Trẻ chậm tăng cân (PHẦN 1)

Bài viết của Bác sĩ Hồ Thị Anh Thư - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Trong thời kỳ thơ ấu, trẻ tăng cân và lớn nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời. Tuy nhiên, một số trẻ không tăng cân với tốc độ bình thường, có thể ​​liên quan đến gen, sinh non hoặc do thiếu dinh dưỡng, hoặc vì nhiều lý do. Điều quan trọng là phải nhận biết và điều trị những trẻ không tăng cân bình thường vì đó có thể là dấu hiệu của tình trạng suy dinh dưỡng hoặc một bệnh lý tiềm ẩn cần được điều trị.

1. Thế nào là chậm tăng cân?

Chậm tăng cân được định nghĩa là trẻ tăng cân với tốc độ chậm hơn so với các trẻ cùng lứa tuổi và giới tính. Phạm vi cân nặng "bình thường" dựa trên cân nặng của hàng nghìn trẻ em. Biểu đồ tăng trưởng tiêu chuẩn được xuất bản bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) những biểu đồ này có sẵn cho nam và nữ và phù hợp với mọi chủng tộc và quốc gia.

Đối với trẻ em dưới hai tuổi, sử dụng tiêu chuẩn tăng trưởng của WHO. Đối với trẻ em từ hai tuổi trở lên, sử dụng biểu đồ tăng trưởng CDC. Trẻ em mắc các hội chứng di truyền có thể áp dụng các biểu đồ tăng trưởng đặc biệt. Ví dụ, một biểu đồ tăng trưởng cho trẻ em mắc hội chứng Down.

Tăng cân thường tuân theo một quá trình có thể dự đoán được từ giai đoạn sơ sinh đến tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, một số trẻ không tăng cân bình thường ngay từ khi sinh ra, trong khi những trẻ khác tăng cân bình thường trong một thời gian, sau đó chậm hoặc ngừng tăng cân. Tăng cân thường chậm lại trước khi trẻ chậm lại hoặc ngừng phát triển chiều cao. Trẻ được cho là tăng cân kém nếu trẻ không phát triển theo tốc độ mong đợi so với tuổi và giới tính của trẻ.

2. Nguyên nhân gây chậm tăng cân

Bé chậm tăng cân không phải là một bệnh, mà là một triệu chứng, có nhiều nguyên nhân có thể gây ra. Nguyên nhân của việc chậm tăng cân bao gồm:

  • Không tiêu thụ đủ năng lượng (tính bằng calo) hoặc không tiêu thụ protein (đạm), chất béo và carbohydrate (bột) phù hợp.
  • Không hấp thụ đủ lượng chất dinh dưỡng
  • Nhu cầu năng lượng cao hơn bình thường

Chậm tăng cân có thể do bệnh lý, rối loạn phát triển hoặc hành vi, thiếu thức ăn. Các nguyên nhân phổ biến gây tăng cân kém ở mỗi lứa tuổi được mô tả dưới đây:

  • Trước khi sinh - Nhỏ so với tuổi khi sinh (được gọi là chậm tăng trưởng trong tử cung), sinh non, nhiễm trùng trước khi sinh, dị tật bẩm sinh, tiếp xúc với thuốc / chất độc hạn chế sự phát triển trong thai kỳ (ví dụ: thuốc chống co giật, rượu, khói thuốc lá, caffeine, ma túy).
Bé chậm tăng cân có thể do sinh non
Bé chậm tăng cân có thể do sinh non gây ra

  • Sơ sinh đến sáu tháng - Chất lượng bú kém (dù bú mẹ hay bú bình), pha chế không đúng công thức, vấn đề cho con bú, không đủ số lần cho ăn, tương tác với thức ăn kém (ví dụ, trẻ bị trớ hoặc nôn trớ trong khi bú và người chăm sóc cho rằng trẻ đã no) bị bỏ mặc, dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến khả năng ăn uống hoặc tiêu hóa bình thường của trẻ, cho ăn ít (đôi khi liên quan đến thiếu ăn, nghèo đói, hoặc không hiểu nhu cầu ăn uống của trẻ sơ sinh); không dung nạp protein sữa, các vấn đề về miệng / họng của trẻ khiến trẻ khó bú hoặc nuốt (ví dụ như sứt môi và vòm miệng), bệnh lý ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng (xơ nang), bệnh lý làm tăng lượng calo cần thiết (bệnh tim bẩm sinh), trào ngược dạ dày thực quản.
  • Từ 7 đến 12 tháng - Các vấn đề về ăn uống (ví dụ, đấu tranh giữa trẻ và người chăm sóc về những gì sẽ được ăn, các vấn đề về miệng của trẻ khiến trẻ khó thích nghi với việc nhai hoặc nuốt thức ăn thô, chậm ăn thô, từ chối ăn thức ăn mới và người chăm sóc không cho ăn. Trẻ bị ký sinh trùng đường ruột, dị ứng thực phẩm.
  • Trên 12 tháng - Hành vi (ví dụ, trẻ kén ăn hoặc kén ăn hoặc trẻ dễ bị phân tâm trong bữa ăn), căng thẳng xảy ra trong gia đình (ly hôn, ba mẹ mất việc, anh chị em mới, người thân qua đời, v.v.); các yếu tố xã hội (cho ăn ít liên quan đến sợ ăn quá nhiều, hạn chế lựa chọn thực phẩm, nghèo đói), rối loạn ăn uống dựa trên cảm giác ở trẻ em bị rối loạn phát triển (ví dụ, rối loạn phổ tự kỷ), rối loạn chức năng nuốt, uống quá nhiều sữa hoặc nước trái cây, không được cung cấp đủ thức ăn hoặc sự kết hợp phù hợp của các loại thực phẩm lành mạnh, bệnh celiac, dị ứng thực phẩm

3. Chẩn đoán chậm tăng cân

Nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ biếng ăn chậm tăng cân hoặc ngừng tăng cân, điều quan trọng là phải cố gắng xác định và điều trị nguyên nhân cơ bản. Bước đầu tiên là xem xét đầy đủ bệnh sử và khám sức khỏe. Hầu hết trẻ em sẽ không yêu cầu xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm hình ảnh, mặc dù xét nghiệm có thể được khuyến nghị trong một số trường hợp nhất định.

Người chăm sóc nên chú ý nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện sau đây:

  • Nôn, tiêu chảy hoặc nhai lại (nuốt, nôn trớ, sau đó nuốt lại thức ăn).
  • Tránh thực phẩm có kết cấu đặc biệt (ví dụ: cứng hoặc giòn), có thể là dấu hiệu của vấn đề nhai / nuốt hoặc chán ăn.
  • Tránh các loại hoặc nhóm thực phẩm (ví dụ: sữa, lúa mì), có thể là dấu hiệu của dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm.
  • Uống một lượng lớn chất lỏng ít calo, sữa ít béo hoặc nước trái cây. Uống những đồ uống này có thể khiến trẻ không ăn được thức ăn đặc, chứa nhiều calo hơn.
  • Uống nhiều sữa nguyên chất, có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.
  • Tuân theo chế độ ăn kiêng (ví dụ: ăn chay, không chứa lactose, lúa mì hoặc không chứa gluten).

bé chậm tăng cân
Bé chậm tăng cân có thể gặp tình trạng nôn trớ

Người chăm sóc cũng nên chú ý đến việc họ đã loại bỏ thực phẩm khỏi chế độ ăn của trẻ do lo lắng về tác dụng của những thực phẩm này (ví dụ: đau bụng, tiêu chảy, "tăng động").

Bác sĩ cũng có thể hỏi về gia đình của trẻ, bao gồm cả những người sống trong nhà trẻ, nếu có những thay đổi hoặc căng thẳng gần đây (ví dụ: ly hôn, bệnh tật, cái chết, anh chị em mới), hoặc nếu bất kỳ ai trong nhà có vấn đề về tâm lý, bệnh tật, bao gồm tiền sử rối loạn cho ăn / ăn uống. Bác sĩ cũng có thể hỏi về nguồn cung cấp thực phẩm hoặc tình trạng thiếu ăn (ví dụ, nếu đã có ngày ai đó trong gia đình đói vì không có đủ tiền ăn). Mặc dù những câu hỏi này có thể khó trả lời, nhưng điều quan trọng là phải trung thực.

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu người chăm sóc ghi chép lại mọi thứ mà trẻ ăn và uống trong vài ngày. Điều này có thể giúp xác định xem trẻ có ăn đủ lượng và đa dạng thức ăn hay không.

Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần lưu ý rằng, ngoài việc duy trì một lối sống cùng chế độ ăn uống hoàn chỉnh, trẻ cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho trẻ dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan