Thế nào là suy dinh dưỡng bào thai?

Có đến 10-20% trẻ em sinh ra với cân nặng dưới 2,5 kg bị suy dinh dưỡng bào thai. Trẻ bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ dù ở mức độ nào cũng đều bị tổn hại đến sự phát triển lâu dài về sau.

1. Thế nào là suy dinh dưỡng bào thai?

Nếu sinh đủ tháng mà cân nặng lúc đẻ chỉ dưới 2,5 kg thì khả năng cao là bé bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ. Các nhà chuyên môn phân chia ra thành 3 mức độ suy dinh dưỡng:

  • Loại nhẹ: Trẻ có chiều dài bình thường và cân nặng giảm ít so với trẻ có cân nặng và tuổi thai tương ứng.
  • Loại trung bình: Trẻ có chiều dài và cân nặng giảm, vòng đầu bình thường.
  • Loại nặng: Trẻ có vòng đầu, chiều dài và cân nặng đều giảm.

Những trẻ có vòng đầu bình thường là loại suy dinh dưỡng nhẹ nhất. Khi phát triển trong thời kỳ bào thai, sự phân chia tế bào đã tương đối hoàn chỉnh, khối lượng tế bào bình thường, do đó vấn đề nuôi dưỡng không khó khăn lắm. Nếu sống qua được giai đoạn sơ sinh và nuôi dưỡng đúng cách thì sau này trẻ sẽ phát triển tương đối bình thường về mặt tinh thần và vận động.

Nếu trẻ có vòng đầu nhỏ khi sinh, thì đó là biểu hiện giảm rõ rệt số lượng tế bào trong cơ quan, chủ yếu là tế bào não ngay trong bào thai. Nếu ở mức độ trung bình, trẻ có thể sống qua được giai đoạn sơ sinh, nhưng khi sinh những trẻ này thường bị ngạt, viêm phổi, chảy máu, giảm đường huyết. Những trẻ này sẽ không phát triển bình thường, có khi chậm phát triển về tinh thần, chậm lớn và thậm chí còn có di chứng thần kinh. Nếu ở mức độ nặng, trẻ có thể bị chết trong giai đoạn sơ sinh do bị ngạt, viêm phổi, hít phải nước ối và bị nhiễm trùng nặng.

nao-la-suy-dinh-duong-bao-thai-1
Suy dinh dưỡng trong bụng mẹ

2. Phát hiện suy dinh dưỡng bào thai bằng cách nào?

Thai phụ có thể phát hiện sớm thai nhi bị suy dinh dưỡng bào thai qua các kỳ thăm khám.

Dựa vào các thông số như chiều cao tử cung, vòng bụng, các bác sĩ có thể chẩn đoán kích thước vòng bụng có tương xứng với tuổi thai nhi hay không.

Bên cạnh đó, mức độ tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai cũng có thể giúp nhận biết thai nhi có bị suy dinh dưỡng hay không. Trong các trường hợp thai nhi phát triển tốt, thai phụ thường tăng từ 10 – 12kg.

3. Nguyên nhân suy dinh dưỡng bào thai

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sinh non cũng như làm thai chậm lớn trong tử cung. Những yếu tố này đều có thể dẫn đến sự chậm lớn của thai mà nguồn gốc chính là do rối loạn dinh dưỡng của nhau thai, thêm vào đó sự tổn thương và rối loạn huyết động ở bánh nhau sẽ cản trở việc vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi thai, làm cho đứa trẻ không thể lớn lên được.

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai:

  • Nguyên nhân từ mẹ:

Người mẹ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim, thận, thiếu máu,...các trường hợp lớn tuổi sinh con so, hay sinh quá nhiều... đều có thể là nguyên nhân khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng bào thai.

Bệnh nhiễm trùng ở người mẹ: Nếu mẹ mắc các bệnh nhiễm trùng, nhất là siêu vi trùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì thai dễ bị chậm phát triển. Hiện tượng suy dinh dưỡng của thai có thể xảy ra từ tuần thứ 20. Ở thời điểm này, siêu vi trùng trong cơ thể mẹ dễ xâm nhập vào nhau thai và ảnh hưởng trực tiếp đến thai, làm ngừng sự phát triển của các tế bào. Những trường hợp này cũng dễ dẫn đến khả năng gây ra thai dị dạng. Do vậy đây là một nguy cơ gây suy dinh dưỡng thai trong tử cung cần được hết sức lưu ý.

Ngoài ra, người ta thấy rằng, những người mẹ có cân nặng dưới 40kg và chiều cao dưới 1,4m có thể sinh con đủ tháng, nhưng cân nặng thường dưới 2,500 kg.

  • Bệnh từ nhau thai:

Chủ yếu là tổn thương bánh nhau, gây rối loạn huyết động và dẫn tới suy nhau thai. Nhau thai bị bệnh thể hiện bằng nhiều hình thái như: có nhiều điểm tắc mạch nhỏ, gai nhau không có mạch máu, hoặc tắc mạch, bánh nhau bị vôi hóa từng vùng hay bị xơ hóa trong các bệnh nội tiết, nhiễm độc thai nghén kéo dài. Nếu nhau xơ hóa, gai nhau sẽ bị thoái hóa làm cho sự trao đổi sinh lý giữa mẹ và con bị suy giảm dẫn đến thai không phát triển được. Trường hợp bị suy mạn tính, thai có thể bị chết trong bụng mẹ, hoặc chết gần ngày sinh. Ngoài ra, các trường hợp dị dạng bánh nhau cũng làm cho tuần hoàn mẹ con bị cản trở.

  • Chế độ dinh dưỡng của người mẹ

Chế độ ăn uống của người mẹ kém có thể sẽ sinh ra con bị nhẹ cân. Sự rối loạn dinh dưỡng của người mẹ, đặc biệt là thiếu protein sẽ làm cho thai chậm phát triển. Sự tăng cân chậm của người mẹ trong 3 tháng cuối của thai kỳ, hoặc tăng cân chậm dần từ tuần thứ 20 là nguyên nhân sinh ra thiếu cân.

nao-la-suy-dinh-duong-bao-thai-2
Chế độ ăn uống của người mẹ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi

Tất cả những chất dinh dưỡng có trong huyết tương của mẹ đều qua được màng nhau thai để nuôi trẻ, trừ một số chất do bị cản trở, hủy hoại, biến chất, hoặc một số kháng thể không qua được màng nhau. Vì vậy khả năng phòng bệnh của đứa trẻ cũng sẽ kém, nhất là những trẻ vốn đã yếu sẵn ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Ngoài ra, hiện tượng thiếu hụt các nguyên tố kim loại như sắt, đồng, mangan, magie trong chế độ ăn của người mẹ cũng gây tác hại xấu cho thai. Nếu người mẹ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khỏe mạnh mà thai vẫn phát triển chậm, thì phải chú ý tới sự cản trở vận chuyển các chất từ mẹ sang con và chắc chắn là bánh nhau không bình thường. Do vậy người mẹ cần đi khám để được điều trị.Do đó, trong thời gian mang thai, người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối và phải khám thai đầy đủ để sớm phát hiện và điều trị bệnh có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

29.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan