Tìm hiểu về bệnh lý ống phúc tinh mạc ở trẻ em

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Văn Trọng - Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Nhi, phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Quá trình bít kín không hoàn toàn của ống phúc tinh mạc ở trẻ em sẽ gây ra các bệnh lý bẩm sinh như thoát vị bẹn, tràn dịch màng tinh hoàn, nang thừng tinh ... Nếu không điều trị kịp thời cho trẻ có thể dẫn đến biến chứng sốc nhiễm trùng do tổn thương ống tiêu hoá, nguy cơ tử vong cao.

1. Ống phúc tinh mạc là gì?

Ống phúc tinh mạc ở bé trai là phần kéo dài của ống phúc tinh mạc đến bìu, nằm trong ống bẹn và tạo nên thừng tinh. Thừng tinh bao gồm ống dẫn tinh và bó mạch thừng tinh, cả hai đều nằm áp vào thành của ống phúc tinh mạc. Khi bé trai được sinh ra, thì ống phúc tinh mạc sẽ xơ hoá và phần cuối cùng của ống sẽ tạo thành “cái bao” che phủ 3/4 tinh hoàn - bao tinh hoàn. Còn ở bé gái, ống phúc tinh mạc nằm ở bên trên môi lớn và tạo thành ống Nuck.

2. Bệnh lý ống phúc tinh mạc là gì?

Bình thường cuối thai kỳ, ống phúc tinh mạc sẽ tự động teo lại và tạo thành sợi xơ. Ở bé trai phần dưới cùng tạo thành bao tinh hoàn, nhưng nếu có một lý do nào đó ống phúc tinh mạch không hoạt động đúng như thường quy, sẽ xảy ra một số bệnh lý ống phúc tinh mạc ở bé trai bẩm sinh như:

  • Ống phúc tinh mạc bị rộng, do đó ruột và các tạng trong bụng có thể di chuyển xuống vùng bẹn-bìu và gây ra tình trạng thoát vị bẹn bẩm sinh.
  • Ống phúc tinh mạc teo lại và xơ hoá từng đoạn sẽ gây ra tình trạng ứ đọng dịch theo dọc thừng tinh tạo ra các nang thừng tinh.
  • Ống phúc tinh mạc teo lại tuy nhiên vẫn còn một ống nhỏ làm cho dịch ở bụng chảy xuống bìu, khi đó bao tinh hoàn bị ứ nước gây ra tình trạng tràn dịch mạc tinh bẩm sinh.

Ở bé gái, ống phúc tinh mạc có thể gây ra tình trạng thoát vị ống Nuck (thoát vị bẹn ở bé gái).

Bệnh lý ống phúc tinh mạc
Bệnh lý ống phúc tinh mạc

3. Xử trí các dạng ống phúc tinh mạc bẩm sinh

3.1. Thoát vị bẹn bẩm sinh ở bé trai

Tình trạng thoát vị bẹn có thể ở một bên hoặc cả hai bên và xuất hiện với dạng một khối u mềm nằm trên bẹn. Khối u này có thể thay đổi thể tích: khi trẻ nằm nó sẽ thu nhỏ lại và nó sẽ phình to khi trẻ chạy nhảy hay khóc. Thoát vị bẹn bẩm sinh ở trẻ trai có thể dẫn đến biến chứng nghẹt. Triệu chứng để phát hiện thoát vị bẹn nghẹt là khối thoát vị có thể gây đau và không đẩy lên được. Nếu điều trị muộn có thể dẫn đến tình trạng tắc ruột.

Xử trí thoát vị bẹn bẩm sinh của trẻ trai có thể xảy ra theo hai hướng:

  • Trường hợp thoát vị bẹn không bị nghẹt: cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ở Bác sĩ chuyên khoa ngoại nhi và có kế hoạch phẫu thuật sớm nhất có thể để tránh biến chứng nghẹt về sau. Bác sĩ có thể sẽ phẫu thuật khâu bít cổ ống phúc tinh mạc sát lỗ bẹn sâu. Sau đó có thể kiểm tra ống phúc tinh mạc bên kia để tránh bỏ sót thương tổn.
  • Trường hợp thoát vị bẹn bị nghẹt: Bác sĩ sẽ chỉ định mổ cấp cứu để giải phóng tạng thoát vị và khâu cổ túi thoát vị. Trường hợp này cũng không bóc túi thoát vị vì nó rất dễ bị rách.
ống phúc tinh mạc bẩm sinh
Thoát vị bẹn bẩm sinh

3.2. Xử trí thoát vị bẹn bẩm sinh ở bé gái

Thoát vị bẹn bẩm sinh ở bé gái (thoát vị ống Nuck) thường ít gặp hơn so với trẻ trai, nhưng đây là vấn đề rất cần được quan tâm trong điều trị vì đó là thoát vị buồng trứng kết hợp - trường hợp cực kỳ hiếm gặp.

Trường hợp thoát vị ống Nuck sau khi đẩy ruột lên có thể sờ thấy buồng trứng cùng với một khối nhỏ lăn ở dưới ngón tay và không đẩy lên được. Đối với tình huống này, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật sớm. Đối với thoát vị bẹn ở bé gái cổ túi có thể được thắt chung với dây chằng tròn, lỗ bẹn được khâu kín hoàn toàn cho nên tái phát bệnh xảy ra với tỷ lệ rất thấp.

3.3. Xử lý nang thừng tinh bẩm sinh

Nang thừng tinh bẩm sinh là khối tròn hoặc bầu dục có thể thay đổi thể tích (1-5cm) nằm trên đường đi của thừng tinh. Khối nang thường trơn láng, không đau và không nhỏ lại khi được nắn. Những trường hợp nang thừng tinh bẩm sinh sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật bóc bỏ u nang thừng tinh.

Khám nhi, khám trước tiêm phòng vacxin
Cha mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được thăm khám

3.4. Xử lý tràn dịch màng tinh hoàn bẩm sinh

Tràn dịch màng tinh hoàn có thể xuất hiện ngay sau khi được sinh ra hay một khoảng thời gian sau đó. Triệu chứng của bệnh cho thấy bìu dái căng vừa nhưng không có dấu hiệu đau, không sờ được tinh hoàn. Khi soi qua ánh sáng có thể thấy thể tích của bìu thay đổi tại các thời điểm khác nhau trong ngày: nó có thể to lên khi đi lại chạy nhảy nhiều và thu nhỏ khi trẻ nằm ngủ.

Với những trường hợp trẻ tràn dịch màng tinh hoàn bẩm sinh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khi trẻ sau hai tuổi. Bao tinh hoàn sẽ được mở, tiếp theo khâu bít lỗ thông của ống phúc tinh mạc và mở cửa sổ màng tinh hoàn.

Cha mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh lý ống phúc tinh mạc. Vinmec có đội ngũ các bác sĩ chuyên môn Nhi được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, giàu kinh nghiệm trong khám chữa các bệnh lý của trẻ sơ sinh, trẻ em và trẻ nhỏ dưới 16 tuổi. Vinmec trang bị Hệ thống vật tư y tế hiện đại, tiên tiến cùng chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ đem lại hiệu quả cao trong chẩn đoán và điều trị cho người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

23.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan