Trẻ sinh non: Khi nào cần khám mắt, phòng bệnh võng mạc?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Thị Cẩm Vân - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác đã có kinh nghiệm 07 năm làm Bác sĩ nội trú và Bác sĩ điều trị Nhi - Sơ sinh tại Bệnh viện Trung Ương Huế và Bệnh viện Đại học Y Dược Huế. Đặc biệt, bác có thế mạnh trong việc chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh, hồi sức sơ sinh, bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa, nuôi dưỡng, các vấn đề thường gặp trẻ sơ sinh.

Tỷ lệ bệnh lý võng mạc ở những trẻ sinh non là rất cao, đặc biệt để lại những di chứng khiếm thị ở trẻ đẻ non dưới 28-30 tuần tuổi thai và trẻ cân nặng lúc sinh dưới 1,5 kg. Đây là nguyên nhân gây mù ở trẻ em.

1. Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non là gì?

Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (ROP) là một tình trạng bệnh lý của mắt do sự phát triển bất thường của mạch máu võng mạc.

Bệnh thường xảy ra ở những trẻ được sinh ra trước tuần 31 của thai kỳ và có cân nặng ít hơn 1,5 kg. Trẻ sinh ra càng nhỏ thì càng có nhiều khả năng bị bệnh võng mạc. Rối loạn này thường xuất hiện ở cả hai mắt, là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giảm thị lực lâu dài và mù lòa ở trẻ.

Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non có 5 giai đoạn:

  • Giai đoạn I: Có sự tăng trưởng nhẹ các mạch máu bất thường;
  • Giai đoạn II: Có sự tăng trưởng trung bình các mạch máu bất thường;
  • Giai đoạn III: Có sự tăng trưởng nặng các mạch máu bất thường;
  • Giai đoạn IV: Có sự tăng trưởng nặng các mạch máu bất thường và bong một phần võng mạc;
  • Giai đoạn V: Bong toàn bộ võng mạc.

Tình trạng võng mạc ở trẻ sinh non được chia làm 2 loại là bệnh nhẹ có thể tự lành và bệnh nặng cần điều trị. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh võng mạc trẻ sinh non thường ở thể nhẹ (chiếm khoảng 90%), bệnh có thể tự cải thiện và không có ảnh hưởng gì lâu dài. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần đưa trẻ đi khám mắt định kỳ và theo dõi thường xuyên để tránh những biến chứng sau này có thể xảy ra như lé, cận thị, tăng nhãn áp, bong võng mạc trễ,... Do đó theo dõi lâu dài ở một bệnh viện chuyên khoa mắt nhi là cần thiết để phát hiện và can thiệp kịp thời.

Bệnh võng mạc trẻ sơ sinh ở thể nặng cần phải được điều trị càng sớm càng tốt, nếu không sẽ gây suy giảm thị lực, nhiều trường hợp bị mù lòa vĩnh viễn.

Bệnh võng mạc
Bệnh võng mạc thường xảy ra ở những trẻ được sinh ra trước tuần 31

2. Trẻ sinh non khi nào nên đi khám mắt

Hầu hết trẻ bị ROP chỉ được đưa đi khám khi bệnh đã nặng. Một số gia đình vì quá khát khao tìm lại ánh sáng cho con đã gom góp hết tiền bạc đưa con ra nước ngoài điều trị nhưng kết quả hết sức hạn chế. Bởi khi dây thần kinh đã bị teo do tế bào võng mạc bị tổn thương quá nhiều, dù có phẫu thuật tại nước ngoài với các phương tiện hiện đại, trẻ vẫn không có cơ hội nhìn thấy ánh sáng.

Tỷ lệ bị ROP theo tuổi thai là 83% với thai dưới 28 tuần tuổi và 30% với thai trên 31 tuần tuổi; theo cân nặng là 90% đối với trẻ sinh ra chỉ nặng dưới 750 gr và 47% với 1000 - 1250 gr.

Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, cần chỉ định khám ROP ở tất cả những trẻ có:

  • Cân nặng lúc sinh từ 1.500g đến 2.000g nhưng bị ngạt khi sinh, nằm lồng ấp, thở oxy kéo dài, có những bệnh khác kèm theo và bác sĩ cho chỉ định khám mắt.
  • Cân nặng lúc sinh từ 1.500g đến 2.000g và đa thai (sinh đôi, sinh ba...).
  • Trẻ sinh càng nhẹ cân hoặc tuổi thai càng nhỏ càng có nguy cơ cao bị bệnh ROP.
  • Những trẻ nặng cân hơn và tuổi thai khi sinh lớn hơn nhưng lại có yếu tố nguy cơ như suy hô hấp, thở oxy kéo dài, thiếu máu, nhiễm trùng... cũng cần được khám mắt.

Chỉ định khám ROP ở tuần thứ 3 hoặc tuần thứ 4 sau khi sinh là thời điểm thích hợp để trẻ sinh non được khám sàng lọc.

Trẻ sinh non: Khi nào cần khám mắt, phòng bệnh võng mạc?
Khám mắt ở trẻ sinh non

Cách phòng tránh hiệu quả bệnh võng mạc ở trẻ sinh non là thai phụ nên quản lý thai nghén tốt để hạn chế bị sinh non. Khi đã bị sinh non, cha mẹ phải tuân thủ chế độ khám mắt cho trẻ, tuyệt đối không được chủ quan khi nhìn bề ngoài mắt bé có vẻ bình thường. Nhiều trường hợp trẻ bị ROP đã được phẫu thuật, tổ chức xơ vẫn tiếp tục tăng sinh, gây co kéo, bong võng mạc nên cần phải tái khám theo chỉ định của bác sĩ.

3. Chuẩn bị trước khi đi khám mắt

3.1 Đăng ký trước ngày khám

Trước khi khám trẻ sẽ được nhỏ thuốc giãn đồng tử để bác sĩ có thể quan sát được toàn bộ võng mạc, do đó cần đến nơi khám để được hẹn trước (khi đi đăng ký không cần đưa trẻ theo) và đưa trẻ đến đúng ngày giờ đã hẹn.

3.2 Nhịn bú trước khi khám ít nhất 1 giờ

Trong khi khám trẻ thường khóc, để tránh hít sặc sữa gây nguy hiểm (có thể tử vong), trẻ cần nhịn bú kể từ lúc bắt đầu nhỏ thuốc giãn đồng tử.

Mang theo tất cả các giấy tờ cần thiết như giấy ra viện, giấy giới thiệu khám mắt, giấy khám thai, siêu âm của mẹ, giấy hẹn tái khám.

Bệnh võng mạc
Tỷ lệ bệnh lý võng mạc ở những trẻ sinh non là rất cao

4. Vì sao nên lựa chọn Vinmec để phòng và chữa bệnh võng mạc ở trẻ sinh non ?

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan