Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ

Tăng huyết áp thai kỳ là một biến chứng nội khoa thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai và là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tử vong mẹ trên toàn thế giới. Do đó việc chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ rất quan trọng để phòng ngừa các biến chứng và có biện pháp can thiệp kịp thời.

1. Tăng huyết áp thai kỳ

Tăng huyết áp thai kỳ là biến chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Là khi huyết áp tâm thu trên 140mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg.

Có 5 nhóm tăng huyết áp trong thai kỳ:

  • Tăng huyết áp thai kỳ: Huyết áp trên 140/90 mmHg, không có protein niệu, huyết áp trở về bình thường trong vòng sau sinh khoảng 12 tuần.
  • Tiền sản giật: huyết áp trên 140/90 mmHg sau tuần 20 của thai kỳ. Trường hợp nặng huyết áp có thể lên tới 160/110mmHg. Protein niệu trên 300mg/24 giờ hay que thử nhỏ hơn hoặc bằng 2+. Protein hay cretinin niệu lớn hơn hoặc bằng 0,3. Tiền sản giật trường hợp nặng có kèm theo các triệu chứng như tăng men gan, thai chậm phát triển, nhức đầu hay nhìn mờ, đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải.
  • Sản giật: Tiền sản giật và sản giật xuất hiện cơn co giật mà không thể giải thích được bằng những nguyên nhân khác.
  • Tiền sản giật ghép trên tăng huyết áp mãn tính
  • Tăng huyết áp mãn tính: Huyết áp trên 140/90 mmHg được chẩn đoán trước tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc trước khi mang thai. Hay tăng huyết áp được chẩn đoán sau tuần thứ 12 của thai kỳ và kéo dài sau sinh trên 12 tuần.

Nguyên nhân tăng huyết áp thai kỳ vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên một số điều kiện có thể làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng này như:

  • Cao huyết áp mãn tính
  • Bệnh thận
  • Bệnh tiểu đường
  • Tăng huyết áp trong lần mang thai trước
  • Phụ nữ mang thai lớn hơn 40 tuổi hoặc trẻ hơn 20 tuổi
  • Sinh đôi hoặc sinh ba
Tiểu đường làm mờ mắt
Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ bị huyết áp thai kỳ

2. Các xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ

Chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ cần được xác định qua 2 lần đo huyết áp khác nhau (cách nhau 4-6 giờ) với tư thế ngồi hoặc có thể cho người bệnh nằm nghiêng trái. Đo bằng Holter cho kết quả chính xác hơn là máy đo cố định.

Chẩn đoán tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg.

  • Mức độ nhẹ: 140-159/ 90-109 mmHg
  • Mức độ nặng: >160/110mmHg

Các xét nghiệm cơ bản theo dõi thai phụ tăng huyết áp bao gồm:

  • Tổng phân tích tế bào máu
  • Đường huyết lúc đói, xét nghiệm dung nạp đường
  • Cholesterol toàn phần, HDL, LDL, triglycerides
  • Điện giải đồ
  • Tổng phân tích nước tiểu, protein niệu
  • Bun, creatinin
  • Điện tâm đồ

Tất cả phụ nữ mang thai nên được đánh giá tiểu đạm trong đầu thai kỳ để phát hiện bệnh thận có sẵn và trong giữa thai kỳ để tầm soát tiền sản giật. Xét nghiệm que nhúng ≥ 1+ nên làm thêm các xét nghiệm khác bao gồm tỉ số ACR, có thể được xác định nhanh chóng trong một mẫu nước tiểu tại một thời điểm.Trị số ACR < 30 mg/mmol có thể loại trừ tiểu đạm trong thai kỳ, nhưng xét nghiệm dương tính nên được làm tiếp nước tiểu 24 giờ. Trong trường hợp tiểu đạm > 2 g/ngày, bệnh nhân cần được theo dõi sát.Tuy nhiên, kết quả của nước tiểu 24 giờ thường không chính xác và làm trì hoãn chẩn đoán tiền sản giật. Do đó, ngưỡng ACR 30 mg/mmol có thể được sử dụng để xác định tiểu đạm ý nghĩa.Ngoài các xét nghiệm cơ bản, các xét nghiệm sau có thể được xem xét:

  • Siêu âm tuyến thượng thận và xét nghiệm metanephrine phân đoạn trong huyết thanh và nước tiểu ở phụ nữ mang thai tăng huyết áp với biểu hiện lâm sàng gợi ý u tủy thượng thận.
  • Siêu âm doppler động mạch tử cung (thực hiện sau 20 tuần thai kỳ) hữu ích để phát hiện bệnh nhân có nguy cơ cao hơn tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật và chậm phát triển trong tử cung.
Siêu âm
Siêu âm à xét nghiệm cơ bản có thể dùng để theo dõi tình trạng của thai nhi

  • Tỉ số sFlt1 (soluble fms-like tyrosine kinase1): PIGF (placental growth factor) ≤ 38 có thể được sử dụng để loại trừ tiền sản giật trong tuần tiếp theo khi nghi ngờ lâm sàng.

Tăng huyết áp thai kỳ là biến chứng thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai và dễ dẫn tới tiền sản giật. Việc chẩn đoán sớm dựa trên kết quả các xét nghiệm có thể ngăn ngừa và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec mang đến Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Sản phụ sẽ được tư vấn và kiểm tra sức khỏe dưới sự theo dõi sát sao của các Bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn, giúp các bà mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cũng như giảm thiểu những biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và con.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán tăng huyết áp

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

779 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: