Giáo dục âm nhạc và trị liệu âm nhạc cho trẻ tự kỷ

Bài viết của Chuyên viên âm nhạc trị liệu- Đơn nguyên Phòng khám Y học tái tạo và tâm lý giáo dục - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Giáo dục Âm nhạc là những hoạt động dạy học về âm nhạc như múa, hát, nhảy, chơi nhạc cụ, trò chơi dân gian, nghe nhạc... nhằm mang lại cho người học hiểu biết, cảm nhận, giải trí cũng như phát triển năng khiếu âm nhạc.


Trị liệu Âm nhạc là sử dụng hoạt động có tính chất sinh lí, tâm lí và xã hội của Âm nhạc nhằm mục đích khắc phục các khiếm khuyết về tinh thần, thể chất, nâng cao chất lượng cuộc sống và thay đổi các hành vi có vấn đề của trẻ tự kỷ.

Trị liệu Âm nhạc được nhà trị liệu có chuyên môn về trẻ tự kỷ, dựa vào các test đánh giá và đưa ra các mục tiêu của hoạt động Âm nhạc để đạt mục đích khắc phục các khiếm khuyết của trẻ tự kỷ.

Vậy, Trị Liệu Âm Nhạc là phải đưa ra kế hoạch cụ thể, mục tiêu sử dụng Âm nhạc nhằm khắc phục khiếm khuyết cho trẻ tự kỷ. Còn không có giáo trình riêng, kế hoạch riêng xây dựng cho từng trẻ thì đấy chỉ là hoạt động Âm nhạc.

1. Hoạt động Âm nhạc có cần thiết cho trẻ tự kỷ?

Dĩ nhiên là cần thiết, như việc chúng ta cần âm nhạc như 1 nhu cầu giải trí của cuộc sống thì những đứa trẻ đặc biệt cũng cần âm nhạc như vậy. Âm nhạc còn là sợi dây gắn kết trẻ với cộng đồng. Đừng nghĩ rằng những đứa trẻ tự kỷ có khả năng nhận biết hạn hẹp, không hiểu luật lệ, có hành vi không đúng mực nên không thể tham gia các hoạt động Âm nhạc. Vấn đề chỉ là chúng ta không hiểu trẻ, không biết cách hướng dẫn theo cách mà trẻ có thể hiểu được thôi. Vì trẻ tự kỷ luôn làm theo thói quen nên cần có lịch trình rõ ràng và cần được hướng dẫn cụ thể, cẩn thận. Vì trẻ không thể bày tỏ quan điểm của mình, không biết cách nói ra mong muốn của bản thân nên có những hành vi chỉ để giải tỏa căng thẳng trong người.

âm nhạc
Âm nhạc như một sợi dây giúp gắn kết trẻ tự kỷ với cộng đồng

Âm nhạc trị liệu là một ngành khoa học chăm sóc sức khỏe, sử dụng âm nhạc thích hợp như một công cụ để hỗ trợ nhiều người trong việc đạt được các mục tiêu sức khỏe toàn diện. Liệu pháp âm nhạc tương tác bao gồm nhiều kỹ thuật được thiết kế đặc biệt để giúp trẻ em và người lớn.

2. Một số kỹ thuật được sử dụng để tích hợp trị liệu âm nhạc

  • Sáng tạo với nhạc cụ
  • Bài tập chuyển động
  • Nghe nhạc lặp đi lặp lại với tai nghe
  • Âm nhạc và hình ảnh
  • Sáng tác
  • Âm nhạc kết hợp với nghệ thuật sáng tạo khác
  • Nhịp điệu trị liệu
Trị liệu tự kỷ
Trị liệu cho trẻ tự kỉ bằng âm nhạc và hội họa

3. Lợi ích khái quát mà âm nhạc mang lại

  • Âm nhạc khuyến khích chuyển động
  • Âm nhạc thu hút và duy trì sự chú ý
  • Âm nhạc giúp giải phóng cảm xúc
  • Mọi người ở mọi mức độ khả năng đều có thể tham gia
  • Âm nhạc tác động vào tất cả các vùng của não
  • Âm nhạc tạo điều kiện học tập tốt hơn

Trong những năm qua, giới trị liệu, y tế và giáo dục đã hiểu được sức mạnh của âm nhạc. Âm nhạc bao gồm yếu tố âm thanh và nhịp điệu giao tiếp với cơ thể con người. Chúng ta có thể bắt đầu học một ngôn ngữ khác khi chúng ta chạm vào sức mạnh lôi cuốn của âm nhạc.

Trong The Well Ballance Child, được viết bởi Sally Goddard Blythe, cô miêu tả âm nhạc như ngôn ngữ thứ hai của đứa trẻ. Cô định nghĩa ngôn ngữ đầu tiên của trẻ là chuyển động, và chuyển động chuyển sang ngôn ngữ khi trẻ khám phá ra các chuyển động của chính mình và môi trường. Trước khi nói các từ rõ ràng, trẻ tạo ra những âm thanh và bập bẹ. Bập bẹ bao gồm giai điệu, cao độ và nhịp điệu. Các bé sẽ bắt chước nhịp điệu lời nói của người lớn và âm thanh của người lớn. Đây là một bản giao hưởng của âm thanh để kho từ vựng của bé sẽ được tạo tác khi sẵn sàng.

Âm nhạc cho trẻ tự kỷ
Âm nhạc như một thứ ngôn ngữ thứ hai của trẻ em

Bạn có biết rằng nghe hoặc hát cùng với âm nhạc sử dụng các mạch thần kinh giống như diễn đạt bằng lời nói? Âm nhạc, nhịp điệu, tiết tấu, nhịp phách, thậm chí cả lời bài hát chia sẻ hệ thần kinh được sử dụng cho ngôn ngữ. Các nhà trị liệu có thể sử dụng khả năng này để giúp một trẻ gặp khó khăn với các kỹ năng ngôn ngữ và lời nói để giao tiếp. Trẻ em bị rối loạn phát triển hoặc mắc chứng tự kỷ và các trở ngại khác sẽ rất khó khăn giao tiếp. Liệu pháp âm nhạc giúp tương tác và cảm xúc giữa các cá nhân, đồng thời hỗ trợ các kỹ năng giao tiếp.

Liệu pháp âm nhạc giúp nhiều trẻ em có khả năng nói, ngôn ngữ, thính giác, cân bằng, điều hợp và cảm xúc. Âm nhạc kết hợp với chuyển động giúp cân bằng và hỗ trợ học tốt hơn đối với não bộ. Những khái niệm ngôn ngữ ban đầu rất khó đối với nhiều trẻ, khi sử dụng âm nhạc và chuyển động sẽ giúp não bộ bằng cách chia nhỏ thành các cấp độ thấp hơn (cân bằng, phối hợp, tiền đình, thính giác) để khai phóng cho các khái niệm học tập cao hơn, tác động đến các chức năng cao hơn của não bộ (giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, giao tiếp, lời nói, ngôn ngữ, đọc, viết và toán học). Liệu pháp âm nhạc có thể là một cách để cải thiện khả năng học tập của con bạn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: ilslearningcorner.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan