đỏ trong vòng 1 – 2 giờ đầu, các nốt mụn này biến thành những cục nhỏ màu đỏ trong 1 hoặc 2 ngày. Các nốt này có thể khá ngứa trong tối đa 7 ngày, phát ban dần biến mất trong 2 tuần.
  • Ngứa là một phản ứng dị ứng với ký sinh trùng, trẻ càng thường xuyên bơi trong vùng nước bị ô nhiễm, thì các triệu chứng của trẻ có thể càng tồi tệ hơn. Ngoài ra, ngứa có thể do một số người có cơ địa nhạy cảm hơn với các loại ký sinh trùng.

3. Chẩn đoán ngứa ở trẻ khi bơi lội

Có thể khó phân biệt ngứa ở trẻ khi bơi lội với các phản ứng da khác, chẳng hạn như côn trùng cắn, sứa đốt hoặc do vi khuẩn. Các bác sĩ chỉ có thể hỏi bạn những câu hỏi giúp cho chẩn đoán như sau:

  • Phát ban bắt đầu khi nào?
  • Gần đây trẻ có đi bơi hoặc lội nước ngọt không?
  • Những người khác ở dưới nước cùng với trẻ có bị phát ban không?

Bác sĩ cũng có thể hỏi về tiền sử bệnh của bạn, bất kỳ loại dị ứng nào bạn có thể mắc phải cũng như các loại thuốc và chất bổ sung bạn dùng cho trẻ. Nếu tình trạng ngứa của bạn nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc gì đó mạnh hơn thuốc không kê đơn.

Sốt phát ban ở trẻ điều trị thế nào? Cách chăm sóc trẻ sốt phát ban tại nhà
Cần phân biệt giữa ngứa do bơi lội với các phản ứng da khác

4. Điều trị ngứa ở trẻ khi bơi lội

Đối với hầu hết các trường hợp, bạn có thể sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà để làm dịu cơn ngứa do phát ban cho trẻ. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Hoa Kỳ (CDC) liệt kê một số biện pháp khắc phục giảm ngứa bao gồm:

  • Kem dưỡng da chống ngứa: Mua kem chống ngứa có chứa ít nhất 1% hydrocortisone. Thuốc này ức chế các phản ứng viêm trong cơ thể và có thể giúp làm dịu vùng da bị viêm, ngứa. Kem này nên được sử dụng trong thời gian ngắn nhất (3 lần / ngày) và sau đó ngưng sử dụng.
  • Kem dưỡng ẩm chất lượng cao giúp giữ nước ở lớp ngoài cùng của da. Điều này có thể giúp làn da của trẻ bớt khô và ngứa. Ví dụ về kem dưỡng ẩm chất lượng cao bao gồm các thương hiệu như Eucerin và Cetaphil.
  • Chườm lạnh: Đặt một túi lạnh lên những chỗ ngứa nhất. Bạn cũng có thể dùng đá bọc trong khăn ướt, và chườm lên vùng da bị phát ban khoảng 20 phút mỗi lần và 4 lần/ngày.
  • Tắm với bột yến mạch dạng keo.
  • Sử dụng muối nở baking soda hoặc muối Epsom cho chúng vào nước khuấy đều cho đến khi đạt độ sệt. Sau đó đắp chúng lên vùng da bị phát ban.
  • Ngứa khi bơi lội ở trẻ em thường không để lại biến chứng, nhưng da trẻ có thể bị nhiễm trùng nếu gãi mạnh nên ghi nhớ cắt móng tay cho trẻ và dặn trẻ cố gắng không gãi quá nhiều sẽ khiến tình trạng da có thể nghiêm trọng hơn.
  • Kem Steroid cho ngứa: Để giảm ngứa, bôi kem hydrocortisone 1% (chẳng hạn như Corticoid) lên vết phát ban. Không cần đơn thuốc. Sử dụng 3 lần mỗi ngày.
  • Bột baking soda là một lựa chọn khác. Làm điều này bằng cách cho muối nở vào cốc. Từ từ, cho nước vào khuấy đều cho đến khi đạt độ sệt như hồ. Đặt nó lên các nốt ngứa khi cần thiết.
  • Thuốc dị ứng cho ngứa: Đối với ngứa nghiêm trọng, sử dụng thuốc dị ứng (chẳng hạn như Benadryl). Sử dụng 4 lần mỗi ngày. Không cần đơn thuốc. Thận trọng: Không sử dụng nếu trẻ dưới 1 tuổi. Lý do: Benadryl là thuốc an thần. Hãy gọi cho bác sĩ của bạn để được tư vấn.
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng da do vi khuẩn.

5. Khi nào cần liên hệ với bác sĩ ?

Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu trẻ có một trong các biểu hiện sau :

  • Vùng da hoặc vệt đỏ lan rộng kèm theo sốt.
  • Ngứa nghiêm trọng không thuyên giảm sau 24 giờ sử dụng kem steroid.
  • Tình trạng da bị nhiễm trùng do trẻ gãi nhiều (có chảy mủ hoặc lan ra rộng hơn)
  • Ngứa kéo dài trên 2 tuần.
  • Trẻ có vẻ mệt mỏi.
Trẻ tăng nhịp tim kèm lồi mắt
Khi trẻ xuất hiện triệu chứng bất thường, cha mẹ nên cho trẻ tới gặp bác sĩ để được thăm khám

6. Lời khuyên chăm sóc cho trẻ bị ngứa khi bơi lội

Để giảm nguy cơ ngứa do bơi lội ở trẻ, các bậc cha mẹ nên :

  • Chọn điểm bơi lội cẩn thận: Tránh bơi ở những khu vực mà người bơi lội đã biết ngứa hoặc có dấu hiệu cảnh báo có thể bị nhiễm bẩn. Cũng tránh bơi lội hoặc lội nước ở những khu vực đầm lầy nơi thường có ốc sên.
  • Khi đi bơi tại biển tránh cho trẻ ở dưới những vùng nước ấm quá lâu vì nơi đây tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến trẻ bị dị ứng.
  • Tắm sạch lại bằng nước sinh hoạt ngay sau khi bơi lội, sau đó thấm khô da bằng khăn. Thường xuyên giặt đồ bơi.
  • Bôi kem chống nắng không thấm nước mỗi lần bơi lội: việc làm này đã được nghiên cứu chứng minh cho thấy nó có khả năng bảo vệ da khỏi ký sinh trùng gây ngứa trong khi bơi.

Khi bé có những dấu hiệu của ngứa do bơi lội, phụ huynh nên đưa bé đến cơ sở y tế khám sớm. Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong số ít cơ sở y tế có đầy đủ các bác sĩ đa chuyên khoa về da liễu, hô hấp, thần kinh, tim mạch, tiêu hóa... giúp bé được điều trị chuyên sâu ngay tại khoa Nhi hiệu quả nhất. Nếu bé bị ngứa do bơi lội sẽ được các bác sĩ điều trị tốt nhất cả về bệnh lý lẫn thẩm mỹ tận gốc. Các bác sĩ đều có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đã tiếp nhận và điều trị thành công hàng ngàn bệnh nhi mắc bệnh ngứa bơi lội ở mọi độ tuổi.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động. Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Nguồn tham khảo: babycenter.com, childrenscolorado.org, healthline.com, mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan