Tật đầu nhỏ ở thai nhi - Những điều mẹ bầu cần biết

Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Võ Tá Sơn - Bác sĩ Y học bào thai - Khoa Y học Bào thai - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Tật đầu nhỏ hay còn được gọi hội chứng teo não, đây là một rối loạn thần kinh rất hiếm gặp. Trẻ sơ sinh không may mắc tật đầu nhỏ sẽ có kích cỡ vòng đầu nhỏ hơn những đứa trẻ khác cùng tuổi và cùng giới. Vậy tật đầu nhỏ là gì? Cần làm những xét nghiệm gì để chẩn đoán chính xác căn bệnh này?

1. Tật đầu nhỏ là gì?

Chẩn đoán tật đầu nhỏ đề cập đến một số em bé có đầu nhỏ khi đo chu vi vòng đầu bằng phương pháp siêu âm trong thai kỳ, hoặc bằng thước quấn quanh đầu sau khi sinh. Nếu chu vi vòng đầu của em bé nhỏ hơn nhiều so với chu vi vòng đầu trung bình của nhóm tuổi hoặc tuần thai thì sẽ được bác sĩ chẩn đoán trẻ mắc dị tật đầu nhỏ.

Thông thường, phép đo sẽ phải có hai độ lệch chuẩn (2SD) dưới mức trung bình, hoặc nhỏ hơn 95% các thai nhi hoặc em bé có cùng độ tuổi thì được coi là tật đầu nhỏ. Siêu âm để xác định tật đầu nhỏ được thực hiện tốt vào tuần thứ 28 hoặc trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Hình ảnh minh họa tật đầu nhỏ sau sinh
Hình ảnh minh họa tật đầu nhỏ sau sinh

2. Tật đầu nhỏ ở thai nhi xảy ra như thế nào?

Có một số nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tật đầu nhỏ. Bệnh có thể do di truyền nếu cha và/hoặc mẹ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down có thể dẫn đến tật đầu nhỏ.

Ngoài ra, việc mẹ mắc một số bệnh nhiễm trùng trong khi mang thai có thể dẫn đến em bé bị tật đầu nhỏ như các loại nhiễm trùng cytomegalovirus (CMV), rubella, HIV, toxoplasmosis, herpes, giang mai và gần đây nhất là virus Zika. Việc mẹ sử dụng rượu, ma túy, hoặc hút thuốc lá trong thai kỳ hoặc suy dinh dưỡng nặng có thể làm tăng nguy cơ tật đầu nhỏ ở thai nhi.

Đặc biệt, nếu trong quá trình mang thai, người mẹ tiếp xúc với bức xạ ion hóa hoặc kim loại nặng như thủy ngân và asen sẽ gây ra tổn thương não đang phát triển của thai nhi hoặc trẻ sơ sinh, nguyên do này cũng có thể dẫn đến sự khởi phát của tật đầu nhỏ.

XEM THÊM: Trẻ bị tật đầu nhỏ, điều trị thế nào?

3. Mẹ bầu nên làm thêm xét nghiệm để chẩn đoán tật đầu nhỏ ở thai nhi?

Các xét nghiệm bổ sung sẽ được bác sĩ chỉ định nếu nghi ngờ thai phụ có bất thường, nghi ngờ thai nhi mắc dị tật đầu nhỏ. Các đặc điểm khác được quan sát trên siêu âm chi tiết giải phẫu thai nhi có thể gợi ý cho một bệnh lý hoặc hội chứng đặc hiệu. Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể cần thiết trong một số tình huống nhất định định để hỗ trợ xác định nguyên nhân gây ra tật đầu nhỏ.

Trong trường hợp nghi ngờ có bất thường nhiễm sắc thể, xét nghiệm di truyền có thể được thực hiện. Nếu nghi ngờ nhiễm virus, xét nghiệm mẹ và thai nhi bằng cách lấy máu, chọc ối có thể được thực hiện giúp xác định em bé có bị nhiễm hay không?

Hình ảnh cộng hưởng từ tật đầu nhỏ.
Hình ảnh cộng hưởng từ tật đầu nhỏ.

4. Những điều mẹ bầu cần lưu ý trong thai kỳ?

Thực tế, em bé có thể không có các triệu chứng khác lúc sinh ngoài việc đầu bị nhỏ. Vì tật đầu nhỏ có thể đi kèm với một số tình trạng bệnh nhất định, điều quan trọng là người mẹ cần phải theo dõi tốt thai nhi trong suốt thai kỳ để đảm bảo rằng sự phát triển trẻ được đầy đủ và loại trừ các bất thường cấu trúc giải phẫu khác. Việc theo dõi này có thể đạt được thông qua việc đi khám thai thường xuyên và siêu âm thai định kỳ để theo dõi sự tăng trưởng của thai nhi và các vấn đề khác.

5. Tật đầu nhỏ có ảnh hưởng gì đến em bé khi sinh ra?

Một số trẻ bị tật đầu nhỏ có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào khác ngoài đầu nhỏ và việc có đầu nhỏ không nhất thiết dự báo về kết cục chức năng của trẻ sau này. Tuy nhiên, một số khác có thể khởi phát các vấn đề tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tật đầu nhỏ như: chậm phát triển tâm thần hoặc học tập khó khăn, các vấn đề về thị giác và/hoặc thính giác kém phát triển, bại não, co giật và tăng động.

Do đó, sau khi sinh trẻ có tật đầu nhỏ thì bạn sẽ được giới thiệu đến một bác sĩ chuyên khoa nhi thần kinh. Họ có thể theo dõi sự tăng trưởng và phát triển liên tục của trẻ và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp với nhu cầu cá nhân. Mặc dù, không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho tật đầu nhỏ, nhưng việc can thiệp sớm bằng chương trình kích thích và trò chơi có thể có lợi, cũng như việc phối hợp điều trị với nhân viên y tế chuyên sâu (ví dụ, vật lý trị liệu, nghề nghiệp, hoặc liệu pháp ngôn ngữ...).

6. Tật đầu nhỏ có thể tái mắc?

Khả năng tật đầu nhỏ tái phát ở những lần mang thai tiếp theo tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Tỷ lệ này có thể thay đổi và có thể dao động từ 25% đến 50% tùy thuộc vào việc chỉ một hoặc cả 2 bố mẹ cùng bị ảnh hưởng. Nếu tật đầu nhỏ là do bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down thì nguy cơ thêm vào chỉ khoảng 1% so với nguy cơ liên quan đến tuổi mẹ. Nếu tật đầu nhỏ là do nhiễm trùng hoặc tiếp xúc với các tác nhân khác, nguy cơ tái mắc ở thai kỳ tiếp theo là rất nhỏ.

Tật đầu nhỏ thai nhi là bệnh lý nguy hiểm, thường có tiên lượng xấu và được phát hiện sớm từ tuần thứ 28 của thai kỳ. Theo đó, khi thai nhi có các dấu hiệu tật đầu nhỏ, người mẹ sẽ cần phải làm các xét nghiệm, thực hiện các phương pháp chẩn đoán để tìm nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, do tật đầu nhỏ là dị tật khá hiếm gặp nên thai phụ cần thực hiện chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu với bác sĩ đã có kinh nghiệm chẩn đoán dị tật thai nhi từ sớm.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec nổi tiếng là địa chỉ quy tụ nhiều bác sĩ có kinh nghiệm siêu âm sàng lọc dị tật thai nhi và thực hiện các thủ thuật chẩn đoán, can thiệp trước sinh từ rất sớm. Bên cạnh đó, Vinmec cũng là một trong số rất ít bệnh viện có trang bị hệ thống máy siêu âm 4D cao cấp GE Voluson E10 giúp phát hiện chính xác đến hơn 95% dị tật. Đặc biệt, trong một số trường hợp cần chẩn đoán chuyên sâu tìm ra nguyên nhân, các bác sĩ tại Vinmec sẽ thực hiện kết hợp chụp cộng hưởng từ thai nhi với máy chụp MRI 3.0 Tesla có từ trường cao hơn cho phép máy khảo sát nhanh, tái tạo hình ảnh 3D chi tiết nên có ý nghĩa vô cùng to lớn chẩn đoán bất thường não trong tật đầu nhỏ, giúp các cặp vợ chồng có lựa chọn sớm trong thai kỳ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan