Trẻ trốn bò có sao không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Mỗi trẻ em đều có cột mốc phát triển riêng trong việc đạt tới những kỹ năng quan trọng đầu đời. “ Bò” là một trong số đó. Có những trẻ 6-7 tháng đã bò, có những bé tận 13-14 tháng mới bắt đầu co chân tập bò. Nhưng cũng có nhiều bé trốn bò. Liệu trẻ trốn bò có sao không hay đơn giản chỉ là con nhanh cứng cáp hơn những trẻ khác.

1. Bò là giai đoạn chuyển tiếp của kỹ năng vận động cần thiết

Kỹ năng trườn, bò được xem là hình thức vận động tự nhiên nằm trong các giai đoạn phát triển của trẻ. Hầu hết trẻ sẽ phải trải qua các giai đoạn lẫy người, ngồi, bò, đứng, đi. Tuy nhiên, cũng không ít trẻ chuyển từ nằm sang ngồi và đi luôn, bỏ qua giai đoạn lẫy và bò. Điều này ngày càng diễn ra phổ biến hơn khi mà chế độ dinh dưỡng ngày nay khiến các bé dư cân ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhi khoa, mặc dù điều này tuy không gây hại cho sức khỏe của trẻ sơ sinh nhưng trên thực tế, nếu xét về khía cạnh phát triển kỹ năng vận động, kỹ năng tư duy và nhận thức việc trẻ bỏ hẳn giai đoạn bò lại hoàn toàn không có lợi cho cơ thể của trẻ.

Với những trẻ từ 7-10 tháng, nếu bé không thể nâng đỡ trọng lượng cơ thể hoặc không có năng lượng để di chuyển, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa. Bởi có thể do cơ thể trẻ có cơ trương lực thấp ( khi não không gửi các xung thần kinh đến các cơ hoặc các cơ không nhận những tín hiệu này, điều này có thể dẫn đến yếu cơ).

Với những trẻ trên 1 tuổi chưa biết bò, lăn hoặc nghiêng người về một phía, đặc biệt nếu trẻ không đạt được các mốc phát triển khác. Đối với một số trẻ điều này được coi là bình thường nhưng trong một số trường hợp, nó có thể là dấu hiệu chỉ ra một số vấn đề liên quan đến thần kinh, chẳng hạn như bạn não, căn bệnh được chẩn đoán ở khoảng 8.000 trẻ sơ sinh hàng năm.

Giai đoạn bò của trẻ nhỏ rất được chú trọng và thậm chí còn khuyến khích việc dạy cho bé bò cũng như cho trẻ làm quen với các món đồ chơi kích thích bé tập bò ở những nước có nền y học và giáo dục phát triển mạnh.

Trẻ học bò
Kỹ năng trườn, bò được xem là hình thức vận động tự nhiên nằm trong các giai đoạn phát triển của trẻ

2. Vai trò của kỹ năng bò trong quá trình phát triển thể chất của trẻ trong những năm đầu đời

Bò là kỹ năng đòi hỏi trẻ phải huy động lực toàn thân, bao gồm chân, tay, thân người, cổ, đầu), đồng thời phải có sự phối hợp vận động nhịp nhàng giữa các bộ phận cơ thể, bên cạnh đó còn là sự phối hợp của nhiều giác quan và đòi hỏi kỹ năng quan sát nhạy bén.

Do đó, bò không đơn thuần chỉ là một bài thể dục mà còn là bài tập giúp trẻ rèn luyện cực tốt đồng thời giúp trí não trẻ phát triển một cách toàn diện.

Động tác bò không những giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động mà còn là kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quan sát, ghi nhớ và phản ứng linh hoạt, kỹ năng tư duy và ngôn ngữ.

Theo các nghiên mới đây thì động tác bò thúc đẩy chức năng cân bằng của tiểu não, do đó nếu bé bỏ qua giai đoạn bò là một thiệt thòi khá lớn chứ không như nhiều người vẫn tự hào rằng “con tôi đi luôn chứ không thèm bò”.

Khả năng đọc, viết và phát âm thường sau này của trẻ thường phát triển chậm hơn các bé khác khi trẻ bỏ qua giai đoạn bò, chưa kể dáng đi của trẻ còn bị ảnh hưởng bởi việc trốn bò.

Trẻ bò cầu thang
Khả năng phát âm thường sau này của trẻ thường phát triển chậm hơn các bé khác khi trẻ trốn bò

3. Nên tập bò cho trẻ như thế nào?

Như vậy bố mẹ nên khuyến khích bé tập bò thay vì vui mừng khi thấy con không chịu bò mà đứng luôn bởi những ảnh hưởng tích cực của động tác bò tới sự phát triển thể chất của trẻ .

Cần luyện tập cho trẻ bò theo theo phương pháp dạy trẻ chủ động, điều này có nghĩa là tạo điều kiện về thể chất và môi trường để trẻ tự bò chứ không tự dùng lực ép trẻ bò. Ngay sau khi bé biết lật, mẹ cần tập cho trẻ động tác trườn và nâng cao đầu để trẻ chuẩn bị cho động tác bò sau này.

Bằng cách cho bé nằm sấp, tay mẹ nắm lấy hai bàn chân trẻ và đặt hai gót chân chạm nhau, đẩy đùi bé về phía hai bên, mẹ có thể giúp trẻ tập trườn. Theo phản xạ, bẽ sẽ nhích về trước chút xíu, để tạo điểm tựa cho bé, lúc này mẹ cần ấn bàn tay mình xuống giường. Từ lúc trẻ được 3-4 tháng tuổi, bạn có thể tập cho trẻ những động tác này.

Trên thực tế, có nhiều bậc phụ huynh đang cố gắng thay đổi động tác bò của con. Theo các chuyên gia, điều này được coi là không cần thiết và cũng không dễ để thực hiện. Cha mẹ chỉ nên hướng dẫn con những động tác cơ bản bởi mỗi đứa trẻ có 1 phong cách khác nhau. Đó chính là cách trẻ bước đi bằng đầu gối và chân trong khi bụng úp xuống phía dưới sao cho vẫn đảm bảo sự cân bằng. Điều này giúp cho trẻ giữ được thăng bằng và người không bị lao về phía trước rồi ngã xuống sàn.

Hãy cho bé nằm sấp và dùng đồ chơi có màu sắc, âm thanh hấp dẫn để thu hút bé nhìn lên khi cho trẻ tập động tác ngẩng cao đầu. Để trẻ ngóc đầu và dần chống tay nâng người lên hãy chuyển dịch đồ chơi từ từ lên cao hơn một chút khi trẻ đã ngước mắt lên nhìn theo.

4. Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên

Bố mẹ cần lưu ý việc đảm bảo cho trẻ một chế độ ăn giàu dinh dưỡng kết hợp vận động phù hợp để trẻ phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, trẻ không bị thừa cân cũng là điều cần chú ý để chuẩn bị tốt cho quá trình bé tập bò. Thường những trẻ bị thừa cân thì hay lười vận động và khó vận động một cách linh hoạt, vì thế dễ gây ảnh hưởng đến các kỹ năng tự nhiên trong quá trình phát triển.

Khuyến khích trẻ bò bằng các loại đồ chơi hấp dẫn.

Khi trẻ đã ngồi vững, hãy khuyến khích trẻ bò. Để kích thích trẻ bò theo, hãy chuẩn bị cho trẻ một món đồ chơi hấp dẫn, biết lăn hoặc chạy, nếu có nhạc phát ra càng tốt. Ban đầu, mẹ có thể cho trẻ đuổi theo đồ chơi theo đường thẳng. Dần dần khi trẻ bò tốt hơn, mẹ có thể chuyển hướng đồ chơi để trẻ xoay người bò theo.

Ngoài việc dạy trẻ bò, bố mẹ cần lưu ý tạo môi trường thuận lợi và an toàn cho trẻ. Bạn cần chuẩn bị không gian cho trẻ tập bò không có chướng ngại vật, không quá cứng vì khả năng bé đập trán xuống sàn là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Bên cạnh đó, không gian cho trẻ bò cần được khô ráo, không trơn trượt, không có ổ điện hay các thứ có thể gây nguy hiểm cho bé, khi bé tập bò nên tránh xa khu vực gần cầu thang, bếp, cửa...

Khi trẻ bò, nên cho trẻ mặc quần áo gọn gàng và dễ vận động như áo body, áo thun quần đùi...tránh các thể loại váy lòa xòa không chỉ khiến trẻ khó bò mà còn dễ làm trẻ bị vấp. Để bảo vệ đầu gối cho trẻ, mẹ có thể cho trẻ mặc quần dài hoặc dùng các loại tất lót đầu gối cho trẻ.

Dinh dưỡng cho trẻ 38 tuần tuổi
Bố mẹ cần đảm bảo cho trẻ một chế độ ăn giàu dinh dưỡng để trẻ phát triển khỏe mạnh

Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cha mẹ có thể đưa trẻ đến hệ thống Y tế Vinmec để được khám và điều trị kịp thời.

Để giúp trẻ đạt được những cột mốc phát triển quan trọng, ngoài chế dộ dinh dưỡng, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển toàn diện.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, parents.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

32.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan