Phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đồng Xuân Hà - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Tụ cầu vàng là một trong những loại vi khuẩn tụ cầu gây nhiều bệnh nhiễm khuẩn cho cộng đồng cũng như trong bệnh viện, trong đó có một số bệnh rất nặng và có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Loại vi khuẩn này kháng rất nhiều loại kháng sinh thông dụng, đặc biệt là kháng sinh methicillin, do đó phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn tụ cầu vàng là việc hết sức quan trọng.

1. Tụ cầu vàng là gì?

Tụ cầu vàng có tên khoa học là Staphylococcus aureus (MRSA) kháng methicillin là do một loại vi khuẩn tụ cầu kháng với nhiều loại kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn thông thường.

Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng thường xảy ra với những người ở bệnh viện dài ngày hoặc ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác như viện dưỡng lão, trung tâm lọc máu,... Ngoài ra nhiễm khuẩn tụ cầu vàng còn xảy ra do liên quan đến các thủ thuật hoặc các thiết bị xâm lấn như phẫu thuật, ống tiêm tĩnh mạch hoặc khớp nhân tạo.

Ngoài nhiễm khuẩn bệnh viện, tụ cầu vàng còn gây nên các bệnh nhiễm trùng cho cộng đồng, thường bắt đầu là một nhọt da đau đớn sau đó nó lây lan qua tiếp xúc da kề da. Đối tượng dễ bị mắc nhiễm trùng do tụ cầu vàng trong cộng đồng bao gồm người tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục đồng giới nam, những người sống trong môi trường chật hẹp, đông đúc, mất vệ sinh.

Trong các bệnh nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng gây ra thì bệnh nhiễm khuẩn huyết và viêm nội tâm mạc là những bệnh rất nặng. Hai bệnh này thường có liên quan với nhau, có diễn biến lâm sàng rất nặng và phức tạp, chiếm tỷ lệ khoảng 30 - 40% các trường hợp. Đây là những bệnh cấp tính, nặng có thể gây tử vong; nặng nhất là nhiễm khuẩn máu gây tử vong cao do suy đa tạng, nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Tụ cầu vàng được mệnh danh là đương kim vô địch kháng kháng sinh, do đó chúng rất khó điều trị, đôi khi có thể đe dọa đến tính mạng cho người bệnh.

Tụ cầu vàng
Tụ cầu vàng được mệnh danh là đương kim vô địch kháng kháng sinh

2. Nguyên nhân gây nên bệnh nhiễm do tụ cầu vàng

Vi khuẩn tụ cầu thường được tìm thấy trên da hoặc trong mũi của khoảng một phần ba dân số. Các vi khuẩn nói chung là vô hại trừ khi chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua vết cắt hoặc vết thương khác, và thậm chí sau đó chúng thường chỉ gây ra các vấn đề nhỏ về da ở người khỏe mạnh. Trên 1 số đối tượng đặc biệt như suy giảm miễn dịch, nằm viện lâu ngày,... tụ cầu vàng từ ngoài da xâm nhập và bên trong cơ thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng tại 1 số cơ quan gây ra nhiều hệ lụy và điều trị khó khăn do tụ cầu vàng kháng nhiều loại kháng sinh.

Nhiều người mang vi khuẩn tụ cầu và không bao giờ bị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn. Tuy nhiên, nếu bạn mắc nhiễm trùng tụ cầu khuẩn, có khả năng rất cao là do vi khuẩn sinh sống trong cơ thể bạn một khoảng thời gian dài.

Những vi khuẩn này có thể truyền từ người này sang người khác. Do vi khuẩn tụ cầu rất khỏe mạnh, chúng có thể sống trên các vật dụng như gối hoặc khăn đủ lâu để lây qua người kế tiếp chạm vào chúng và có thể tồn tại trong môi trường nhiệt độ cao, không bị phá hủy bởi muối.

3. Phòng ngừa bệnh nhiễm trùng do tụ cầu vàng

Rửa tay bằng xà phòng trước khi vệ sinh mắt
ửa tay đúng cách là một trong những biện pháp phòng ngừa thường hay sử dụng để chống lại các vi trùng

Phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện do tụ cầu vàng

  • Trong bệnh viện, những người bị nhiễm trùng do tụ cầu vàng thường được áp dụng các biện pháp phòng ngừa tiếp xúc nhằm ngăn chặn sự lây lan của tụ cầu vàng.
  • Người nhà bệnh nhân và các nhân viên y tế chăm sóc người bệnh cách ly có thể được yêu cầu mặc quần áo bảo hộ và phải tuân theo các quy trình vệ sinh tay nghiêm ngặt.
  • Vô khuẩn tuyệt đối các dụng cụ y tế để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh
  • Vệ sinh môi trường bệnh viện thật sạch.

Phòng ngừa nhiễm khuẩn cộng đồng do tụ cầu vàng

  • Rửa tay: Rửa tay đúng cách là một trong những biện pháp phòng ngừa thường hay sử dụng để chống lại các vi trùng. Chà tay nhanh trong ít nhất 15 giây, sau đó lau khô bằng khăn dùng một lần và dùng khăn khác để tắt vòi. Mang theo một chai nhỏ chất khử trùng tay có chứa ít nhất 62 phần trăm cồn trong những lần bạn không tiếp cận được với xà phòng và nước.
  • Vết cắt, vết trầy phải luôn được giữ sạch sẽ và được băng kín, khô cho đến khi lành. Mủ từ vết loét bị nhiễm trùng có thể chứa vi khuẩn cầu vàng và việc che vết thương sẽ giúp ngăn vi khuẩn lây lan.
  • Sau khi chơi các thể thao hoặc tập luyện thể lực cần phải tắm rửa sạch sẽ, lưu ý sử dụng xà phòng trong lúc tắm. Không nên dùng chung khăn tắm.
  • Giặt quần áo và ga giường bằng nước nóng: Vi khuẩn tụ cầu khuẩn có thể tồn tại trên quần áo và ga giường không được rửa sạch đúng cách. Để có thể loại bỏ các vi khuẩn ra ngoài, bạn nên rửa bằng nước nóng bất cứ khi nào có thể. Ngoài ra, bạn nên sử dụng thuốc tẩy có chứa thành phần an toàn. Sấy khô trong máy sấy sẽ tốt hơn so với phơi khô trong không khí nhưng loại tụ cầu khuẩn có thể tồn tại trong máy sấy quần áo.
  • Tránh tiêm thuốc bừa bãi, không theo chỉ định của bác sĩ: Người dùng thuốc tiêm tĩnh mạch có nguy cơ rất cao mắc nhiều loại bệnh nhiễm trùng nguy hiểm bao gồm nhiễm khuẩn do vi khuẩn tụ cầu vàng
  • Tránh dùng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm, khăn trải giường, dao cạo, quần áo và dụng cụ thể thao. Nhiễm tụ cầu khuẩn có thể lây lan qua các vật dụng, cũng như từ người này sang người khác;
  • .Để hạn chế sự kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn nói chung và tụ cầu vàng nói riêng, không nên tự mua thuốc kháng sinh để điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Đối với đội ngũ bác sĩ khám chữa bệnh cần tuân thủ đúng các quy định sử dụng kháng sinh hợp lý của Bộ Y tế đề ra.
  • Vệ sinh cá nhân thật tốt bằng cách tắm rửa hàng ngày với nước sạch, nhất là trẻ nhỏ bụ bẫm có nhiều nếp kẽ, nếp gấp chứa đựng nhiều mồ hôi, bã nhờn.
  • Cần vệ sinh họng, miệng hàng ngày bằng cách đánh răng và súc họng nước muối nhạt trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
Vệ sinh răng miệng
Cần vệ sinh họng, miệng hàng ngày bằng cách đánh răng và súc họng nước muối nhạt trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy
  • Mỗi khi đi ra ngoài đường, nên đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn. Nếu bị viêm đường hô hấp, nhất là các loại bệnh thuộc hô hấp trên (viêm mũi, họng, viêm amidan, xoang), cần điều trị một cách dứt điểm, không nên để chúng trở thành bệnh mạn tính.
  • Cần nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ em bởi vì hiện nay chưa có vacxin đặc hiệu để phòng các bệnh do vi khuẩn tụ cầu gây ra.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Dụng cụ y tế được sát khuẩn, trang thiết bị hệ thống phòng khám và hệ thống phòng nội trú đạt tiêu chuẩn quốc tế được bố trí tại bệnh viện theo từng khu vực chuyên biệt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

48.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Fixnat 200
    Công dụng thuốc Fixnat 200

    Thuốc Fixnat 200 có thành phần chính là Cefpodoxim hàm lượng 200mg, được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn mức độ từ nhẹ đến trung bình ở đường hô hấp, tiết niệu, da, bệnh ...

    Đọc thêm
  • hội chứng sốc nhiễm độc
    Triệu chứng của hội chứng sốc nhiễm độc

    Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cơ thể rơi vào tình trạng sốc. Hãy cùng tìm hiểu về hội chứng sốc nhiễm độc và các triệu chứng của hội chứng này qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • bong da
    Tìm hiểu hội chứng bong vẩy da do tụ cầu

    Tụ cầu vàng xâm nhập qua da liễu khi da bị trầy xước, viêm nhiễm rồi sản sinh độc tố tại chỗ gây bong vảy da do tụ cầu. Trường hợp kháng thể kháng độc tố ở người bệnh sản ...

    Đọc thêm
  • thuốc bactocill
    Công dụng thuốc Bactocill

    Thuốc Bactocill chứa hoạt chất Oxacillin – kháng sinh thuộc nhóm Betalactam được chỉ định trong điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn da và ...

    Đọc thêm
  • zoramo
    Công dụng thuốc Zoramo

    Thuốc Zoramo là kháng sinh diệt khuẩn, ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn như Benzylpenicillin. Thuốc được dùng để điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn. Để đảm bảo hiệu khi quả sử dụng Zoramo, ...

    Đọc thêm