Phòng tránh rôm sảy cho trẻ vào mùa hè

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Đặng Thị Ngoan - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Thời tiết nắng nóng khiến rôm sảy xuất hiện ở các vùng da như trán, cổ, ngực, lưng, và có khi là toàn thân làm bé khó chịu. 8 cách phòng ngừa rôm sảy cho trẻ vào mùa hè dưới đây sẽ giúp bé yêu có làn da khỏe mạnh.

1. Rôm sảy là bệnh gì?

Rôm sảy là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè. Rôm thường xuất hiện ở các vùng da như trán, cổ, ngực, lưng, và có khi là toàn thân. Đa phần rôm là lành tính và sẽ tự hết khi tiết trời mát dịu. Tuy vậy, cha mẹ cũng không nên chủ quan, vì khi trẻ gãi nhiều do rôm sảy sẽ làm trầy xước, có thể dẫn đến bội nhiễm và các biến chứng khác... Do đó, cha mẹ cần chủ động phòng tránh rôm sảy cho bé.

2. Biểu hiện khi trẻ bị rôm sảy

phong-tranh-rom-say-cho-be-1
Rôm sảy thường xuất hiện thành từng đám hoặc mảng lớn ở những vùng da bài tiết nhiều mồ hôi
  • Rôm sảy thường xuất hiện thành từng đám hoặc mảng lớn ở những vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như cổ, ngực, lưng, trán..., hoặc ở những vùng kẽ lớn như nách, bẹn, trường hợp nặng có thể gần như toàn thân.
  • Rôm sảy là các sẩn màu đỏ hồng, trên bề mặt có mụn nước nhỏ, hoặc mụn mủ trắng xen kẽ.
  • Khi bị rôm sảy, da của trẻ bị viêm nên trẻ có cảm giác ngứa, bứt rứt, khó chịu. Ngứa khiến trẻ ngủ không ngon, trẻ nhỏ hay quấy khóc. Vì vậy, cần phải phòng tránh rôm sảy cho bé để trẻ ngủ ngon giấc.
  • Khi bị ngứa do rôm sảy, trẻ gãi làm da bị xây xát, dễ dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn. Tụ cầu trùng vàng là vi khuẩn thường gây bội nhiễm, viêm nang lông, nhọt.
  • Khi trời chuyển mát, rôm sẽ tự lặn và thường để lại các đám vảy da bong mỏng, có màu trắng, trong khoảng vài ngày sau thì da trở lại bình thường và không để lại sẹo. Khi trời nóng trở lại, rôm sảy có thể xuất hiện lại.

3. Cách phòng ngừa rôm sảy cho trẻ vào mùa hè

Nguyên tắc phòng tránh rôm sảy cho bé là làm sao để cơ thể của bé mát mẻ, thoáng khí, hạn chế mồ hôi tiết ra nhiều, chống viêm da. Dưới đây là những cách phòng ngừa rôm sảy cho trẻ vào mùa hè mà cha mẹ có thể chủ động thực hiện:

  • Nơi ở của trẻ phải thoáng mát, thông gió, tránh đưa trẻ đến những nơi đông đúc, ngột ngạt, nóng, bí gió.
  • Quần áo, tã lót của trẻ nên dùng loại vải sợi, mỏng, rộng rãi, thoáng mát và thấm mồ hôi. Không nên dùng các loại vải sợi tổng hợp, bí, không thấm hút mồ hôi. Khi cơ thể trẻ không bị nóng sẽ hạn chế tiết mồ hôi, do đó rôm sảy có thể nhanh chóng biến mất.
  • Tắm rửa cho trẻ thường xuyên giúp cơ thể mát, làm sạch da, thông thoáng các lỗ chân lông. Có thể sử dụng thuốc tím pha loãng, sữa tắm để tắm cho trẻ. Không nên sử dụng các loại xà phòng hoặc sữa tắm có độ pH không phù hợp với làn da của bé. Một số loại lá, quả dùng để nấu nước tắm có tác dụng hỗ trợ phòng tránh rôm sảy cho bé như lá đào, lá dâu, mướp đắng, vỏ dưa hấu, vỏ bưởi, rau má, sài đất, ...
phong-tranh-rom-say-cho-be-2
ắm rửa cho trẻ thường xuyên giúp cơ thể mát, làm sạch da
  • Nếu da bị viêm nhiều và trẻ bị rôm sảy lâu khỏi, có thể bôi kem có chứa corticoid nhẹ, trong kem có thể có kháng sinh chống nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, trẻ cần được đưa đi khám bác sĩ để được chỉ định đúng loại thuốc dùng.
  • Trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn nang lông với các biểu hiện như có mụn mủ, mụn to thì cần bôi cồn iod (ví dụ như betadin) nhiều lần trong ngày.
  • Một trong những cách phòng ngừa rôm sảy là sử dụng vitamin C liều cao có thể giúp giảm bệnh và giảm tổn thương tuyến mồ hôi.
  • Với loại rôm sâu có nguy cơ hủy hoại tuyến mồ hôi của trẻ, làm mất khả năng tiết mồ hôi, do đó có thể dùng isotretinoin tuy nhiên khi dùng phải có sự chỉ định chặt chẽ của bác sĩ.
  • Cho trẻ uống đủ nước, đặc biệt là các loại nước thanh nhiệt giải độc như nước sắn dây, nước sài đất, đậu đen...

Trên đây là những lời khuyên giúp cha mẹ phòng tránh rôm sảy cho bé vào mùa hè để bé có thể ăn ngon, ngủ ngon, không khó chịu vì ngứa do rôm sảy gây ra.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan