Nguyên nhân gây tăng tiết nước bọt ở trẻ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Nước bọt tiết ra rất có lợi cho quá trình tiêu hóa thức ăn và làm sạch vùng miệng. Khi lượng nước bọt tiết ra không được kiểm soát khiến cảm giác như miệng toàn nước bọt, đó rất có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc phải bệnh lý nào đó.

1. Hiện tượng tăng tiết nước bọt ở trẻ

Nước bọt là chất tiết có dạng nhờn, trong, hay có bọt, được tiết ra từ các tuyến nước bọt vào khoang miệng với nhiều công dụng khác nhau, quan trọng nhất chính là giúp việc làm nhuyễn và tiêu hoá một phần thức ăn trước khi chúng được tống xuống dạ dày, đồng thời điều hòa độ axit trong miệng giữ cho răng bớt bị sâu mòn.

Trong nước bọt có chất nhầy, có tác dụng bảo vệ niêm mạc miệng, làm trơn thức ăn, dễ nuốt. Nước bọt còn có những chất bài tiết theo nước bọt như ngưng kết nguyên của hồng cầu, nhờ đó có thể xác định nhóm hồng cầu bằng nước bọt, trong đó có canxi, có thể bị kết tủa thành sỏi ống nước bọt.

Nước bọt được tự động bài tiết mỗi khi niêm mạc miệng bị kích thích nhờ phản xạ không điều kiện, nhờ đó khi nhai thức ăn, nước bọt được tự động bài tiết. Nước bọt cũng còn bài tiết nhờ các phản xạ có điều kiện do các kích thích thường xuất hiện trong bữa ăn gây ra và là nguyên nhân khiến nước bọt tự bài tiết mỗi khi nhìn thấy thức ăn ưa thích.

Việc trẻ tăng tiết nước bọt có lẽ là do sự chuyển động của lưỡi và hàm đã kích thích tuyến nước bọt dưới lưỡi, dưới hàm... gây tăng tiết nước bọt. Hoặc việc tăng tiết nước bọt này là do những rối loạn thần kinh thực vật hoặc cũng có thể có những tổn thương thực thể trong miệng cũng như ống tiêu hoá gây ra.

2. Nguyên nhân gây tăng tiết nước bọt ở trẻ

Thực phẩm ngọt, cay nóng

Ăn thực phẩm ngọt hoặc cay nóng có thể kích thích miệng tiết nhiều nước bọt hơn để trung hòa lượng đường và giảm vị cay nóng.

Tắc ống dẫn tuyến nước bọt mang tai

Ống dẫn tuyến nước bọt mang tai giúp đưa nước bọt từ tuyến mang tai tới miệng. Vì lý do nào đó, sỏi có thể hình thành trong ống dẫn gây tắc nghẽn khiến cho nước bọt không thể lưu thông gây tăng tiết nước bọt.

Viêm tuyến nước bọt

Con người có ba tuyến nước bọt chính là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Tình trạng viêm ở một trong 3 tuyến này đều có thể dẫn tới tình trạng tiết nhiều nước bọt.

Nguyên nhân gây tăng tiết nước bọt ở trẻ
Tiết nhiều nước dãi có thể là “tín hiệu” của việc mọc răng

Mọc răng

Tiết nhiều nước dãi có thể là “tín hiệu” của việc mọc răng. Từ 6 – 8 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng sữa và bị chảy nhiều nước bọt hơn. Thay vì lo lắng, cha mẹ nên vui mừng khi sắp được nhìn thấy những chiếc răng nhỏ xinh của con nhú lên.

Và cũng trong giai đoạn mọc răng này của trẻ, cha mẹ cần theo dõi con nhiều hơn, vì ngoài việc chảy nước miếng nhiều, trẻ sẽ hay cắn, gặm nhấm bất cứ thứ gì trong tay, có thể khiến trẻ sốt, nên mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ phù hợp.

Vệ sinh răng miệng kém

Phản xạ tự nhiên của cơ thể đó là tiết nước bọt để rửa trôi các chất bẩn, thức ăn hay vi khuẩn ở vùng miệng. Nếu vệ sinh răng miệng kém thì cơ thể sẽ tự tiết ra nhiều nước bọt hơn để làm sạch vùng miệng.

Bệnh dại

Bệnh dại có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến chảy dãi nhiều. Các cơn co thắt quanh các cơ của họng và thanh quản khiến cho trẻ tiết nhiều nước bọt. Thật may căn bệnh này hiện nay ít gặp hơn nhiều so với trước đây.

Rối loạn tiết nước bọt thể tăng tiết

Khi dây thần kinh điều khiển tuyến nước bọt bị tổn thương sẽ dẫn đến rối loạn tiết nước bọt, đây có thể là nguyên nhân làm tăng tiết nước bọt.

Viêm dạ dày và trào ngược dạ dày

Van thực quản ở trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, có thể đóng mở bất cứ lúc nào, chính điều này khiến trẻ hay bị nôn trớ.

Tăng tiết nước bọt là một trong các triệu chứng cơ bản của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quảnviêm dạ dày. Hiện tượng đó xảy ra nhằm trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Đồng thời axit dư thừa càng nhiều thì miệng sẽ càng tiết nhiều nước bọt.

Đặc điểm của giai đoạn phát triển

Giai đoạn từ 2- 4 tháng tuổi, miệng trẻ sẽ tiết nhiều nước miếng, nước bọt hơn báo hiệu mốc phát triển mới của trẻ. Nhưng vì trẻ chưa thể kiểm soát dòng chảy nước miếng này, nên sẽ chảy dãi ra nhiều hơn so với những tháng trước đó.

Nhiễm trùng miệng

Tuyến nước bọt của trẻ sẽ hoạt động nhiều hơn khi trẻ bị nhiễm trùng trong khoang miệng, do mẹ không vệ sinh khoang miệng đúng cách cho trẻ, vi khuẩn bên ngoài có thể xâm nhập và tấn công, gây nhiều vấn đề cho nướu, khoang miệng.

Đường tiêu hóa của trẻ không tốt

Khi trẻ gặp những vấn đề bất thường về hệ tiêu hóa như: viêm ruột, viêm đau dạ dày, đau bụng tiêu chảy, ăn uống khó tiêu,... thì nước bọt cũng tiết ra nhiều hơn bình thường.

Bởi nước miếng, nước dãi có vai trò dung hòa môi trường axit trong dạ dày, giúp trẻ phần nào giảm chứng đau bụng, ổn định hoạt động hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.

Trẻ mắc các bệnh về hô hấp

Các bệnh về hô hấp như: viêm họng, viêm xoang mũi,... đều có triệu chứng nghẹt mũi, khó thở, khiến trẻ phải dùng miệng để thở. Khi ngủ thì dùng miệng thở sẽ khiến dòng chảy nước miếng dễ trào ra ngoài hơn.

Nguyên nhân gây tăng tiết nước bọt ở trẻ
Trẻ mắc các bệnh về hô hấp như: viêm họng, viêm xoang mũi,...

Trẻ mắc các bệnh về thần kinh

Bại não, dị tật bẩm sinh, chấn thương vùng đầu,... cũng khiến trẻ tiết nước bọt, nước miếng nhiều hơn so với bình thường.

Tuy nhiên, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu chảy nhiều nước miếng, nước dãi, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Tốt nhất, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ khám sức khỏe để biết cụ thể hơn vì sao con gặp tình trạng này, nếu có mắc bệnh lý gì sẽ kịp thời được chữa trị sớm.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108... Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

295.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Lerole-40
    Công dụng thuốc Lerole-40

    Thuốc Lerole 40 chứa hoạt chất Pantoprazole được chỉ định trong điều trị các bệnh lý về dạ dày như bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, phòng ngừa đau dạ dày do thuốc kháng viêm ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • Rovacent
    Công dụng thuốc Rovacent

    Thuốc Rovacent dạng viên nén bao phin, được chỉ định sử dụng cho các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới, nhiễm khuẩn đường sinh dục, xương khớp hoặc phòng ngừa tái phát thấp khớp cấp tính.

    Đọc thêm
  • Assozole
    Công dụng thuốc Assozole

    Thuốc Assozole được bào chế dưới dạng viên nang chứa pellet kháng acid dạ dày, có thành phần chính là Omeprazole. Thuốc được sử dụng trong điều trị loét đường tiêu hóa, trào ngược dạ dày - thực quản,...

    Đọc thêm
  • Ronaeso
    Công dụng thuốc Ronaeso

    Thuốc Ronaeso được sử dụng trong điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, phòng ngừa tái phát viêm thực quản, viêm sướt thực quản do trào ngược,... Vậy công dụng thuốc Ronaeso là gì?

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Ulpan
    Công dụng thuốc Ulpan

    Thuốc Ulpan là một loại thuốc kê đơn được sử dụng trong điều trị một số tình trạng bệnh lý đường tiêu hóa. Vậy thuốc Ulpan là thuốc gì và cách sử dụng loại thuốc này như thế nào?

    Đọc thêm