Dấu hiệu của nhiễm trùng sơ sinh sớm

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Nhiễm trùng sơ sinh sớm ( hay còn gọi là nhiễm khuẩn mẹ - con) là nhiễm trùng xảy ra trong vòng 3 ngày đầu sau sinh. Dạng lâm sàng thường gặp nhất là nhiễm trùng huyết. Hơn 30% trường hợp tử vong ở trẻ mới sinh là do bị nhiễm trùng sơ sinh. Sau khi chào đời, nhiều trẻ ngủ li bì đến khó đánh thức, bỏ bú, ... Các mẹ đừng vội mừng vì cho rằng bé ngoan. Đây có thể là những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng sơ sinh.

1. Triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng sơ sinh sớm

Các triệu chứng thường nghèo nàn, không điển hình. Có thể gặp các biểu hiện của nhiễm trùng sơ sinh sớm:

  • Nhiệt độ không ổn định: có thể sốt hoặc hạ nhiệt độ.
  • Có thể có sụt cân
  • Hô hấp: Xanh tím, rối loạn nhịp thở, thở rên, thở nhanh > 60 lần/phút + co kéo, ngừng thở > 15 giây.
  • Tim mạch: xanh tái, da nổi bông, nhịp tim nhanh > 160 lần/phút, lạnh đầu chi, thời gian hồng trở lại của da kéo dài > 3s, huyết áp hạ.
  • Tiêu hóa: Bú kém, bỏ bú, chướng bụng, nôn ói, tiêu chảy, dịch dạ dày ứ > 2/3 số lượng sữa bơm của bữa trước. Gan, lách to
  • Da và niêm mạc: Da tái, nổi vân tím, phát ban, xuất huyết, vàng da sớm trước 24 giờ, phù cứng bì, viêm da có mủ, viêm rốn. Có thể có tử ban, tụ máu dưới da, xuất huyết nhiều nơi.
  • Thần kinh: Tăng hoặc giảm trương lực cơ, dễ bị kích thích, co giật, thóp phồng, giảm phản xạ, hôn mê.

2. Vậy vì sao trẻ lại bị nhiễm trùng sơ sinh?

Trẻ có thể bị nhiễm trùng qua các đường sau đây:

Nhiễm trùng sơ sinh lây qua đường máu từ mẹ sang con là đường lây truyền xảy ra trước sinh, thường gặp các tác nhân như: giang mai bẩm sinh, HIV, Rubeola, Cytimegalo virus, Toxoplasmo.

NTSS lây qua đường ối: Do nhiễm trùng tiết niệu, sinh dục mẹ, mẹ bị hở cổ tử cung, vỡ ối sớm, ối vỡ non, dịch ối bẩn, thăm khám âm đạo nhiều, suy thai không rõ nguyên nhân.

Lây qua đường tiếp xúc khi sinh: Lúc ngang qua tử cung, âm đạo, âm hộ khi chuyển dạ kéo dài.

Do môi trường: gây nhiễm trùng huyết sau sinh. Lây gián tiếp qua các vật dụng như: kim, ống chích, catheter, thông dạ dày, không rửa tay khi tiếp xúc bệnh nhân, môi trường nhiễm bẩn. Tăng nguy cơ khi nằm viện lâu, ngạt, hồi sức tại phòng sinh, non tháng, nhẹ cân.

3. Vậy làm thế nào biết trẻ bị nhiễm trùng?

Các dấu hiệu và triệu chứng dùng cho nhận biết nhiễm trùng sơ sinh rất nghèo nàn, không điển hình, đa dạng và dễ trùng lặp với những bệnh khác. Trẻ có thể không khỏe: ít chơi, ít cử động hơn so bình thường.

Nặng hơn trẻ có thể bị sốt hay hạ thân nhiệt, vàng da, bú kém hay bỏ bú. Trẻ có thể bị thở mệt (thở nhanh, ngực bụng co lõm bất thường), bụng chướng, tiêu chảy, tiêu ra đờm máu. Trẻ có thể có biểu hiện của nhiễm trùng tại chỗ ở: da, rốn, mắt.

4. Vậy khi nào cần mang trẻ khám bệnh?

Đưa trẻ đến bệnh viện ngay không chậm trễ khi trẻ có:

  • Khó thở.
  • Co giật.
  • Sốt hoặc hạ nhiệt độ.
  • Chảy máu.
  • Tiêu chảy.
  • Quá nhẹ cân, vừa mới đẻ.
  • Hoàn toàn không bú được.

Đưa trẻ đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt nếu trẻ:

  • Bú khó, bỏ bú.
  • Mủ mắt.
  • Mụn mủ da.
  • Vàng da.
  • Rốn đỏ hoặc chảy mủ.
  • Bú dưới 5 lần trong 24 giờ

5. Cách phòng chống bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Phòng ngừa trước khi sinh

  • Mẹ cần tiêm chủng phòng ngừa bệnh Rubella trong độ tuổi chưa sinh nở.
  • Tiêm phòng bệnh uốn ván, viêm gan để tránh lây virus cho bé qua đường máu
  • Trong quá trình mang thai, mẹ nên đi khám thai định kỳ để phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm như giang mai, viêm gan B,...để có hướng giải quyết sớm mà không làm ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Khi mẹ bị các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng niệu dục, nhiễm trùng toàn thân thì phải điều trị tận gốc, tránh lây cho trẻ sau này.
  • Bảo đảm cho mẹ một chế độ an toàn dinh dưỡng khi mang thai nhằm tăng sức đề kháng cho mẹ và bé, phòng suy dinh dưỡng ở mẹ, phòng tránh việc sinh non vì trẻ sinh non rất dễ bị nhiễm trùng và tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng ở đối tượng này chiếm khoảng 12%.
  • Ngoài ra, mẹ cũng cần vệ sinh thân thể tốt, tránh để bị trầy xước, viêm nhiễm. Đồng thời cần xử lý những trường hợp vỡ ối sớm, tránh để chuyển dạ kéo dài.

Phòng ngừa trong lúc sinh

  • Các bác sĩ cần đảm bảo vô khuẩn trong ca sinh, các dụng cụ y tế khi sử dụng phải đảm bảo, tránh nhiễm trùng.
  • Tránh các biến chứng sản khoa như sinh ngạt, tổn thương trong lúc sinh.
  • Với những thai phụ sinh khó, quá trình chuyển dạ kéo dài, vỡ ối sớm, bác sĩ không nên thăm khám âm đạo nhiều lần.

Phòng ngừa sau sinh

  • Biện pháp đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa nhiễm trùng cho trẻ là mẹ nên rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh.
  • Thường xuyên vệ sinh phòng ốc, dụng cụ tắm gội cho bé, giữ phòng thông thoáng, sạch sẽ, đầy đủ ánh sáng để vi trùng không có điều kiện sinh sôi.
  • Thường xuyên vệ sinh da, mắt, tai, rốn cho trẻ sạch sẽ.
  • Điều quan trọng nhất là nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu..

Nhiễm trùng sơ sinh rất nguy hiểm, các mẹ cần quan sát kỹ các biểu hiện của con mình, nếu có dấu hiệu nào bất thường được liệt kê bên trên, cần đưa trẻ đi khám để đảm bảo sự an toàn cho bé.

Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà có trên 11 năm làm việc trong lĩnh vực Nhi - Sơ sinh; thực hiện thành thạo các kỹ thuật cơ bản về nhi khoa và các kỹ thuật nâng cao, chuyên sâu, hiện đại như thở máy, longline, thay máu, đo huyết áp động mạch xâm lấn,..Hiện bác sĩ đang là Bác sĩ Nhi - Sơ Sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đăng ký khám và điều trị với các bác sĩ Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, quý khách hàng vui lòng nhấp vào nút “Liên hệ” trên website hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan