8 nguyên nhân hàng đầu khiến kinh nguyệt bị trễ

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Thanh Hà - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường giúp người phụ nữ có thể dự đoán được ngày sẽ xuất hiện kinh nguyệt của bản thân. Tình trạng trễ kinh xuất hiện khi nó xuất hiện muộn hơn ngày dự đoán. Vậy đâu là nguyên nhân gây trễ kinh?

1. Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng nội mạc tử cung cung bong ra có tính chu kì. Chu kỳ kinh nguyệt được biểu hiện do sự thay đổi hormone nội tiết của estrogenprogesterone trong chu kì. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ có 1 hoặc 2 trứng được phóng thích ra khỏi buồng trứng sau đó nếu gặp được tình trùng sẽ thụ tinh và người phụ nữ sẽ mang thai sau đó.

Tuy nhiên, nếu không được thụ tinh, các hormone sinh dục sẽ bắt đầu giảm đi và sau đó gây xuất hiện hiện tượng hành kinh ở người phụ nữ. Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt ở chu kỳ này đến ngày đầu tiên ở chu kỳ tiếp theo. Ở người phụ nữ bình thường, chu kỳ kinh nguyệt sẽ dao động từ 21 đến 35 ngày.

2. Kinh nguyệt bị trễ là gì?

Như đã nói, chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ có thời gian từ 21 đến 35 ngày. Thông thường, kinh nguyệt ở người phụ nữ diễn ra một cách đều đặn và người phụ nữ có thể dự đoán được thời gian chu kỳ kinh nguyệt của mình. Nếu quá thời gian dự đoán xuất hiện kinh nguyệt được xem như bị trễ kinh.

Thông thường, nguyên nhân phổ biến nhất của trễ kinh là mang thai. Tuy nhiên, trễ kinh cũng có thể do lý do khác ngoài việc mang thai. Nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm từ sự mất cân bằng nội tiết tố đến các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng.

Cũng có hai thời điểm trong cuộc đời của một người phụ nữ khi mà kinh nguyệt của cô ấy không đều là điều hoàn toàn bình thường: khi lần đầu tiên có kinh nguyệt và khi bắt đầu mãn kinh. Khi cơ thể của bạn bước vào những giai đoạn chuyển đổi này, chu kỳ bình thường của bạn có thể trở nên bất thường.

Hầu hết phụ nữ chưa mãn kinh thường có kinh 28 ngày một lần. Tuy nhiên, một chu kỳ kinh nguyệt bình thường có thể dao động từ 21 đến 35 ngày một lần. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn nằm ngoài những khoảng này, có thể là do một trong những lý do sau.

Kinh nguyệt
Nếu kinh nguyệt xuất hiện quá thời gian dự đoán thì đó được xem như bị trễ kinh

3. Những nguyên nhân có thể gây nên hiện tượng trễ kinh ở người phụ nữ.

3.1. Căng thẳng

Căng thẳng có thể làm giảm hormone, thay đổi thói quen hàng ngày của bạn và thậm chí ảnh hưởng đến phần não chịu trách nhiệm điều hòa kinh nguyệt - vùng dưới đồi của bạn. Theo thời gian, căng thẳng có thể dẫn đến bệnh tật hoặc tăng hoặc giảm cân đột ngột, tất cả đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ của bạn.

Nếu bạn cảm thấy căng thẳng dẫn đến những thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, hãy cố gắng thay đổi chế độ làm việc hoặc sinh hoạt để điều chỉnh stress. Tập những bài tập thể dục với chế độ phù hợp có thể giúp kinh nguyệt trở lại bình thường.

3.2. Trọng lượng cơ thể thấp

Phụ nữ bị rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn tâm thần hoặc ăn vô độ, có thể bị trễ kinh. Cân nặng thấp hơn 10% so với mức được coi là bình thường đối với chiều cao của bạn có thể thay đổi cách cơ thể bạn hoạt động và ngừng rụng trứng. Điều trị chứng rối loạn ăn uống và tăng cân một cách lành mạnh có thể đưa chu kỳ của bạn trở lại bình thường. Những phụ nữ tham gia các bài tập thể dục quá sức như chạy marathon cũng có thể bị ngừng kinh.

3.3. Béo phì

Cũng giống như trọng lượng cơ thể thấp có thể gây ra thay đổi nội tiết tố, do đó có thể bị thừa cân. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên có một chế độ ăn kiêng và kế hoạch tập thể dục hợp lý nếu nguyên nhân béo phì là một yếu tố khiến bạn bị trễ kinh hoặc mất kinh.

Thừa cân
Thừa cân cũng có thể là nguyên nhân gây thay đổi nội tiết tố dẫn đến chậm kinh

3.4. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một rối loạn nội tiết của cơ thể, cơ thể của bạn sản xuất nhiều nội tiết tố nam androgen. Nhiều nang trứng được hình thành trên buồng trứng là kết quả của sự mất cân bằng hormone này. Điều này có thể làm cho quá trình rụng trứng không đều hoặc ngừng hoàn toàn.

Các hormone khác, chẳng hạn như insulin, cũng có thể mất cân bằng. Cơ thể có sự đề kháng insulin liên quan đến PCOS. Nguyên tắc để điều trị PCOS tập trung chủ yếu tập trung việc làm giảm các triệu chứng. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc ngừa thai hoặc thuốc khác để giúp điều chỉnh chu kỳ của bạn.

3.5. Sử dụng biện pháp tránh thai

Người phụ nữ có thể gặp phải những sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt khi sử dụng các biện pháp tránh thai. Thuốc tránh thai có chứa các hormone chính là estrogen và progestin giúp ức chế buồng trứng phóng thích trứng. Thông thường, có thể mất đến sáu tháng để chu kỳ kinh nguyệt của bạn ổn định trở lại sau khi ngừng thuốc. Các loại biện pháp tránh thai khác như cấy que hoặc thuốc tiêm tránh thai cũng có thể gây trễ kinh.

3.6. Các bệnh mãn tính

Một số bệnh mãn tính như đái tháo đường và bệnh celiac cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Thay đổi nồng độ đường huyết có liên quan đến thay đổi nội tiết tố, vì vậy, mặc dù hiếm gặp nhưng bệnh đái tháo đường được kiểm soát không tốt có thể khiến kinh nguyệt của bạn bất thường.

Bệnh Celiac gây ra tình trạng viêm có thể dẫn đến tổn thương tại ruột non của bạn, điều này có thể ngăn cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Điều này có thể gây nên tình trạng trễ kinh.

3.7. Tiền mãn kinh sớm

Hầu hết người phụ nữ sẽ bắt đầu mãn kinh trong độ tuổi từ 45 đến 55. Những phụ nữ xuất hiện các triệu chứng mãn kinh vào khoảng 40 tuổi hoặc sớm hơn được coi là có tiền mãn kinh sớm. Điều này có thể do buồng trứng của bạn bị suy giảm, và kết quả đưa đến hiện tượng trễ kinh và cuối cùng mãn kinh.

3.8. Các vấn đề về tuyến giáp

Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc giảm hoạt động cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Hormone tuyến giáp điều chỉnh sự trao đổi chất cơ thể người phụ nữ, do đó, nồng độ hormone sinh dục cũng có thể bị ảnh hưởng. Các vấn đề về tuyến giáp thường có thể được điều chỉnh bằng thuốc. Sau khi điều trị, kinh nguyệt thường sẽ trở lại bình thường.

Tuyến giáp
Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc giảm hoạt động cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt

4. Khi nào đến gặp bác sĩ của bạn

Bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân trễ kinh hoặc mất kinh và đưa ra các lựa chọn điều trị của bạn. Hãy theo dõi những thay đổi trong chu kỳ của bạn cũng như những thay đổi khác về sức khỏe để cho bác sĩ biết. Điều này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn

Đi khám sức khỏe định kỳ với bác sĩ sản phụ khoa có thể giúp giải quyết nhiều thắc mắc về chu kỳ kinh nguyệt. Đôi khi, trễ kinh chỉ xảy ra 1-2 chu kì và không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, một số triệu chứng nhất định có thể cần phải được thăm khám ngay. Chúng bao gồm:

  • Trễ kinh nhiều chu kì liên tiếp
  • Thử thai dương tính
  • Có các triệu chứng của PCOS (đa nang buồng trứng, mụn, rậm lông, rụng tóc, béo phì)
  • Tăng hoặc giảm cân nhiều
  • Cảm thấy căng thẳng quá mức

Gói khám, sàng lọc các bệnh phụ khoa tại Vinmec áp dụng đối với những trường hợp nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt không đều, vô kinh...Qua việc thăm khám, xét nghiệm, siêu âm nhằm đánh giá kết quả để từ đó bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị khoa học, tránh nguy cơ bệnh về lâu dài ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản và tâm sinh lý ở nữ giới.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, nhs.uk

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan