Chiều cao và cân nặng chuẩn của bé ở từng độ tuổi

Ở mỗi độ tuổi trẻ có sự phát triển và yêu cầu khác nhau về cân nặng, chiều cao. Việc nắm rõ những thông tin này sẽ giúp bố mẹ có thể kiểm tra xem con mình phát triển đạt chuẩn hay chưa để từ đó có hướng can thiệp kịp thời.

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Cao Thị Giang- Trung tâm Nhi - Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec Times City

1. Chiều cao cân nặng của bé phát triển như thế nào?

Khi mới chào đời, cân nặng và chiều cao của bé đều tăng lên một cách nhanh chóng. Cân nặng sẽ tăng gấp đôi so với giai đoạn vừa ra đời khi trẻ được 1 tuổi và chiều cao của con cũng vậy, bé có thể đạt đến 75cm khi được 1 tuổi. Đến năm thứ 2, bé sẽ tăng thêm khoảng 10cm và bắt đầu từ 10 tuổi trở đi, trẻ sẽ tăng trung bình khoảng 5cm ở mỗi năm.

Tuy nhiên, khi trẻ lớn dần thì khả năng tăng trưởng chiều cao sẽ chậm lại. Do đó, trong khoảng thời gian tăng trưởng chiều cao và cân nặng trên, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ là điều rất quan trọng để dự trữ tốt nhất trong việc phát triển chiều cao ở giai đoạn tiền dậy thì.

Chiều cao và sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Chiều cao và sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của cân nặng của trẻ

Ngoài chế độ ăn, các chuyên gia cũng đã chỉ ra một vài yếu tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao cân nặng của trẻ có thể kể đến như:

  • Gen di truyền: Bé sẽ nhận được đầy đủ những đặc điểm di truyền từ bố và mẹ khi sinh ra. Vì vậy, yếu tố di truyền có tác động đến sự phát triển của bé. Tuy nhiên, trẻ thường chỉ chịu tác động khoảng 23% từ yếu tố di truyền về chiều cao.
  • Dinh dưỡng và môi trường sống: Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của bé đó là dinh dưỡng và môi trường sống. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thì sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất, khiến mật độ xương và độ chắc khỏe của răng, kích thước các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, ngoài chế độ dinh dưỡng, các yếu tố môi trường như ô nhiễm môi trường hay khí hậu cũng ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển thể chất ở trẻ.
  • Các bệnh lý mạn tính: Những trẻ có bệnh lý mạn tính, khuyết tật hay đã từng phải phẫu thuật thì có thể là yếu tố ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất của trẻ.
  • Sự quan tâm của bố mẹ: Theo nghiên cứu, những trẻ nhận được sự chăm sóc, quan tâm của bố mẹ sẽ có tác động lớn đến việc hình thành và phát triển thể chất lẫn tinh thần.
  • Chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ mang thai và cho con bú: Việc luôn chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ mang thai và cho con bú đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của trẻ. Do đó nếu mẹ bầu thường căng thẳng thì sẽ khiến sự phát triển trí tuệ, kỹ năng vận động của trẻ kém hơn. Do đó, trong thời kỳ mang thai và cho con bú, nên có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các khoáng chất và vitamin.
  • Vận động thể chất điều độ: Việc lười vận động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển hệ cơ xương khớp và hệ thần kinh ở bé. Do đó, trẻ cần tham gia nhiều các môn thể thao để giúp tăng cường chiều cao. Đối với những trẻ thừa cân béo phì thì việc tích cực vận động sẽ giúp trẻ có được cân nặng lý tưởng, hạn chế nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Tóm lại để trẻ phát triển thể chất, trí tuệ một cách toàn diện, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng ngay từ lúc mang thai và đến khi con trưởng thành. Bên cạnh đó cần tạo cho con môi trường sống lý tưởng giúp con phát triển được hài hòa. Nếu cần thiết bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ, chuyên gia để chọn bổ sung cho trẻ những thực phẩm chức năng chất lượng và phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan