Thúc đẩy tăng trưởng thể chất ở trẻ 2-4 tuổi

Sự tăng trưởng vượt bậc - sự gia tăng nhanh chóng về chiều cao và cân nặng của trẻ có thể nhìn thấy rõ nhất trong những năm đầu đời và lứa tuổi dậy thì. Sự phát triển vượt bậc diễn ra trong một thời gian ngắn với những thời điểm khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về cách thúc đẩy tăng trưởng thể chất ở trẻ từ 2-4 tuổi.

1. Sự phát triển của trẻ em

Từ 2 đến 4 tuổi, trẻ tăng thêm khoảng 5-7 cm mỗi năm và cân nặng lên khoảng 1,8kg. (Từ 1 đến 3 tuổi, sự phát triển chủ yếu diễn ra ở chân và thân.)

Bác sĩ theo dõi sự phát triển của trẻ khi kiểm tra các chỉ số và biểu thị các con số trên biểu đồ (gọi là biểu đồ tăng trưởng) để đảm bảo kích thước của trẻ tương xứng và khỏe mạnh với lứa tuổi.

Phần trăm tăng trưởng cho biết chiều cao và cân nặng của trẻ so với những trẻ khác cùng tuổi và giới tính. Ví dụ, một đứa trẻ ở phân vị thứ 75 về chiều cao cao hơn 3/4 những đứa trẻ cùng trang lứa.

Những gì bác sĩ đang theo dõi là phần trăm chiều cao và cân nặng tỉ lệ thuận với nhau và chúng tiếp tục phát triển với tốc độ phù hợp. Sau 2 tuổi, các bác sĩ có xu hướng xem xét chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) để tầm soát bệnh béo phì. Tỷ lệ mỡ trong cơ thể giảm từ 1 đến 5 tuổi, do đó trẻ có vẻ ngoài gầy và cơ bắp hơn.

Sự tăng trưởng hiếm khi có sự ổn định và đồng đều. Thay vào đó, nó có xu hướng xảy ra nhanh chóng và vào một thời điểm cụ thể. Một số dấu hiệu của sự bùng nổ tăng trưởng đang diễn ra ở trẻ, bao gồm:

  • Trẻ có vẻ đói hơn bình thường hoặc ăn nhiều hơn
  • Trẻ có thể ngủ trưa lâu hơn bình thường hoặc ngủ lâu hơn vào ban đêm.
  • Trẻ có thể cáu kỉnh hoặc bám chặt hơn bình thường mặc dù bé không bị ốm.

Tuy nhiên, không nên quá chú trọng vào sự thúc đẩy tăng trưởng vượt bậc. Hầu hết chúng chỉ diễn ra trong vòng vài ngày.

Thông thường, cha mẹ nhận thấy sự phát triển vượt bậc của trẻ sau khi nó đã xảy ra. Bạn mặc cho con mình cùng một chiếc quần mà bé đã mặc tuần trước và chúng không còn dài đến mắt cá chân nữa hoặc bàn chân của bé có vẻ quá to so với giày của mình.

24 tháng tuổi
Từ 2 đến 4 tuổi, trẻ tăng thêm khoảng 5-7 cm mỗi năm và cân nặng lên khoảng 1,8kg

2. Đáp ứng với sự thúc đẩy tăng trưởng về thể chất của trẻ

Bạn không cần phải làm gì nhiều để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của trẻ, ngoài việc mua sắm thêm quần áo cho trẻ. Nếu trẻ có vẻ thèm ăn hơn bình thường, hãy cho trẻ ăn khẩu phần khác trong các bữa chính hoặc cho trẻ ăn vặt thường xuyên hơn.

Thói quen ăn uống của trẻ phát sẽ được hình thành sớm trong những năm đầu đời. Đó là lý do tại sao cha mẹ cần dạy và khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh. Điều này cần được hình thành từ khi trẻ còn nhỏ và tiếp tục kéo dài cho tới khi trẻ trưởng thành, kể cả khi trẻ đang trong quá trình tăng trưởng nhanh. Dưới đây là một số cách bạn có thể làm để thúc đẩy sự tăng trưởng về thể chất của trẻ:

  • Lựa chọn thực phẩm lành mạnh và đồ ăn nhẹ cho bản thân.
  • Chuẩn bị đồ ăn nhẹ cho trẻ, chẳng hạn như dự trữ trái cây như táo và chuối, rau sống như cà rốt và cần tây hoặc sữa chua ít béo.
  • Lựa chọn những loại thực phẩm chứa nhiều protein ít chất béo, rau và ngũ cốc nguyên hạt trong bữa ăn.
  • Cho trẻ ăn thức ăn lành mạnh, ngay cả khi trẻ không muốn. Không phải lúc nào trẻ em sẽ hứng thú với những loại thực phẩm mới. Nhưng nếu bạn tiếp tục cho trẻ làm quen những loại thực phẩm này, bạn sẽ cải thiện thói quen ăn uống lành mạnh của trẻ
  • Dạy trẻ cách lựa chọn bữa trưa lành mạnh ở trường.
  • Tránh ăn thức ăn nhanh.
  • Tránh đồ uống có đường như sô-đa và trà ngọt. Hạn chế cho trẻ uống không quá một ly nước hoa quả mỗi ngày.
  • Trẻ có thể ngừng ăn khi trẻ no, không ép trẻ ăn
  • Đừng dùng thức ăn như một phần thưởng. Thay vào đó, hãy thưởng khi trẻ có những hành vi tốt bằng một hoạt động vui vẻ của gia đình (ví dụ: đi chơi bowling thay vì ăn kem).

Một số trẻ lại ăn theo cảm xúc, ăn vì sự thoải mái, vì buồn chán, hoặc để đáp lại cảm xúc hơn là ăn vì dinh dưỡng hoặc vì đói. Ăn theo cảm xúc có thể dẫn đến ăn quá nhiều vì nó thường không phải là nhu cầu về chất dinh dưỡng hoặc calo. Theo thời gian, việc nạp thêm calo có thể khiến trẻ tăng cân và thừa cân hoặc béo phì. Ăn quá nhiều cũng có thể khiến trẻ cảm thấy xấu hổ.

Nếu bạn nhận thấy dấu hiệu ăn uống theo cảm xúc ở trẻ, hãy nói chuyện với trẻ về những lo lắng của bạn. Để trẻ có thể nhận thức được vấn đề mà bạn đang quan tâm, chẳng hạn như tập trung vào các giải pháp.

Bên cạnh chế độ ăn uống, để thúc đẩy tăng trưởng thể chất của trẻ, cha mẹ cần khuyến khích trẻ hoạt động thể chất. Điều này giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:

  • Giúp cơ thể đốt cháy calo thay vì lưu trữ chúng dưới dạng mỡ trong cơ thể.
  • Giúp giữ lượng đường trong máu cân bằng hơn và ở mức bình thường (đặc biệt quan trọng đối với trẻ em bị hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường).
  • Giảm huyết áp và mức cholesterol.
  • Giúp xương và cơ chắc khỏe.
  • Tăng cường sức mạnh và độ bền.
  • Giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ cũng như tinh thần.
  • Cải thiện cảm xúc của trẻ bằng cách giúp trẻ cảm thấy tốt hơn về cơ thể và ngoại hình của mình.
  • Ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể xảy ra như thừa cân và béo phì.

Không nên áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân cho trẻ mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Trẻ em cần một lượng calo và chất dinh dưỡng nhất định để tăng trưởng và phát triển.

Đối với một số trẻ em, ăn quá nhiều có thể là dấu hiệu của vấn đề ăn uống. Điều này có thể bao gồm ăn uống theo cảm xúc hoặc rối loạn ăn uống, chẳng hạn như rối loạn ăn uống vô độ.

Theo Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ (AAFP, hoạt động thể chất thường xuyên đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh ở trẻ, đồng thời khuyến khích tất cả trẻ em tích lũy ít nhất 60 phút hoạt động thể dục nhịp điệu vừa phải và tăng dần cường độ mỗi ngày. AAFP cũng khuyến khích phụ huynh và nhà trường ưu tiên hoạt động thể chất.

Một số cách bạn có thể thực hiện giúp trẻ tăng cường hoạt động thể chất nhằm đáp ứng quá trình tăng trưởng và phát triển, bao gồm:

  • Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị của trẻ không quá 2 giờ một ngày. Thời gian sử dụng thiết bị bao gồm xem TV..... Hãy trở thành tấm gương cho trẻ bằng cách giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử của chính bạn.
  • Giúp trẻ tìm các hoạt động thể chất mà chúng thích. Ví dụ như trẻ thích các hoạt động ngoài trời.
  • Hãy biến hoạt động thể chất trở thành một phần trong lối sống của cả gia đình bạn. Cùng nhau đi dạo, đạp xe hoặc làm việc nhà. Lên kế hoạch đi chơi cho cả gia đình.
Tháp dinh dưỡng
Thói quen ăn uống của trẻ phát sẽ được hình thành sớm trong những năm đầu đời

3. Những cơn đau xuất hiện trong quá trình tăng trưởng ở trẻ

"Những cơn đau đang phát triển" - những cơn đau âm ỉ ở chân, đặc biệt là xung quanh bắp chân, đầu gối và mặt trước của đùi. Tuy nhiên, Không có nghiên cứu nào cho thấy liên kết chúng với sự phát triển của cơ bắp hoặc xương.

Một số trẻ em cảm thấy đau nhức cơ bắp vào khoảng thời gian trước khi đi ngủ hoặc thức dậy với các cơn đau ở chân và tay sau khi ngủ một hoặc hai giờ. Những cơn đau này có thể ngày càng tăng. Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân gây ra vấn đề này nhưng tăng trưởng không phải là nguyên nhân; ngay cả khi ở đỉnh cao của sự phát triển vượt bậc ở tuổi vị thành niên, tốc độ phát triển của một đứa trẻ quá chậm để có thể gây nên sự đau đớn. Trẻ em không cảm thấy đau khi đang vui chơi; chỉ sau đó, khi các cơ thư giãn, cơn đau mới xuất hiện.

Khoảng 25 đến 40 % trẻ em xuất hiện cảm giác này, bắt đầu ở độ tuổi từ 3 đến 5 . Thường thì cơn đau làm trẻ thức giấc vào nửa đêm.

Bạn có thể không ngăn được những cơn đau ngày càng tăng, nhưng bạn có thể giúp trẻ bớt đau nhức bằng cách:

  • Cho trẻ nghỉ giải lao trong khoảng thời gian vui chơi tràn đầy năng lượng và khuyến khích trẻ tham gia nhiều môn thể thao và hoạt động. Bằng cách này, trẻ sẽ tập cho các nhóm cơ khác nhau và tránh tập quá sức cho cùng một nhóm cơ từ ngày này qua ngày khác.
  • Tắm nước ấm trước khi đi ngủ có thể giúp làm dịu cơ và giảm đau nhức.

Khi những cơn đau ngày càng tăng gây khó chịu, hãy nhẹ nhàng xoa bóp tay chân của trẻ.

Bạn có thể sử dụng 1 liều acetaminophen hoặc ibuprofen dành cho trẻ em.

Nếu cơn đau dữ dội hoặc kéo dài hơn 24 giờ, hãy báo cho bác sĩ để bác sĩ có thể loại trừ các nguyên nhân khác, bao gồm viêm khớp, rối loạn thấp khớp, nhiễm trùng, gãy xương và các vấn đề chỉnh hình khác.

Trẻ ngã, trẻ đau khớp
Một số trẻ em cảm thấy đau nhức cơ bắp vào khoảng thời gian trước khi đi ngủ hoặc thức dậy

Ngoài ra, trẻ cần được bổ sung thêm kẽm hàng ngày tuỳ theo độ tuổi để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, todaysparent.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

286 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan