Phác đồ điều trị hẹp môn vị phì đại ở trẻ em

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Văn Trọng - Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Nhi, phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Hẹp môn vị phì đại ở trẻ em là một cấp cứu thường gặp. Trong đó có hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán đúng và phẫu thuật kịp thời.

1. Hẹp môn vị phì đại là gì?

  • Hẹp phì đại môn vị ở trẻ em là 1 dạng bệnh lý ở đường tiêu hoá bẩm sinh do lớp cơ môn vị (phần nối liền dạ dày với ruột non) phì đại tăng sinh dày lên làm lòng môn vị bị hẹp lại, khiến thức ăn từ dạ dày không qua được để xuống ruột biểu hiện lâm sàng bằng hội chứng nôn.
  • Thương tổn giải phẫu trên đại thể dưới dạng u cơ môn vị hình bầu dục, đường kính ngang khoảng 2cm, dài 3-4cm. Phân tích bên trong cho thấy lớp cơ vòng bị phì đại làm hẹp lòng của môn vị.
  • Hẹp phì đại môn vị nếu không điều chẩn đoán sớm hoặc điều trị không đúng sẽ dẫn đến tình trạng mất nước ở trẻ biểu hiện mắt trũng, háo nước, nếp véo da mất chậm, sút cân nhanh chóng, suy kiệt nặng.
  • Nguyên nhân của hẹp môn vị phì đại chưa rõ ràng. Một số tác giả cho rằng là bệnh có liên quan đến gia đình, di truyền, chủng tộc.
Trẻ sơ sinh khò khè
Nếu không được chẩn đoán sớm thì có thể dẫn tới tình trạng suy kiệt nặng ở trẻ

2. Triệu chứng lâm sàng của hẹp môn vị phì đại ở trẻ

  • Sau khi trẻ được sinh ra có 1 khoảng thời gian trẻ ăn uống hoàn toàn bình thường cho đến lúc xuất hiện nôn. Triệu chứng nôn có thể xuất hiện sớm sau sinh 3-4 tuần hoặc xuất hiện muộn 5 tháng sau sinh.
  • Biểu hiện nôn trong hẹp môn vị phì đại rất đặc hiệu: Nôn xuất hiện muộn sau bữa ăn, nôn vọt, nôn thành tia, nôn dễ dàng, số lượng nhiều, Nôn ra sữa, cặn sữa. Nôn nhiều làm cho bệnh nhân mất nước, sút cân, táo bón, tiểu ít.
  • Khám bụng thường thấy vùng dưới rốn lõm hay còn gọi là bụng lõm lòng thuyền, vùng trên rốn chướng.
  • U cơ môn vị có thể sờ thấy khi bệnh nhân đến muộn. Đó là khối chắc, nhẵn như quả táo nằm dưới sườn phải .
  • Siêu âm có hình ảnh u cơ môn vị dưới hình dáng của một hình càng cua tạo nên bởi một vòng giảm âm tương ứng với cơ bị phì đại và vùng trung tâm tăng âm và niêm mạc bị gấp nếp.

3. Phác đồ điều trị hẹp môn vị phì đại ở trẻ

  • Điều trị nội khoa

Hồi sức cho trẻ bằng điều chỉnh các rối loạn nước điện giải và thăng bằng kiềm toan. Khi được chẩn đoán xác định cần cho trẻ nhịn ăn, đặt sonde dạ dày, truyền dịch.

  • Điều trị ngoại khoa

Chỉ định phẫu thuật mở cơ môn vị ngoài niêm mạc là bắt buộc để điều trị hẹp môn vị. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm: mổ mở hoặc mổ nội soi

Các biến chứng của phẫu thuật

  • Thủng niêm mạc môn vị, chảy máu, nhiễm trùng vết mổ.
  • Nôn sau mổ: Nguyên nhân nôn có thể do niêm mạc dạ dày và môn vị còn phù nề hoặc do mở cơ môn vị không hoàn toàn.

Điều trị sau mổ

Nuôi ăn tĩnh mạch
Sau phẫu thuật điều trị, trẻ sẽ được nuôi ăn tĩnh mạch cho đến khi hồi phục
  • Rút ống thông dạ dày sớm
  • Trong trường hợp nếu bị thủng tá tràng cần dẫn lưu dạ dày sau mổ và kháng sinh điều trị.
  • Nuôi ăn tĩnh mạch cho đến khi bé ăn uống bình thường được.
  • Bắt đầu ăn lại sau mổ 4 giờ ăn theo nhu cầu.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan