Protein trong máu tăng cảnh báo bệnh gì?

Có thể nói protein là thành phần không thể thiếu trong cơ thể mỗi người. Tuy nhiên khi protein toàn phần trong máu cao có thể cảnh báo một số bệnh nguy hiểm.

1. Vai trò của protein trong cơ thể

Protein toàn phần trong máu gồm 3 thành phần là albumin chiếm 50 – 55%, globulin chiếm 39 – 45%, fibrinogen chiếm 4 – 6%.

Albumin và fibrinogen là protein được tổng hợp ở gan và chiếm khoảng 60% tổng protein toàn phần trong huyết thanh.

1.1. Chức năng của Albumin

  • Tham gia duy trì áp lực keo trong huyết tương.
  • Đảm bảo sự vận chuyển nhiều loại chất (Vd: Bilirubin, acid béo, các hormon và thuốc. Các chất này được gắn với albumin khi chúng lưu hành trong dòng tuần hoàn).
  • Cung cấp acid amin cho tổng hợp protein ở mô.

Albumin là một chỉ số dùng trong đánh giá chức năng gan. Giá trị Albumin bình thường là khoảng 35 - 50 g/L.

1.2. Chức năng của Globulin

Globulin có 3 loại chính trong cơ thể: Alpha, beta và gamma globulin.

Các gamma globulin còn được gọi là globulin miễn dịch, được các bạch cầu lympho B sản xuất khi đáp ứng với kích thích của các kháng nguyên. Các globulin miễn dịch bao gồm kháng thể IgA, IgD, IgE, IgG và IgM.

Các globulin đảm bảo các chức năng sống sau đây của cơ thể như:

  • Tham gia duy trì cân bằng toan - kiềm.
  • Tham gia vào đáp ứng viêm của cơ thể.
  • Đóng vai trò chủ đạo trong cơ chế phòng vệ miễn dịch và sản xuất các kháng thể.
  • Tham gia và điều hoà quá trình đông máu và tiêu fibrin.
Globulin đảm bảo nhiều chức năng chính của cơ thể

2. Protein máu tăng khi nào?

Có nhiều nguyên nhân khiến cho protein máu tăng cao như:

2.1. Tăng nồng độ albumin máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Viêm tụy cấp.
  • Mất nước.

2.2. Tăng nồng độ alpha globulin

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Nhiễm trùng cấp.
  • Tình trạng viêm cấp.
  • Ung thư biểu mô tuyến (carcinoma).
  • Viêm cầu thận mạn.
  • Xơ gan.
  • Đái tháo đường
  • Tình trạng rối loạn protein máu (dysproteinemia).
  • Tình trạng mất protein qua cầu thận.
  • Tổn thương gan.
  • Bệnh u lympho Hodgkin.
  • Tình trạng giảm albumin máu.
  • Các bệnh lý viêm.
  • Nhồi máu cơ tim.
  • Viêm tủy xương.
  • Bệnh loét dạ dày tá tràng.
  • Có thai.
  • Bệnh thận.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Bệnh sarcoidose (sarcoidosis).
  • Tình trạng stress.
  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
  • Viêm đại tràng loét

2.3. Tăng nồng độ beta globulin máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Tình trạng viêm cấp.
  • Không có albumin máu.
  • Đái tháo đường.
  • Tình trạng rối loạn protein máu (dysproteinemia).
  • Mất protein qua cầu thận.
  • Tăng cholesterol máu.
  • Thiếu máu do thiếu sắt.
  • Bệnh đa u tủy xương.
  • Hội chứng thận hư.
  • Vàng da do tắc mật.
  • Có thai.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Viêm gan do virus.
Nồng độ beta globulin máu có thể tăng trong Hội chứng thận hư

2.4 Tăng nồng độ gamma globulin máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Ung thư giai đoạn tiến triển.
  • Viêm gan mạn.
  • Xơ hóa thành nang (cystic fibrosis).
  • Bệnh gan.
  • Bệnh U lympho Hodgkin.
  • Phản ứng tăng mẫn cảm.
  • Bệnh lơxêmi.
  • Bệnh đa u tủy xương
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Nhiễm trùng nặng.
  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
  • Các nhiễm trùng do virus.

Bệnh tăng macroglobulin máu của Waldenstrom.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe