Những điều cần biết nếu con bạn muốn đeo kính áp tròng

Đeo kính áp tròng ngày càng trở nên phổ biến vì chúng khiến đôi mắt trông đẹp hơn. Tuy nhiên, đeo kính áp tròng không đúng cách luôn gây ra thương tích nghiêm trọng, đặc biệt là trẻ em. Vậy khi nào có thể cho trẻ đeo kính áp tròng?

1. Ưu điểm của việc đeo kích áp tròng

Kính áp tròng hay một số sản phẩm liên quan đến kính áp tròng được xem là thiết bị y tế, theo quy định của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Đeo kính áp tròng có thể mang lại những lợi ích sau:

  • Không bị vỡ gọng kính và tròng kính khi chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động mạnh.
  • Cải thiện thị lực đối với những trẻ bị cận thị nặng so với kính cận đeo mắt thông thường.

Tuy nhiên, đeo kính áp tròng nên được thực hiện đúng cách, an toàn, có trách nhiệm và chỉ được đeo dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa mắt, nếu không, có thể gây ra chấn thương nghiêm trọng cho mắt.

2. Các rủi ro khi đeo kính áp tròng

Không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng phù hợp sử dụng kính áp tròng. Nếu muốn cho trẻ đeo kính áp tròng, cần thận trọng với một số hành động thông thường có thể dẫn đến thương tích như: mang kính của trẻ khác, kính bị ẩm, trẻ không tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ mắt, đeo kính áp tròng thời trang được mua từ cửa hàng, internet và các nguồn không đáng tin cậy.

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp cấp cứu mỗi năm vì chấn thương và biến chứng do sử dụng các thiết bị y tế liên quan đến đeo kính áp tròng như: nhiễm trùng mắt, trầy xước mắt.

Trong đó, nghiêm trọng nhất là viêm loét giác mạc do bị nhiễm trùng nặng. Mặc dù hiếm gặp, nhưng nếu tình trạng viêm loét không được điều trị và kiểm soát nhanh có thể khiến trẻ bị mất thị lực vĩnh viễn. Bên cạnh đó, nếu không thực hiện các biện pháp an toàn có thể làm tăng nguy cơ viêm loét giác mạc.

Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, các chuyên gia chăm sóc mắt thường không khuyến nghị đeo kính giãn tròng, vì có thể làm tăng nguy cơ viêm loét giác mạc. Ngoài ra, trẻ bị dị ứng không nên đeo kính áp tròng vì sẽ gây ngứa, bỏng rát.

Những rủi ro và tác hại khi đeo kính áp tròng thường xuyên
Những rủi ro và tác hại khi đeo kính áp tròng thường xuyên

3. Cách đeo kính áp tròng an toàn

Để đeo kính áp tròng an toàn và hạn chế những tổn thương có thể xảy ra, dưới đây là một số mẹo cần ghi nhớ:

  • Rửa tay trước khi lau hoặc lắp kính, sau đó sử dụng một chiếc khăn vải sạch và không xơ để lau khô tay.
  • Thực hiện theo chỉ dẫn việc vệ sinh kính áp tròng.
  • Chỉ sử dụng những sản phẩm kính áp tròng được bác sĩ mắt khuyên dùng.
  • Tránh để kính áp tròng bị ẩm do tiếp xúc với nước hoặc dung dịch khác.
  • Không mang kính trong thời gian dài hơn so với quy định. Không đeo kính áp tròng khi ngủ trừ khi được chỉ định và hướng dẫn sử dụng.
  • Tránh mang kính áp tròng không phải của mình.
  • Luôn mang kính thuốc.
  • Mang kính bảo hộ hoặc dụng cụ che kính khi chơi, tập luyện thể thao.
  • Khi trang điểm, hãy mang kính trước khi sử dụng mỹ phẩm và tẩy trang sau khi đã tháo kính ra.
  • Nên mang theo một cặp kính dựng phòng khác.
  • Khi bị đỏ mắt, tạm thời không đeo kính áp tròng.
  • Hãy tháo kính và đến bác sĩ chuyên khoa mắt khi mắt bị kích ứng, ngứa, rát, đỏ.

4. Những điều cần lưu ý khác khi đeo kính áp tròng

Hầu hết trẻ không được khuyến cáo đeo kính áp tròng trong khi ngủ, thay vào đó, trẻ được khuyên sử dụng thấu kính. Mặc dù vậy vẫn có một số loại kính áp tròng có thể có lợi nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại như:

  • Kính áp tròng dùng một lần: Kính áp tròng dùng một lần được FDA đã phê duyệt cho trẻ bắt đầu mang từ 8 - 12 tuổi để làm giảm sự tiến triển bệnh cận thị ở trẻ.
  • Kính áp tròng cứng: Đeo kính áp tròng loại cứng khi ngủ nhằm giảm độ cận thị có thể là yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt, thậm chí dẫn đến việc mất thị lực.
  • Kính áp tròng thời trang: Một số kính áp tròng thời trang có thể giúp làm đẹp nhưng chúng không có khả năng điều chỉnh thị lực. Mặc dù vậy, chúng vẫn là thiết bị y tế và cần được mua theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh rủi ro.

Trẻ đeo kính áp tròng có thể bị thương, khi đó cha mẹ hãy liên hệ các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để được kiểm tra và tư vấn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: fda.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan