Trẻ hay quấy khóc về đêm, có phải bị còi xương?

Trẻ hay quấy khóc về đêm gây nhiều phiền toái cho các bậc cha mẹ. Nhiều người cho rằng những đứa trẻ còi xương hay quấy khóc về đêm. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ hay quấy khóc về đêm. Hiểu được nguyên nhân sẽ giúp bố mẹ tìm kiếm được các giải pháp phù hợp cho trẻ.

1. Tại sao trẻ hay quấy khóc về đêm?

Tình trạng trẻ hay quấy khóc và thường xuyên thức giấc vào ban đêm khá phổ biến. Đây cũng là mối lo ngại của nhiều cặp vợ chồng lần đầu có con, tuy nhiên không nên quá hoảng sợ vì bạn không phải người duy nhất đối diện với tình trạng này. Nhiều người tin rằng trẻ hay quấy khóc về đêm là do trẻ còi xương. Quan điểm này có chính xác hay không?

Thật ra, trẻ hay quấy khóc và thức giấc, khó chịu lúc nửa đêm vì nhiều lý do và thậm chí đôi khi chẳng vì lý do gì cả. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt và có thể có nhiều yếu tố khiến bé quấy khóc vào ban đêm.

Đầu tiên phải kể đến là đói, một trong những lý do chính khiến trẻ thường khóc đêm. Trẻ sơ sinh phát triển nhanh chóng và dạ dày của chúng có kích thước nhỏ, có nghĩa là cha mẹ cần cho trẻ bú nhiều cữ trong một ngày, bao gồm cả việc đánh thức trẻ nhiều lần trong đêm. Trẻ sơ sinh đang tăng trưởng và phát triển với tốc độ nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn. Theo Hiệp hội Giấc ngủ Quốc gia (National Sleep Foundation), trẻ sơ sinh cần ngủ từ 14 đến 17 tiếng mỗi ngày. Khi em bé lớn lên, nhu cầu về giấc ngủ cũng thay đổi.

Mỗi cữ bú nên cách nhau khoảng 2 đến 3 giờ hoặc cho trẻ bú theo nhu cầu, bất kể khi nào chúng có biểu hiện đói và đòi bú sữa. Vì thế, việc mong đợi một đứa trẻ ngủ suốt đêm nghĩa là chúng có thể không ăn gì trong liên tục ít nhất sáu giờ là điều không hợp lý.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội Giấc ngủ Quốc gia, khi 9 tháng tuổi, 70% trẻ sẽ ngủ liên tục trong cả đêm.

Ngoài ra, một số lý do khác để giải thích cho tình trạng trẻ hay quấy khóc về đêm là:

  • Chậm tiêu hóa sữa: Nhiều bà mẹ cho rằng một đứa trẻ hay quấy khóc vào ban đêm là do chúng ăn không đủ, nhưng điều đó có thể không phải lúc nào cũng đúng. Tuy nhiên, các thành phần của sữa lắng đọng và khó tiêu cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ khó chịu.
  • Đầy bụng. Nếu trẻ cảm thấy đầy hơi và dường như không thể tống phân ra khỏi hệ tiêu hóa của mình thì chúng có thể cảm thấy rất khó chịu! Đây là một lý do khác khiến trẻ hay quấy khóc khó ngủ.
  • Trẻ quá mệt mỏi: Một quan niệm sai lầm phổ biến rằng cho trẻ thức lâu hơn sẽ khiến trẻ ngủ ngon hơn. Vào cuối ngày, nếu trẻ không có được một giấc ngủ ngắn ngon lành, chúng sẽ rất mệt mỏi. Một em bé quá mệt mỏi sẽ rất khó để ổn định giấc ngủ vào ban đêm khiến trẻ hay quấy khóc. Hệ thần kinh non nớt của em bé rất nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và những thay đổi trong môi trường xung quanh chúng. Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia cũng khuyến nghị rằng bạn nên giúp con mình học cách tự đi vào giấc ngủ bằng cách đặt con vào trạng thái buồn ngủ nhưng tỉnh táo. Điều này giúp trẻ học cách đi vào giấc ngủ và khi thức dậy vào ban đêm, chúng có thể ngủ tiếp mà không cần bố mẹ ru.
  • Co thắt bụng. Đây là lý do khiến bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ! Bác sĩ nhi khoa của bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng để loại trừ các bệnh lý khác.

Ngoài ra, một số những nguyên nhân khác khiến trẻ hay quấy khóc vào ban đêm là nhiệt độ trong phòng quá nóng hoặc quá lạnh, tã bẩn hoặc do chúng làm rơi mất núm vú giả. Như vậy, không thể nói hay khẳng định trẻ hay quấy khóc về đêm là do trẻ còi cọc. Có rất nhiều nguyên nhân cần khảo sát để đưa đến kết luận.

Xem ngay: Đoán đúng ý khi trẻ quấy khóc nhiều, bố mẹ giảm căng thẳng

trẻ hay quấy khóc
Trẻ hay quấy khóc vào ban đêm có thể do trẻ bị đói

2. Khi nào cần nói chuyện với bác sĩ nhi khoa?

Một số trẻ hay quấy khóc khó ngủ vào ban đêm do bị co thắt bụng sẽ có biểu hiện lặp lại tình trạng quấy khóc trong ít nhất ba giờ một ngày, ba ngày trong một tuần và trong ba tuần liên tiếp. Các chuyên gia lưu ý rằng thời kỳ cao điểm của trẻ sơ sinh quấy khóc vào ban đêm thường là từ 6 tuần tuổi đến 8 tuần tuổi.

Nếu bạn cần hướng dẫn về cách đối phó khi trẻ khóc vào ban đêm, hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa. Họ có thể thăm khám và đánh giá tình trạng của em bé về các vấn đề sức khỏe như trào ngược dạ dày thực quản, có thể góp phần khiến con bạn thức trắng nhiều đêm và cũng đưa ra lời khuyên hữu ích để trẻ có giấc ngủ ngon nhất.

3. Khi nào trẻ sẽ ngừng quấy khóc vào buổi tối?

Đầu tiên bố mẹ có thể nhận thấy em bé quấy khóc nhiều vào buổi tối khi trẻ được 2 đến 3 tuần tuổi. Khoảng thời gian này có thể sẽ tương ứng với một đợt tăng trưởng của chúng.

Đối với nhiều trẻ sơ sinh, đỉnh điểm của chứng quấy khóc vào buổi tối xảy ra vào khoảng 6 tuần tuổi. Sau giai đoạn này, hãy giữ hy vọng rằng tần suất các đêm mà trẻ quấy khóc sẽ giảm dần.

trẻ hay quấy khóc
Bế bé giúp giảm tình trạng trẻ hay quấy khóc

4. Các cách đối phó với trẻ hay quấy khóc vào ban đêm

Việc xoa dịu một em bé hay quấy khóc có vẻ như là một việc làm phức tạp và không mấy dễ dàng. Bạn có thể thấy rằng một biện pháp có hiệu quả ngày hôm nay sẽ không còn tác dụng vào ngày mai. Tuy nhiên, đừng lo lắng. Bên dưới là một số gợi ý các cách để xoa dịu đứa trẻ hay quấy khóc vào ban đêm.

  • Bế trẻ. ẵm trẻ vào lòng để chúng cảm nhận được sự gần gũi với nhịp tim của bố mẹ là điều vô cùng an ủi đối với đứa con bé bỏng của bạn.
  • Đi dạo: Thay đổi môi trường có thể tốt cho em bé.
  • Giảm kích thích. Tắt đèn, giảm tiếng ồn và quấn trẻ để giúp hệ thần kinh của trẻ ổn định hơn. Làm như vậy có thể khiến trẻ có một giấc ngủ ngon.
  • Mát-xa cho bé: Mát xa bằng tay là một cách tuyệt vời để thư giãn và gắn kết với em bé của bạn. Bạn có thể kết hợp các loại dầu hoặc các động tác khác nhau.
  • Tắm cho trẻ. Việc này nghe có vẻ không thuyết phục đại đa số các bà mẹ. Nhưng có thể cảm giác ngứa ngáy khó chịu là nguyên nhân khiến trẻ hay quấy khóc khó ngủ.
  • Làm dịu bằng âm thanh. Tiếng nhạc nhẹ và tiếng ồn trắng đều có thể là những cách hiệu quả để xoa dịu con bạn. Đừng ngại thử nghiệm các thể loại nhạc khác nhau và các chất giọng khác nhau. Bạn có thể ngạc nhiên vì những gì bé thích, tuy nhiên sở thích của trẻ có thể thay đổi nhanh chóng theo từng ngày!
  • Thay đổi tư thế cho con bú. Nếu bé đói và muốn bú, hãy thử đổi tư thế cho bé bú. Việc thay đổi vị trí của người mẹ, dù đơn giản cũng có thể ảnh hưởng đến dòng chảy của sữa và sự thoải mái của trẻ.

Ngoài ra, nếu bố mẹ nghi ngờ đầy hơi là nguyên nhân khiến trẻ hay quấy khóc và khó ngủ, bạn có thể thử thực hiện các cách sau:

  • Dành thời gian để vỗ ợ hơi cho trẻ. Nếu con bạn không ợ hơi sau vài phút cố gắng, bạn có thể tiếp tục lặp lại động tác vỗ ợ hơi thêm vài lần nữa trước khi thử thực hiện các cách khác!
  • Đạp chân trên không hay tư thế đạp xe đạp. Động tác này cũng hữu ích nếu bé bị táo bón.
  • Hãy thử các loại thuốc hỗ trợ không kê đơn. Tuy nhiên điều tốt vẫn là thảo luận về các loại thuốc trước với bác sĩ của trẻ.
  • Chọn núm vú chảy chậm cho bình sữa. Kích thước lỗ chảy sữa trên núm vú nhỏ đi có tác dụng đưa ít không khí có thể đi vào hệ tiêu hóa của trẻ hơn.
  • Thay đổi sữa công thức của trẻ. Trước khi từ bỏ một nhãn hiệu sữa công thức yêu thích, bạn cũng có thể cân nhắc thử dùng cùng một loại sữa công thức trong phiên bản sữa pha sẵn. Sử dụng sữa bột pha sẵn giảm nguy cơ đầy bụng hơn so với loại sữa bột.

Nếu trẻ đang bú sữa mẹ, hãy thử thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ. Nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ và trẻ đang có dấu hiệu bị đầy hơi, bạn đã thử các giải pháp khác mà không có kết quả, có thể đã đến lúc bạn nên cân nhắc loại bỏ một số loại thực phẩm khỏi chế độ ăn uống của bản thân. Các loại thực phẩm cần tránh bao gồm các sản phẩm từ sữa và các loại rau họ cải như bông cải xanh.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc về đêm. Do đó, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để có hướng xử trí kịp thời. Nếu sử dụng các biện pháp trên không đem lại hiệu quả thì mẹ có thể cân nhắc bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng như bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp để giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngoan, tránh gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa. Để đảm bảo an toàn, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi bổ sung cho trẻ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan