Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em

Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em thường gây sưng đau quanh vùng tai và dưới hàm của 1 hoặc 2 bên, toàn thân sốt, buồn nôn, mệt mỏi... Trẻ em bị viêm tuyến nước bọt mang tai không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng bất lợi về sức khỏe.

1. Tìm hiểu về tuyến nước bọt và tình trạng viêm tuyến nước bọt mang tai

Tuyến nước bọt có vị trí nằm xung quanh khoang miệng, thực hiện chức năng sản xuất ra nước bọt góp phần quan trọng vào quá trình tiêu hoá thức ăn của cơ thể. Trong mỗi cơ thể người sẽ có 3 cặp tuyến nước bọt chính phân bố ở 2 bên của khuôn mặt. Tuyến nước bọt mang tai được biết đến như tuyến mới nhất tập trung ở 2 má và ngay phía sau tai. Tuyến này kéo dài từ vành tai xuống đến hàm. Tuyến nước bọt dưới lưỡi thường nằm sâu trong miệng và có kích thước nhỏ hơn so với 2 tuyến còn lại.

Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em thường xuất hiện với sự nhiễm khuẩn nước bọt do vi khuẩn, virus hoặc tình trạng dị ứng tự miễn. Tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống cũng như ống tuyến. Khi viêm ống tuyến xảy ra thì có thể sẽ gây tắc nghẽn hoặc làm giảm lượng nước bọt tiết vào miệng.

Do chức năng của nước bọt sẽ hỗ trợ cơ thể trong quá trình tiêu hoá thức ăn, rửa trôi vi khuẩn và các hạt thức ăn khiến cho miệng được sạch sẽ. Bên cạnh đó, nước bọt sẽ giúp cơ thể kiểm soát số lượng vi khuẩn tốt và xấu trong miệng, cân bằng hệ vi sinh vật. Nếu xảy ra tình trạng rối loạn trong việc tạo thành và di chuyển của nước bọt thì các vi khuẩn có điều kiện xâm nhập, tồn tại, phát triển dẫn đến tình trạng viêm tuyến nước bọt mang tai.

Viêm tuyến nước bọt mang tai có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, ngay cả ở trẻ sơ sinh. Viêm tuyến nước bọt mang tai cũng như viêm tuyến nước bọt dưới hàm thường dễ bị viêm nhiễm hơn so với tình trạng viêm còn lại. Đa số các trường hợp người bệnh viêm tuyến nước bọt thường có dấu hiệu cấp tính và đột ngột bởi tình trạng viêm do tắc nghẽn hoặc làm hẹp các ống tuyến.

2. Nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt mang tai và các dấu hiệu nhận biết

Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em và người lớn thường điển hình do nhiễm khuẩn. Một trong các loại vi khuẩn thường gặp nhất có thể kể đến là Staphylococcus aureus. Ngoài ra có thể còn do sự xuất hiện các loại vi khuẩn khác như streptococcus viridans, Haemophilus influenzae, E. Coli... Nhiễm khuẩn xảy ra gây nên tình trạng giảm tiết nước bọt tác động tới ống tuyến có thể hẹp hoặc nghẽn ống. Một số loại bệnh lý có thể tác động làm giảm sút quá trình tiết nước bọt của cơ thể bao gồm: Quai bị, bệnh HIV hay virus cúm A hay Herpes, tắc nghẽn ống tuyến nước bọt do nhầy...

Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em có thể xuất hiện một số dấu hiệu giúp nhận biết được. Nếu trẻ gặp tình trạng này thì cần được đi khám bác sĩ ngay để chẩn đoán chính xác. Bởi vì các biểu hiện của tuyến nước bọt cũng có thể gây ra nhầm lẫn cho các bệnh lý khác như bị rối loạn vị giác, hôi miệng kéo dài, không thể mở rộng miệng một cách tối đa...

Người bệnh hoặc trẻ em bị viêm tuyến nước bọt mang tai trong trường hợp sốt cao, khó thở hoặc các triệu chứng tiến triển xấu thì cần đến khám bác sĩ ngay lập tức để điều trị kịp thời.

Staphylococcus aureus
Staphylococcus aureus là một trong các vi khuẩn gây viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em

3. Mức độ ảnh hưởng của viêm tuyến nước bọt mang tai

Viêm tuyến nước bọt thường ít gặp các biến chứng nguy hại đến sức khoẻ của người bệnh. Tuy nhiên, nếu viêm tuyến mang tai ở trẻ em không được điều trị sẽ khiến cho mủ được tích tụ và tạo thành áp xe tuyến nước bọt. Hơn nữa tình trạng viêm tuyến nước bọt có thể bị gây ra do một khối u lành tính và làm cho tuyến nước bọt trở nên to hơn bình thường.

Trong trường hợp viêm tuyến nước bọt có thể phát triển nhanh bởi các khối u ác tính khiến cho cử động bên trong khoang miệng bị hạn chế. Những khối u này cũng ảnh hưởng ngay tại vị trí nó đang phát triển và an sang các vùng khác.

Những ca bệnh có tình trạng viêm tuyến nước bọt mang tai tái phát nhiều lần cùng với các triệu chứng về sưng nề nghiêm trọng có thể phá huyêt tuyến nước bọt. Những biến chứng này có thể xảy ra khi các vi khuẩn từ tuyến nước bọt lan ra các vùng xung quanh và xa hơn trong cơ thể. Chẳng hạn nhiễm khuẩn da, viêm tế bào mô hoặc một vài trường hợp có thể dẫn đến hội chứng Ludwig’s angina, tình trạng viêm mô tế bào cấp tính ở vùng miệng và đẩy lưỡi lên khiến cho người bệnh khó thở, khó nuốt.

4. Chẩn đoán và điều trị tình trạng viêm tuyến nước bọt mang tai

Viêm tuyến nước bọt có thể được phát hiện thông qua quá trình thăm khám. Bởi vì bác sĩ có thể nhận biết được dấu hiệu tuyến nước bọt đau cũng như tình trạng mủ hình thành. Trong trường hợp bác sĩ vẫn còn nghi ngờ về các triệu chứng của viêm tuyến nước bọt, có thể được chỉ định thêm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định hiệu quả và nguyên nhân gây ra bệnh. Khi áp dụng các chẩn đoán về hình ảnh bằng siêu âm, cộng hưởng từ MRI hay chụp cắt lớp điện toán sẽ giúp cho bác sĩ nhìn kỹ hơn hình ảnh viêm, ổ áp xe hoặc sỏi tuyến nước bọt, khối u.

Điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai có thể áp dụng các phương thức khác nhau dựa vào mức độ hoặc nguyên nhân gây ra. Hơn nữa, khi điều trị còn phụ thuộc vào triệu chứng hiện tại của người bệnh, chẳng hạn như sưng nề hay đau...

Việc sử dụng kháng sinh có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm tình trạng mủ cũng như hạ cơn sốt. Nếu người bệnh viêm nhiễm nặng đã tạo thành ổ áp xe thì bác sĩ sẽ cần thực hiện chọc hút mủ toàn bộ ra khỏi vị trí viêm.

Nếu viêm tuyến nước bọt ở mức độ nhẹ thì người bệnh nên:

  • Uống khoảng từ 8 đến 10 cốc nước chanh mỗi ngày để kích thích tuyến nước bọt hoạt động;
  • Mát xa nhẹ vùng tuyến nước bọt bị viêm hoặc đắp gạc, khăn ấm lên vùng tuyến bị viêm;
  • Súc miệng nước muối hàng ngày...

Đa phần những người bệnh mắc viêm tuyến nước bọt có thể không cần điều trị bằng phẫu thuật. Nhưng trường hợp viêm tái phát và có đặc tính riêng thì phẫu thuật có thể được lựa chọn điều trị.

viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em
Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em

5. Các cách phòng viêm tuyến nước bọt mang tai

Đa số các bệnh nhân, bao gồm bệnh nhi gặp viêm tuyến nước bọt mang tai đều không có cách phòng ngừa hiệu quả. Tuy nhiên, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nên sử dụng nhiều nước và giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Có thể đánh răng ngày 2 lần và sử dụng chỉ nha khoa.

Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai khá phổ biến và rất dễ mắc phải. Tuy nhiên, các dấu hiệu cũng như triệu chứng có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Thêm vào đó, bệnh thường không nguy hiểm và ít biến chứng. Nhưng nếu không được điều trị sớm và dứt điểm có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh. Do đó, khi trẻ có triệu chứng viêm tuyến nước bọt mang tai, cha mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan