Top 5 thức ăn cần tránh cho bé bị rối loạn đường ruột?

Rối loạn đường ruột ảnh hưởng đến sự hấp thu và tiêu hóa thức ăn, có thể gây biếng ăn ở trẻ em. Cần cho bé ăn thức ăn gì và tránh thức ăn gì trong thời gian đường ruột bị rối loạn, là một chủ đề bố mẹ rất quan tâm.

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Phạm Lan Hương, Bác sĩ Nhi, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City

1. Nguyên tắc chung trong chế độ dinh dưỡng cho bé bị rối loạn đường ruột

Cha mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng cho bé bị rối loạn đường ruột như:

  • Nếu trẻ đang bú mẹ thì mẹ vẫn cho bú bình thường và tăng thêm số lần.
  • Trẻ không bú sữa thì mẹ cho bé ăn sữa công thức và cần tăng số lần ăn trong ngày dựa theo nhu cầu của trẻ.
  • Trẻ đã ăn bổ sung thì không kiêng khem quá mức. Cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ. Bao gồm tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày (6-8 bữa/ngày). Các món nên chế biến mềm, lỏng, dễ tiêu.
  • Khi trẻ giảm triệu chứng do rối loạn đường ruột, thì chuyển dần sang chế độ ăn bình thường.
  • Bù nước cho trẻ để phòng tránh mất nước.
Dinh dưỡng cho trẻ bị rối loạn đường ruột

2. Một số loại thực phẩm mẹ bổ sung cho bé

Việc bổ sung những thực phẩm cho bé trong thời gian bị rối loạn đường ruột được khuyến cáo gồm có:

  • Thức ăn từ gạo, lúa mì: trong đó gạo trắng là thực phẩm bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, không gây áp lực lên hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra, các mẹ có thể dùng gạo để nấu bột, nấu cháo, nấu cơm hoặc rang lên đun lấy nước uống bù dịch cho trẻ.
  • Mẹ có thể chế biến bánh mì nướng với bơ ít béo, tạo hương vị cực thơm ngon kích thích sự thèm ăn. Bánh mì có lượng chất xơ không quá nhiều, cần thiết với những bé bị tiêu chảy.
  • Các loại thịt như thịt gà, thịt lợn nạc, thịt bò, cung cấp lượng protein cần thiết để phục hồi cơ thể.
  • Rau xanh: Mẹ có thể tăng khẩu phần rau cho bé để bổ sung thêm một lượng lớn vitamin và khoáng chất cần thiết để tiêu hóa các chất béo không lành mạnh – một trong những nguyên nhân gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
  • Chuối: Chuối có chứa một lượng lớn kali nên sẽ giúp cung cấp điện giải cho trẻ bị thiếu hụt do nôn mửa, tiêu chảy. Chứa pectin là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong ruột trẻ. Bên cạnh đó chuối cũng chứa inulin là một loại probiotic, giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích đường tiêu hóa. Ngoài ra, bổ sung thêm 11 loại khoáng chất và 6 loại vitamin và năng lượng khi trẻ bị mệt mỏi.
  • Táo: Hàm lượng chất xơ hòa tan pectin trong táo giúp ích rất nhiều cho người bị tiêu chảy. Tuy nhiên, táo khi ăn sống còn cung cấp nhiều loại chất xơ khác nên sẽ khiến hệ tiêu hóa còn yếu phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa hết lượng chất xơ dồi dào trong loại trái cây này. Vì vậy, táo đã nấu chín không chỉ dễ tiêu hơn mà còn cung cấp rất nhiều lợi ích từ pectin, các dưỡng chất và lượng đường tự nhiên có trong táo. Dùng từ 2 đến 3 quả táo đã được nấu chín thành các món ăn ngon miệng mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể triệu chứng của tiêu hóa.
  • Sữa chua: chứa vi khuẩn có lợi lên men, giúp cải thiện sự rối loạn đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý trẻ có gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa do sữa (bất dung nạp lactose) không nhé.

Bên cạnh ăn thực phẩm tốt để khôi phục đường tiêu hóa, cha mẹ cần chú ý chế độ ăn tránh những thức ăn làm cho các triệu chứng của trẻ tồi tệ hơn. Các thực phẩm nên tránh bao gồm:

  • Thực phẩm chiên xào rán
  • Thực phẩm có đường và chất ngọt nhân tạo
  • Tránh quá nhiều chất xơ
  • Không uống đồ uống có ga
  • Thực phẩm tái, sống

Tránh ăn các loại thực phẩm khác có thể gây kích ứng ruột bao gồm:

  • Hành tây, tỏi, thức ăn cay
  • Thực phẩm được chế biến đóng gói sẵn
  • Thực phẩm sản sinh ra khí trong ruột, gây đầy hơi như cải bắp, bông cải xanh và súp lơ...
  • Trái cây họ cam quýt
  • Sản phẩm chế biến từ sữa nếu dị ứng

Bệnh viện nơi khám và điều trị cho trẻ nên là những cơ sở uy tín, không chỉ trình độ khám chữa bệnh được đảm bảo mà hệ thống trang thiết bị y tế, phòng khám cũng cần đạt chuẩn để bảo vệ sức khỏe non nớt của trẻ một cách tốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan