Làm thế nào để biết trẻ đã sẵn sàng đi học chưa?

Hầu hết các trường mầm non sẽ nhận trẻ ở khoảng 2,5 tuổi, nhưng điều đó không có nghĩa là con bạn đã sẵn sàng đi học mẫu giáo do trẻ không thích hoặc sợ đi học. Không có phương pháp nào hoàn hảo để xác định thời điểm trẻ sẵn sàng đi học, cách tốt nhất là dành thời gian suy nghĩ về con và nói chuyện với những người khác biết rõ về con bạn.

1. Lợi ích của việc cho trẻ đi học tại nhà trẻ?

Một nghiên cứu mang tính bước ngoặt về lợi ích của việc đi học mầm non của Tổ chức Carnegie đã kết luận rằng, những đứa trẻ bắt đầu đi học từ khi còn nhỏ sẽ có nhiều khả năng tốt nghiệp trung học và học đại học. Những đứa trẻ tham gia chương trình giáo dục sớm cũng khỏe mạnh và giàu có hơn những đứa trẻ không tham gia chương trình giáo dục sớm.

Giáo viên mẫu giáo sẽ chia sẻ với bạn rằng, có rất nhiều lợi ích của trường mầm non. Điểm mấu chốt là trẻ em đi học mầm non sẽ được chuẩn bị tốt hơn để thành công. Những đứa trẻ đi học mẫu giáo đã biết cách hòa đồng với những người khác và được chuẩn bị với nhiều kỹ năng ngôn ngữ hơn và nền tảng kiến ​​thức rộng hơn.

Theo các chuyên gia, trường mầm non thực sự giúp trẻ hòa nhập với xã hội, cho trẻ biết rằng việc học là điều rất thú vị và dạy trẻ cách chia sẻ, thỏa hiệp và hòa hợp với nhau như một nhóm. Nếu con bạn thực sự thích chơi với những đứa trẻ khác, có khả năng hòa nhập xã hội và tách biệt khỏi gia đình, thì con bạn có thể đã sẵn sàng để đi học.

Cô giáo mầm non
Trường mầm non giúp trẻ có sự chuẩn bị tốt hơn để thành công

2. Làm thế nào để xác định trẻ đã sẵn sàng đi học?

2.1 Con bạn có khá độc lập không?

Để học tại trường mầm non, đòi hỏi trẻ phải có những kỹ năng cơ bản nhất định. Ví dụ, hầu hết các trường mầm non sẽ muốn con bạn đã có khả năng ngồi bô. Con bạn cũng có thể tự lo cho bản thân ở một số nhu cầu cơ bản khác, chẳng hạn như rửa tay sau khi vẽ tranh, ăn trưa không cần hoặc cần ít sự trợ giúp, và ngủ một mình.

2.2 Trẻ đã có khoảng thời gian xa bạn chưa?

Nếu con bạn đã được người giữ trẻ hoặc người thân chăm sóc, trẻ sẽ được chuẩn bị tốt hơn để tách ra khỏi bạn khi ở trường mầm non. Những đứa trẻ đã làm quen với việc xa bố mẹ thường đi thẳng vào trường mầm non mà hầu như không liếc nhìn về phía sau để tìm bố mẹ. Nếu con bạn không có nhiều cơ hội để xa bạn, bạn có thể lên lịch cho trẻ xa bố mẹ một thời gian ngắn, chẳng hạn như một ngày cuối tuần với ông bà hoặc một ngày với người thân quen khác.

Nhưng ngay cả khi bạn không thể giải quyết các vấn đề tách trẻ ra khỏi bố mẹ, thì cũng đừng quá lo lắng. Nhiều trẻ em lần đầu tiên rời xa bố hoặc mẹ để đến trường mầm non và trẻ làm tốt.

Nhiều trường mầm non sẽ cho phép bạn đến đón trẻ sớm hơn trong những ngày đầu tiên đi học. Khi trẻ đã quen với môi trường mới, hãy để trẻ dần dần ở trường cả ngày.

2.3 Trẻ có thể tự chơi không?

Trường mầm non thường có những hoạt động mang tính thủ công và nghệ thuật đòi hỏi sự tập trung và khả năng tập trung vào một nhiệm vụ cá nhân. Nếu con bạn thích vẽ ở nhà hoặc mải mê với các câu đố và các hoạt động khác, thì con bạn đã sẵn sàng học tại trường mầm non.

Viết và vẽ nguệch ngoạc
Nếu trẻ thích vẽ và mải mê với các hoạt động cá nhân thì con đã sẵn sàng đi học

Nhưng ngay cả khi con luôn yêu cầu giúp đỡ mọi thứ, để chuẩn bị cho trẻ đi học, bạn có thể bắt đầu chuẩn bị cho con bằng cách sắp xếp thời gian để chơi với con trong nửa giờ hoặc lâu hơn. Chẳng hạn, trong khi bạn rửa bát, hãy khuyến khích trẻ nặn đồ chơi đất sét thành hình con vật.

Dần dần bạn để trẻ chơi một mình nhiều hơn. Mục tiêu của bạn ở đây là vừa phải giám sát trẻ và vừa để trẻ có thể tự chơi một mình mà không cần bạn hỗ trợ quá nhiều.

2.5 Trẻ đã sẵn sàng tham gia các hoạt động nhóm chưa?

Nhiều hoạt động ở trường mầm non yêu cầu tất cả trẻ em trong lớp tham gia cùng một lúc. Những tương tác này giúp trẻ có cơ hội chơi và học hỏi lẫn nhau, nhưng cũng yêu cầu trẻ phải ngồi yên, nghe truyện và hát. Điều này có thể rất khó khăn đối với trẻ em dưới 3 tuổi, vốn là đang ở độ tuổi thích chủ động khám phá và không phải lúc nào cũng sẵn sàng để chơi với những đứa trẻ khác.

Nếu con bạn chưa quen với các hoạt động nhóm, bạn có thể tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động đông người. Chẳng hạn, đưa trẻ đến giờ kể chuyện tại thư viện địa phương hoặc đăng ký cho trẻ tham gia một lớp học như nhào lộn để giúp trẻ làm quen với việc chơi với những đứa trẻ khác.

2.6 Trẻ có làm quen với việc giữ lịch trình đều đặn không?

Các trường mầm non thường tuân theo một lịch trình đã được lên kế hoạch: Thời gian tập hợp, giờ chơi, bữa ăn nhẹ, chơi ở sân, sau đó ăn trưa. Trẻ em có xu hướng cảm thấy thoải mái và dễ kiểm soát nhất khi những việc giống nhau xảy ra vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

Vì vậy, nếu con bạn không tuân theo lịch trình và mỗi ngày đều khác nhau, bạn nên thực hiện việc chuẩn hóa các ngày của trẻ trước khi bắt đầu cho trẻ đi học mẫu giáo. Bắt đầu bằng cách cung cấp các bữa ăn theo thời gian biểu đều đặn. Bạn cũng có thể lên kế hoạch đến thăm công viên vào mỗi buổi chiều hoặc thực hiện các hoạt động giống nhau mỗi ngày trước khi đi ngủ (tắm, sau đó đọc sách và đi ngủ).

Ăn đúng giờ
Cha mẹ cung cấp cho trẻ các bữa ăn theo thời gian biểu đều đặn

2.7 Liệu trẻ có đủ sức chịu đựng khi ở trường mầm non?

Dù là chương trình nửa ngày hay cả ngày, trường mầm non luôn khiến trẻ bận rộn, do trẻ sẽ phải tham gia vào các hoạt động cá nhân hoặc tập thể. Con của bạn có phát triển mạnh khi tham gia vào các hoạt động như thế này không, hay trẻ gặp khó khăn khi chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác mà không cáu kỉnh?

Một điều khác cần xem xét là làm thế nào và khi nào con bạn cần ngủ trưa. Các trường mầm non thường sắp xếp thời gian ngủ trưa sau bữa ăn trưa. Nếu con bạn có thể tiếp tục chơi cho đến lúc trưa hoặc thậm chí cả ngày, thì bé đã sẵn sàng đi đến trường.

Bạn có thể tăng cường khả năng chịu đựng của trẻ bằng cách đảm bảo cho trẻ có một giấc ngủ ngon. Nếu bạn có thể linh hoạt trong lịch trình của mình, như cho trẻ bắt đầu học chương trình nửa ngày để trẻ dễ hòa nhập với cuộc sống ở trường mầm non, đồng thời tăng dần thời lượng học trong ngày khi trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

2.8 Tại sao bạn muốn gửi trẻ đến trường mầm non?

Hãy cân nhắc kỹ về mục tiêu của bạn khi gửi con đến trường mầm non. Có thể có những lựa chọn khác nếu có vẻ trẻ chưa sẵn sàng cho cuộc sống ở trường học.

Bạn có lo lắng rằng nếu bạn không cho trẻ đi học thì trẻ sẽ không bao giờ sẵn sàng để đi học tại trường mẫu giáo? Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng có nhiều cách khác để trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết để thành công ở trường mẫu giáo, bao gồm cả yếu tố trẻ được đi học tại cơ sở mầm non uy tín hoặc dành thời gian ở nhà với bạn hoặc một người chăm sóc trẻ khác.

Một nghiên cứu của Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Hoa Kỳ (National Institutes of Child Health and Human Development) cho biết, trẻ có thể làm tốt mọi việc khi trẻ được chăm sóc bởi một người thực sự quan tâm đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, và người đó cần am hiểu và thực hiện những biện pháp chăm sóc, dạy dỗ phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Họ không cần phải làm việc tại một trường mầm non hoặc tổ chức khác để thực hiện những điều này.

Nếu bạn thấy rằng lý do chính mà bạn muốn gửi con mình đến trường mầm non là trẻ có vẻ háo hức muốn tìm hiểu những điều mới và khám phá, trẻ không nhận được đủ sự thích thú ở nhà hoặc trẻ đã sẵn sàng để mở rộng tầm nhìn xã hội và tương tác với những đứa trẻ khác, thì rất có thể đây là thời điểm lý tưởng để trẻ bắt đầu đi học.

Trẻ đi lớp mầm non
Cho trẻ đến trường khi bé đã sẵn sàng mở động tầm nhìn xã hội và tương tác với các bạn

Khi được làm quen với môi trường mới, nhất là trường học thì trẻ sẽ được hỏi hỏi thêm nhiều điều bổ ích, tuy nhiên bố mẹ cũng cần chuẩn bị tâm lý và kiến thức bởi trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Nguồn tham khảo: babycenter.com, webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan