Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ: Ưu và nhược điểm

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ hiện là lựa chọn của nhiều bậc cha mẹ. Đây có phải là tư thế nằm tốt cho trẻ sơ sinh? Bài viết sau đây sẽ phân tích các ưu và nhược điểm của tư thế ngủ này.

1. Tư thế nằm tốt cho trẻ quan trọng như thế nào?

Đối với trẻ em, giấc ngủ cũng có tầm quan trọng như thức ăn nước uống. Giấc ngủ sâu là điều kiện thiết yếu để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Giấc ngủ càng đặc biệt quan trọng hơn đối với trẻ sơ sinh. Ngủ là lúc não bộ trẻ phát triển, khoảng 80% tế bào não sinh ra trong 3 năm đầu đời. Khi ngủ lượng hormone tăng trưởng của cơ thể trẻ cũng tiết ra nhiều gấp 4 lần khi thức.

Nhu cầu ngủ ở trẻ sơ sinh rất cao, trung bình mỗi ngày trẻ ngủ từ 16-18 tiếng, ngủ cả ban ngày và ban đêm, trẻ chỉ thức một vài giờ trong ngày để bú mẹ, chơi đùa. Do đó, tư thế ngủ là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của trẻ. Tư thế nằm tốt cho trẻ, giúp trẻ thoải mái, ngủ sâu sẽ góp phần quan trọng giúp trẻ tăng trưởng. Ngược lại, khi tư thế ngủ của trẻ không đúng sẽ khiến trẻ khó ngủ, dễ tỉnh giấc, quấy khóc, mệt mỏi,...từ đó dẫn đến biếng ăn, chậm tăng cân, giảm khả năng miễn dịch.

Trẻ sơ sinh không biết tự trở mình nên tư thế ngủ của trẻ chủ yếu do cha mẹ quyết định. Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ là một tư thế khá phổ biến, tư thế này có một số ưu điểm tuy nhiên cũng có nhiều nhược điểm.

2. Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ có ưu điểm gì?

Nếu trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ không quá lâu, không nằm nghiêng liên tục thì sẽ không những không ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có nhiều lợi ích tốt cho trẻ như:

  • Trẻ sơ sinh nằm nghiêng giúp giảm sặc, trớ sữa khi ngủ. Khi trẻ nôn, nằm nghiêng sẽ giúp chất nôn trong khoang miệng chảy ra từ miệng, không chảy vào cổ họng, giúp tránh hiện tượng gây nghẽn ho, nghẹt thở.
  • Nếu trẻ có hiện tượng ngáy khi ngủ, chuyển trẻ sang nằm nghiêng ngáy sẽ biến mất, hô hấp trẻ cũng thuận lợi hơn.
  • Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ sẽ làm giảm áp lực lên tim, hệ tiêu hóa cũng hoạt động tốt hơn.
tre-so-sinh-nam-nghieng-khi-ngu-uu-va-nhuoc-diem-1
Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ giúp bé giảm sặc sữa

3. Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ có nhược điểm gì?

3.1. Hội chứng đầu bẹt

Vào giai đoạn đầu đời, xương sọ của trẻ sơ sinh còn khá mềm. Do đó nếu áp lực tích tụ tại một số điểm trên hộp sọ trong thời gian dài sẽ khiến bộ phận này bị chìm vào bên trong và gây nên hội chứng đầu bẹt. Hội chứng đầu bẹt nếu xảy ra với mức độ nghiêm trọng sẽ làm hạn chế khả năng mở rộng của não bộ và làm cho não trở nên kém phát triển. Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ trong thời gian dài cũng làm cho vòng tai của trẻ chịu chèn ép làm thay đổi hình dạng tai.

Các hiện tượng này thường xảy ra khi trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ thường xuyên và ở cùng một phía. Do đó, nếu cho trẻ nằm nghiêng khi ngủ, cha mẹ cần chú ý luân phiên đổi bên cho trẻ.

3.2. Tật vẹo cổ

Tật vẹo cổ do sự rút ngắn của cơ sternocleidomastoid kết nối phía bên của đầu với xương đồ cũng là hiện tượng có thể xảy ra khi trẻ nằm nghiêng khi ngủ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các cơ của trẻ vẫn còn mềm và đang phát triển, các cơ bị ảnh hưởng tiêu cực khi trẻ nằm nghiêng. Biểu hiện của trẻ bị vẹo cổ là thường có khuynh hướng nghiêng cổ về một bên đồng thời xoay mặt về bên đối diện. Nếu trẻ bị vẹo cổ bên phải, đầu trẻ sẽ nghiêng về bên phải và mặt trẻ sẽ thường xuyên xoay về bên trái. Khi bú mẹ, trẻ chỉ thích bú một bên vì khi xoay về bên ngược lại trẻ sẽ cảm thấy khó chịu. Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ các bài tập kéo, giãn cổ để cha mẹ có thể tập ở nhà cho trẻ.

3.3. Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS- Sudden infant death syndrome) là tình trạng trẻ dưới 1 tuổi đột ngột tử vong, thường xảy ra khi trẻ ngủ, mà không rõ nguyên nhân. Đây được xem là nguy cơ nguy hiểm nhất đối với trẻ sơ sinh. Nguyên nhân của hiện tượng này hiện chưa được làm rõ nhưng yếu tố rủi ro sẽ tăng lên khi trẻ nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Vì trẻ sơ sinh còn quá nhỏ nên trẻ không thể tự xoay chuyển đầu và cơ thể khi trẻ bị ngạt thở.

tre-so-sinh-nam-nghieng-khi-ngu-uu-va-nhuoc-diem-2
Hội chứng đầu bẹt

4. Lời khuyên về tư thế nằm tốt cho trẻ

Tuy có một số ưu điểm nhưng nằm nghiêng không được khuyên là tư thế được sử dụng thường xuyên đối với trẻ. Nằm ngửa vẫn được xem là tư thế ngủ an toàn nhất. Cha mẹ thường lo lắng cho trẻ nằm ngửa sẽ gây tình trạng đầu phẳng, tuy nhiên tình trạng này thường sẽ tự hết khi trẻ bắt đầu biết lật. Khi trẻ khoảng 4-6 tháng tuổi, trẻ có thể lăn người, biết lật sấp và lật ngửa. Lúc này, trẻ có thể tự thay đổi tư thế sang nghiêng hoặc sấp khi ngủ. Mẹ không cần thiết phải thường xuyên thay đổi tư thế khi trẻ đang ngủ vì trẻ có thể tự lật ngửa lại khi trẻ cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần đặt trẻ nằm ở tư thế nằm ngửa khi đặt trẻ nằm ngủ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế máy móc hiện đại, tối tân giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

523.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan