Khò khè ở trẻ nhỏ: Triệu chứng hô hấp rất phổ biến

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Nam Phong - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Trẻ sơ sinh khò khè hoặc khò khè ở trẻ nhỏ là triệu chứng rất phổ biến, với khoảng 25% đến 30% trẻ sơ sinh sẽ có ít nhất một lần thở khò khè. Đến ba tuổi, con số này lên tới khoảng 40% trẻ và đến sáu tuổi thì gần một nửa trẻ sẽ ít nhất một đợt khò khè.

1. Triệu chứng của thở khò khè

Khò khè thường đi kèm với ho có đờm hoặc không đờm. Các triệu chứng khác phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra khò khè như bé thở khò khè và ho, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè, có sốt, sổ mũi và ăn kém (do suy tim hoặc khó nuốt).

Triệu chứng khò khè xảy ra khi đường thở của trẻ bị hẹp lại và luồng không khi đi nhanh qua chỗ hẹp. Trẻ nhỏ hay mắc khò khè hơn so với người lớn do sự khác biệt về mặt thể chất. Phế quản của trẻ sơ sinh và trẻ em đều nhỏ, dẫn đến sức cản đường thở ngoại biên cao hơn. Dẫn đến, các bệnh ảnh hưởng đến đường thở nhỏ có tác động tương đối lớn hơn đến tổng lực cản ở đường dẫn khí ở trẻ em. Trẻ sơ sinh cũng có hồi trun (elastic recoil) của cấu trúc mô phổi ít hơn và có khí bàng hệ hơn (ollateral airways), dẫn đến tắc nghẽn và dễ bị xẹp phổi hơn. Lồng ngực, khí quản và phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng mềm mỏng hơn. Tất cả các yếu tố này làm tăng khả năng trẻ dễ bị khò khè và suy hô hấp hơn so với người lớn.

Trẻ ho
Triệu chứng thở khò khè và ho ở trẻ

Tiếng khò khè thường được nghe thấy khi trẻ thở ra, tuy nhiên nếu trẻ bị hẹp đường thở nghiêm trọng, bác sĩ có thể nghe thấy tiếng thở khò khè khi trẻ hít vào. Ngoài ra, các trẻ bị bệnh nặng cũng có thể thở nhanh, sử dụng nhiều cơ ngực để thở, phập phồng cánh mũi và thay đổi màu của da. Sốt có thể xảy ra nếu trẻ bị nhiễm trùng phổi.

2. Nguyên nhân của thở khò khè

Nguyên nhân phổ biến nhất khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị khò khè đột ngột thường là do

  • Nhiễm trùng đường hô hấp do virus
  • Nhiễm trùng phổi do vi khuẩn
  • Dị ứng
  • Hen suyễn

Các nguyên nhân khác ít gặp hơn như khó nuốt mãn tính có thể dẫn đến trẻ hít phải thức ăn hoặc chất lỏng đi vào phổi, trào ngược dạ dày thực quản, dị vật trong phổi hoặc suy tim. Dù nguyên nhân ban đầu của thở khò khè là gì thì các triệu chứng thường trở nên nặng hơn nếu trẻ có bị dị ứng hoặc hít phải các chất kích thích khác như khói thuốc lá.

Dấu hiệu và nguyên nhân gây viêm màng phổi
Virus, vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp gây nhiễm trùng

3. Chẩn đoán nguyên nhân của khò khè

  • Khi gặp trẻ bị khò khè, hầu hết các bác sĩ đều chỉ định chụp X-quang ngực để tìm kiếm các dấu hiệu của dị vật trong phổi, viêm phổi hoặc suy tim. Ngoài ra, bác sĩ sẽ đo nồng độ oxy trong máu bằng cách đặt cảm biến lên ngón tay của trẻ.
  • Đối với trẻ bị khò khè tái phát thường xuyên thì thường không cần xét nghiệm, trừ khi trẻ có dấu hiệu khó thở nghiêm trọng. Trẻ bị tái phát thường xuyên hoặc các triệu chứng không thuyên giảm bằng thuốc giãn phế quản hoặc thuốc hen suyễn khác, thì trẻ có thể cần thêm các xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán khác như kiểm tra về khả năng nuốt của trẻ, chụp cắt lớp vi tính hoặc nội soi phế quản

4. Điều trị

Nếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đột nhiên bị khò khè, bác sĩ kê thuốc giãn phế quản dạng hít (như albuterol) và nếu thở khò khè nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê corticosteroid dưới dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

  • Nếu trẻ không có khả năng mắc bệnh hen suyễn như trẻ em không có dấu hiệu dị ứng hoặc tiền sử gia đình bị dị ứng hoặc hen suyễn và có các cơn khò khè tương đối nhẹ với tần suất không thường xuyên, bác sĩ sẽ chỉ kê thuốc giãn phế quản dạng hít khi cần thiết để kiểm soát các triệu chứng.
  • Hầu hết trẻ nhỏ bị khò khè thường xuyên và/hoặc ở mức độ nghiêm trọng đều được bác sĩ cho sử dụng thuốc giãn phế quản khi cần thiết và sử dụng thuốc chống viêm hàng ngày cho các trường hợp có hen suyễn. Mặc dù sử dụng hàng ngày Thuốc điều biến leukotriene (Leukotriene modifier) hoặc một số loại thuốc corticosteroid dạng hít liều thấp (như beclomethasone) để làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của các cơn thở khò khè, nhưng những thuốc này không điều trị được nguyên nhân dẫn tới khò khè và khả năng tiến triển của bệnh. Do vậy, bên cạnh điều trị khò khè thì bác sĩ vẫn phải điều trị nguyên nhân dẫn tới khò khè của trẻ.
Khám nhi, khám trước tiêm phòng vacxin
Phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị sớm

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ có chứa thành phần lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B , ... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, cảm cúm.

Lysine rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, Lysine thúc đẩy sản xuất men tiêu hóa để kích thích trẻ ăn ngon hơn và tiêu hóa dễ dàng, hiệu quả, gia tăng chuyển hóa thức ăn, hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng từ thực phẩm.Tăng cường lysine cho bé giúp cơ thể tạo kháng thể, phát triển sức đề kháng giúp làm giảm ho, loãng đờm ở trẻ.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: Aafp.org; Msdmanuals.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

104K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan