Cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai khẩn cấp

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể giúp đỡ nếu bạn vừa quan hệ tình dục quên hoặc sử dụng không đúng cách các biện pháp bảo vệ. Bằng cách sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp trong vòng 3 ngày kể từ khi quan hệ tình dục (càng sớm, càng tốt), bạn có thể giảm đáng kể khả năng mang thai.

1. Cơ chế hoạt động

Thuốc tránh thai khẩn cấp là phương pháp sử dụng hormone hoặc thuốc ngăn chặn mang thai. Hầu hết các hormone này giống với các hormone có trong thuốc tránh thai thông thường. Thuốc hoạt động chủ yếu bằng cách trì hoãn việc phóng trứng hoặc rụng trứng. Một khi trứng đã được cấy ghép thì biện pháp tránh thai khẩn cấp không còn hiệu quả. Nếu bạn đã mang thai, những viên thuốc này sẽ không có tác dụng như một biện pháp tránh thai.

Tránh thai khẩn cấp hoạt động tốt. Nhưng bạn nên dùng nó một cách nhanh chóng - tốt nhất là trong vòng 24 giờ sau khi quan hệ. Nhưng thực tế bạn càng dùng nó sớm, nó sẽ càng hiệu quả. Nếu bạn thực hiện biện pháp tránh thai khẩn cấp trong vòng 72 giờ sau khi quan hệ tình dục, khả năng mang thai chỉ có 1% đến 2%.

Thuốc tránh thai
Phụ nữ không nên lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

2. Các loại tránh thai khẩn cấp

Có 3 loại biện pháp tránh thai khẩn cấp ở dạng thuốc viên được bán ngay cả khi được kê đơn và không có đơn thuốc. Tùy thuộc vào nhãn hiệu và liều lượng, bạn có thể uống loại 1 viên thuốc hoặc 2 viên.

  1. Thuốc có chứa một loại hormone gọi là levonorgestrel: Bạn nên sử dụng các loại thuốc này trong vòng 72 giờ sau khi quan hệ tình dục. Nhưng thuốc vẫn có tác dụng tới 5 ngày sau đó, nhưng kém hiệu quả hơn với thời gian đầu.
  2. Thuốc tránh thai có chứa progesterone và estrogen. Nếu bạn dùng chúng với liều cao hơn trong vòng 3 đến 5 ngày kể từ khi quan hệ tình dục, chúng sẽ hoạt động như một biện pháp tránh thai khẩn cấp. Cách tiếp cận này có hiệu quả, nhưng ít hiệu quả hơn các hình thức tránh thai khẩn cấp khác. Tác dụng phụ, chẳng hạn như buồn nôn, cũng có thể tồi tệ hơn. Không nên sử dụng phương pháp này thường xuyên trừ khi được chỉ định bởi bác sĩ.

3. Ulipristal (ella, ellaOne) là một loại thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ bán theo đơn. Đây là hình thức tránh thai khẩn cấp không sử dụng hormone mà thay vào đó, nó là một loại
thuốc gọi là ulipristal acetate, ngăn chặn tác động của hormone. Thuốc có hiệu quả đến 5 ngày sau khi quan hệ. Nếu bạn nghĩ rằng, có thể bạn đã mang thai thì hãy nhờ tư
vấn từ bác sĩ trước khi sử dụng, vì bạn không nên dùng thuốc này khi đang mang thai.

Vòng tránh thai bằng đồng (DCTC). Đây là một cách tiếp cận khác. Nhân viên y tế sẽ đặt một vòng tránh thai nhỏ bằng nhựa và đồng vào tử cung của để ngăn không cho tinh trùng thụ tinh với trứng, tránh mang thai. Vòng tránh thai bằng đồng được xem là hình thức tránh thai khẩn cấp hiệu quả và nó phù hợp với cả những phụ nữ muốn tránh thai lâu dài.

Vòng tránh thai chữ T
Vòng tránh thai bằng đồng

Ưu điểm của vòng tránh thai là phụ nữ có thể sử dụng nó như một biện pháp tránh thai dài hạn - nó có tác dụng đến 10 năm - và cũng là biện pháp tránh thai khẩn cấp nếu nó được đặt vào tử cung trong vòng 5 ngày sau khi quan hệ. Nó có thể hoạt động tốt hơn thuốc viên. Ít hơn 0,1% phụ nữ chọn đặt vòng tránh thai có thai. Điều này có nghĩa là ít hơn 1 phụ nữ trong 1.000 sử dụng DCTC vì tránh thai khẩn cấp sẽ có thai.

DCTC phải được chuyên gia chăm sóc sức khỏe trang bị trong vòng 5 ngày (120 giờ) sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ hoặc, nếu có thể ước tính khi bạn rụng trứng, tối đa 5 ngày sau khi rụng trứng.

4. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp tương tự như thuốc tránh thai đường uống, chẳng hạn như buồn nôn và nôn, chảy máu âm đạo không đều, và mệt mỏi. Tác dụng phụ không phổ biến, chúng nhẹ và thường sẽ tự khỏi mà không cần dùng thêm thuốc.

Nếu nôn mửa xảy ra trong vòng 2 giờ sau khi uống một liều, nên lặp lại liều này. Không nên sử dụng thuốc chống nôn thường xuyên trước khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp.

Thuốc dùng để tránh thai khẩn cấp không gây hại cho khả năng sinh sản trong tương lai. Không có sự chậm trễ trong việc trở lại khả năng sinh sản sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp.

Buồn nôn là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày.
Buồn nôn là tác dụng phụ sau khi sử dụng thuốc

5. Trong những tình huống có thể sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp?

Tránh thai khẩn cấp có thể được sử dụng trong một số tình huống sau khi quan hệ tình dục. Bao gồm:

  • Khi quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai.
  • Tấn công tình dục khi người phụ nữ không được bảo vệ bằng một biện pháp tránh thai hiệu quả. Khi có lo ngại về khả năng tránh thai có thể xảy ra, từ việc sử dụng không đúng hoặc không dùng, chẳng hạn như: bao cao su bị vỡ, tuột, hoặc sử dụng không chính xác;
  • Liên tiếp bỏ lỡ thuốc tránh thai kết hợp uống như

+ Trễ hơn 3 giờ so với thời gian uống thuốc chỉ có progestogen (minipill), hoặc hơn 27 giờ sau khi uống thuốc trước đó;

+ Trễ hơn 12 giờ so với thời gian uống thuốc chứa desogestrel thông thường (0,75 mg) hoặc hơn 36 giờ sau khi uống thuốc trước đó;

+ Trễ hơn 2 tuần đối với thuốc tiêm progestogen norethisterone enanthate (NET-EN);

+Trễ hơn 4 tuần đối với thuốc chỉ chứa progestin-depot-medroxyprogesterone acetate (DMPA);

+ Trễ hơn 7 ngày đối với biện pháp tránh thai tiêm kết hợp (CIC).

Bác sĩ Phạm Thị Yến đã có 11 năm kinh nghiệm khám và điều trị trong lĩnh vực Sản Phụ khoa. Bác sĩ với thế mạnh và hiểu biết sâu sắc trong:

  • Khám, tư vấn các thai thường, thai bệnh lý, thai nguy cơ cao
  • Khám và điều trị các bệnh lí phụ khoa: viêm cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử cung
  • Phẫu thuật nội soi các bệnh lý phụ khoa : thai ngoài tử cung, khối u tử cung , khối u buồng trứng
  • Phẫu thuật khối u vú, khối u âm hộ , âm đạo, cổ tử cung
  • Phẫu thuật sản khoa : phẫu thuật lấy thai, khám
  • Điều trị các rối loạn nội tiết phụ nữ ở các lứa tuổi: dậy thì, tuổi sinh sản; tuổi tiền mãn kinh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com, nhs.uk, who.int, NCBI

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

105.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan