Vitamin E trong chế độ ăn của trẻ

Không giống như các loại vitamin và chất khoáng khác, chẳng hạn như canxi, sắt và vitamin D, cha mẹ thường không lo lắng rằng con mình không nhận đủ vitamin E. Trẻ em thường ăn nhiều thực phẩm là nguồn cung cấp vitamin E tốt, đặc biệt là hạt hướng dương, và các loại hạt khác. Vitamin E có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu về lợi ích của vitamin E đối với trẻ em và các loại thực phẩm giàu vitamin E trong chế độ ăn của trẻ.

1. Vitamin E là gì? Tại sao vitamin E lại quan trọng?

Khi vitamin E được phát hiện ra vào năm 1922, nó được gọi là “vitamin hỗ trợ sinh sản”. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những con chuột thí nghiệm được cho ăn một chế độ ăn thiếu vitamin E có thể mắc vô sinh và chỉ lấy lại được khả năng sinh sản sau khi được bổ sung loại vitamin này.

Vài năm sau khi được phát hiện, vitamin E được đặt tên khoa học là “tocopherol” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, tokos có nghĩa là trẻ sơ sinh và phêrô có nghĩa là sinh nở.

Mặc dù tên gọi khiến nhiều người nghĩ đây là một chất đơn lẻ nhưng vitamin E thực sự là một họ vitamin thiết yếu bao gồm cả tocopherols và tocotrienols. Vitamin E tự nhiên tồn tại ở tám dạng hóa học có mức độ hoạt động sinh học khác nhau. Alpha-tocopherol là dạng vitamin E duy nhất được công nhận là đáp ứng các yêu cầu sử dụng của con người. Vitamin E là một chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo, giống như vitamin D, có nghĩa là nó cần được tiêu thụ cùng với chất béo để cơ thể có khả năng hấp thụ một cách tối ưu nhất.

Vitamin E giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ cơ thể chống lại vi khuẩn cũng như virus. Vitamin E cũng có khả năng giữ cho các mạch máu giãn nở đủ rộng nhằm đảm bảo sự lưu thông máu trong cơ thể. Ngoài ra vitamin E còn có vai trò kết nối các tế bào để khiến chúng cùng nhau thực hiện nhiều chức năng quan trọng.

Một công dụng khác vô cùng quan trọng của vitamin E là một chất chống oxy hóa trong cơ thể, bảo vệ tế bào cũng như màng tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Đã có rất nhiều bằng chứng khoa học chứng minh khả năng chống lão hóa cũng như trung hòa các gốc tự do hiệu quả của vitamin E. Các gốc tự do có liên quan mật thiết đến quá trình lão hóa sớm, ung thư, đục thủy tinh thể và nhiều bệnh lý liên quan đến thoái hóa khác như thoái hóa điểm vàng gây suy giảm thị lực. Hơn nữa, vitamin E có lợi cho da thông qua cách bảo vệ da khỏi bức xạ tia cực tím và đã được chứng minh là hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

tăng cường hệ thống miễn dịch
Vitamin E giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ cơ thể chống lại vi khuẩn cũng như virus

2. Con bạn cần bao nhiêu vitamin E?

Lượng vitamin trẻ cần cung cấp hàng ngày có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, cụ thể:

  • Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi: 4mg hoặc 6 đơn vị quốc tế(IU) vitamin E mỗi ngày.
  • Trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi: 5mg hoặc 7,5 đơn vị quốc tế vitamin E mỗi ngày.
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 6mg hoặc 9 đơn vị quốc tế vitamin E mỗi ngày.
  • Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: 7 mg hoặc 10,5 đơn vị quốc tế vitamin E mỗi ngày.
  • Trẻ từ 9 đến 13 tuổi: 11 mg hoặc 16,4 đơn vị quốc tế vitamin E mỗi ngày.
  • Trẻ từ 14 tuổi trở lên: 15 mg hoặc 22,4 đơn vị quốc tế vitamin E mỗi ngày.

Nhiều trẻ em không nhận được đủ lượng vitamin E chỉ từ chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên những trường hợp thiếu vitamin E nghiêm trọng để gây ra các vấn đề về sức khỏe là rất hiếm gặp. Đa số trẻ em và thậm chí cả người lớn nhận được một lượng vitamin E ít hơn lượng khuyến nghị một chút.

Các bậc cha mẹ cũng không cần bổ sung vitamin E cho bé đầy đủ theo lượng khuyến nghị hàng ngày. Thay vào đó, hãy đặt mục tiêu đảm bảo lượng vitamin E nhận được ở mức trung bình trong vài ngày hoặc một tuần.

3. Nguồn vitamin E tốt

Vitamin E có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm bao gồm trái cây, rau, củ quả và các loại hạt. Ngoài việc bổ sung vitamin E từ nguồn thực phẩm hàng ngày, các bậc cha mẹ cũng hoàn toàn có thể nghĩ đến việc bổ sung vitamin E cho trẻ từ các loại vitamin tổng hợp theo đường uống khác.

Một điều không may là vitamin E thường không được liệt kê trên nhãn của một số loại thực phẩm. Điều này khiến các bậc cha mẹ khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm nhằm bổ sung vitamin E cho bé. Thông thường, chỉ có vitamin Avitamin C hoặc các khoáng chất như sắt, canxi mới cần được công bố trên nhãn thực phẩm. Dưới đây là các nguồn thực phẩm và hàm lượng vitamin E có trong từng loại để các ông bố bà mẹ cân nhắc và lựa chọn sao cho phù hợp:

  • 30g hạnh nhân rang khô: 7 mg vitamin E.
  • 1 thìa cà phê dầu mầm lúa mì: 6 mg vitamin E.
  • 1 thìa bơ hạnh nhân: 4 mg vitamin E.
  • 1 thìa bơ hạt hướng dương: 4 mg vitamin E.
  • 1 thìa bơ đậu phộng mịn: 2 mg vitamin E.
  • 30g đậu phộng rang khô: 2 mg vitamin E
  • 1 thìa cà phê dầu hướng dương: 1,8 mg vitamin E.
  • 1 thìa cà phê dầu cây rum: 1,5 mg vitamin E.
  • 1/2 quả kiwi vừa (đã gọt vỏ): 1 mg vitamin E.
  • 1 thìa cà phê dầu ngô: 0,6 mg vitamin E.
  • 1/4 bát canh rau bina nấu chín: 0,8 mg vitamin E.
  • 1/4 bát canh bông cải xanh nấu chín: 0,6 mg vitamin E.
  • 1 thìa cà phê dầu đậu nành: 0,4 mg vitamin E.
  • 1/4 quả xoài chín: 0,9 mg vitamin E.

Lượng vitamin E trong thực phẩm có thể thay đổi đôi chút, tùy thuộc vào kích thước của hoặc nhãn hiệu của sản phẩm. Lưu ý rằng các loại hạt và hạt có nguy cơ gây nghẹt thở cho trẻ nhỏ, và các loại bơ hạt nên được phết mỏng vì lý do tương tự. Trẻ em có thể ăn nhiều hoặc ít hơn lượng vitamin E được khuyến nghị tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ thèm ăn của bé, do đó các ông bố bà mẹ nên ước tính hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm một cách phù hợp với trẻ.

Vitamin E
Vitamin E có trong nhiều loại thực phẩm bao gồm trái cây, rau, củ quả và các loại hạt

4. Con bạn có thể nhận được quá nhiều vitamin E không?

Nhiều khả năng trẻ sẽ không nhận được đầy đủ lượng vitamin E cần thiết hàng ngày. Vì vitamin E có thể hoạt động như một chất chống đông máu nên việc thiếu hụt chất dinh dưỡng này có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến chảy máu ở trẻ. Ban Thực phẩm và Dinh dưỡng của Viện Y học đã đặt ra mức hấp thụ cao hơn đối với vitamin E và đó được coi là hàm lượng đủ an toàn với trẻ. Một đứa trẻ 2 hoặc 3 tuổi không nên nhận quá 200mg tương đương với 300 đơn vị quốc tế vitamin E mỗi ngày. Trong khi đó, một đứa trẻ từ 4 đến 8 tuổi không nên nhận quá 300 mg tương đương với 450 đơn vị quốc tế vitamin E mỗi ngày.

Vitamin E là một nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Không chỉ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch để chống lại bệnh tật, vitamin E còn là chất chống oxy hóa hữu hiệu, bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân gây hại cũng như làm chậm quá trình lão hóa ở người trưởng thành. Thông thường trẻ ít nhận được đủ vitamin E từ khẩu phần ăn hàng ngày, tuy nhiên, lượng thiếu hụt này thường không đáng kể. Trong trường hợp bổ sung vitamin E cho bé, các bậc cha mẹ cần lưu ý đảm bảo ngưỡng an toàn cho trẻ. Dưới 200 mg với trẻ từ 1-3 tuổi và dưới 300 mg đối với trẻ từ 4-8 tuổi.

Bên cạnh vitamin E, cha mẹ cũng cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1,... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, jillcastle.com, verywellfamily.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan