Trẻ mọc chắp ở mắt có sao không?

Chắp là một "khối u ở mí mắt" xảy ra khi một tuyến nhỏ ở mí mắt bị phì đại và bị nhiễm trùng. Chắp có thể xuất hiện trong vài tuần hoặc vài tháng và có thể xuất hiện ở mí mắt trên và dưới. Chắp khác với lẹo, lẹo là một nang lông mi bị nhiễm trùng. Vậy bé mọc chắp có ảnh hưởng đến thị lực của bé không?

1. Trẻ sơ sinh bị mọc chắp có triệu chứng như thế nào?

Chắp (tên tiếng Anh là chalazion) là một khối u hoặc u nang trên mí mắt. Khi một tuyến nhỏ có chức năng sản xuất dầu ở mi mắt (tuyến meibomian) bị tắc nghẽn, dầu sẽ tích tụ trong mô, gây viêm.

Kích thước chắp lúc bắt đầu nhỏ bằng hạt anh túc và trong vài ngày hoặc vài tuần, chắp sẽ phát triển đến kích thước của một hạt đậu. Bạn có thể nhận thấy mắt con mình hơi chảy nước mắt, nhưng bệnh lý này không lây.

Chalazia thường bị nhầm lẫn với lẹo mắt, nhưng lẹo ở mắt gần bề mặt da hơn và thường chảy mủ, đỏ và sưng. Lẹo là do nhiễm trùng da và có thể gây đau đớn. Còn chắp không mềm và không đau (trừ khi bị nhiễm trùng), nhưng nó có thể tồn tại lâu hơn lẹo.

2. Chắp có thể làm tổn thương thị giác của con tôi không?

Chắp có kích thước nhỏ sẽ không ảnh hưởng đến thị lực của con bạn, nhưng nếu là kích thước lớn có thể gây áp lực lên nhãn cầu của trẻ và khiến thị giác của trẻ bị ảnh hưởng.

Nếu đây là lần đầu tiên con bạn bị nổi chắp, hãy đến cơ sở Y tế để được khám và điều trị. Bác sĩ có thể giúp để xác định chẩn đoán hoặc giới thiệu bạn đến bác sĩ nhãn khoa để loại trừ nhiễm trùng mắt nghiêm trọng hơn.

Nếu bé còn nheo mắt thì bạn nên đưa bé đi khám thị lực
Chắp có thể làm tổn thương thị giác của trẻ

3. Mắt bé mọc chắp được điều trị như thế nào?

Chắp thường tự biến mất trong vòng vài tuần đến vài tháng. Nếu được điều trị, chắp có thể biến mất nhanh hơn.

Nếu chắp ở giai đoạn sớm, một số bác sĩ sẽ khuyên bạn nên chườm ấm. Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể thực hiện ở nhà:

  • Rửa tay thật sạch trước khi chạm vào vùng bị chắp để không tạo ra một loại vi khuẩn mới và gây nhiễm trùng thứ cấp. Rửa tay cho con bạn vì có thể trẻ sẽ dụi mắt.
  • Hãy ôm con vào lòng theo bất cứ cách nào mà con cảm thấy thoải mái nhất.
  • Đắp một miếng gạc ấm lên khu vực bị chắp trong 10 đến 15 phút, ít nhất bốn lần một ngày, cho đến khi khối u biến mất. Dùng khăn sạch thấm nước ấm. Bạn cần tiếp tục làm ướt khăn để giữ ấm.
  • Tùy thuộc vào độ tuổi của con bạn, bạn có thể giúp thời gian trôi qua bằng cách nghe nhạc cùng nhau hoặc trò chuyện với con bạn.
  • Sau khi chườm, bạn có thể thử nhẹ nhàng xoa bóp khu vực xung quanh chắp để giúp thông ống dẫn bị tắc. Đừng cố gắng khơi chắp ra.
  • Bác sĩ có thể cho bạn một ít thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh để bôi lên mép mi mắt nếu có thể con bạn bị nhiễm trùng thứ phát.

4. Điều gì sẽ xảy ra nếu chắp không biến mất?

Nếu chắp của con bạn không phản ứng với việc chườm, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến bác sĩ nhãn khoa để được điều trị thêm. Bác sĩ nhãn khoa có thể quyết định tiêm steroid để ngăn chặn tình trạng viêm và làm biến mất khối u sau một hoặc hai tuần. Có thể trẻ cần tiêm mũi thứ hai.

Nếu các mũi tiêm không hiệu quả, khối u có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, trừ khi đứa trẻ đủ lớn để nằm yên trong khi tỉnh táo (ít nhất là đến tuổi đi học), thì thủ thuật này phải được thực hiện bằng cách gây mê toàn thân.

Vì lý do này, trừ khi chắp rất lớn và gây biến dạng hoặc ảnh hưởng đến thị lực của trẻ, các bác sĩ nhãn khoa thường khuyên bạn nên đợi tiến hành phẫu thuật cho đến khi trẻ lớn hơn và có thể nằm yên. Sau đó, phẫu thuật có thể được thực hiện bằng cách gây tê tại chỗ.

Viêm kết mạc trẻ sơ sinh
Một số trường hợp, trẻ mọc chắp cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa

5. Có cách nào để ngăn ngừa chắp không?

Khi một đứa trẻ đã bị mọc chắp, nhiều khả năng trẻ sẽ tiếp tục mọc thêm chắp khác.

Một số bác sĩ cho biết, không có cách nào để ngăn chặn những u nang này phát triển ở những người có nguy cơ mắc chắp. Trẻ em bị viêm bờ mi mãn tính cũng có nhiều khả năng bị chắp.

Các bác sĩ khác khuyến cáo chế độ rửa mi mắt hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn và tế bào da chết để lỗ chân lông luôn thông thoáng. Nếu bác sĩ của con bạn chỉ định rửa mi mắt, bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện và nên sử dụng dầu gội đầu dành cho trẻ em hay chế phẩm rửa mi mắt đã được thương mại.

Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

79.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan