Mẹ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm khi mang thai ảnh hưởng thế nào tới em bé?

Một số nghiên cứu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho thấy, những người phụ nữ bị cảm lạnh hoặc cúm trước hoặc trong khi mang thai có nhiều khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh.

1. Thế nào là cảm cúm?

Cảm cúm là bệnh do nhiễm virus cấp tính đường hô hấp gây ra. Thường thì cúm A với 15 kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H (H1-H15) và 9 kháng nguyên trung hòa N(N1-N9).

Thông thường, bệnh sẽ kéo dài từ 7-10 ngày và hầu hết mọi người sẽ tự bình phục hoàn toàn. Đối với những đối tượng có hệ miễn dịch kém thì bệnh có thể gây chuyển biến nghiêm trọng và thậm chí có thể gây tử vong do biến chứng gây ra.

2. Dấu hiệu mẹ bầu bị cảm cúm

Một số dấu hiệu để nhận biết cảm cúm ở mẹ bầu như:

  • Ho khan
  • Sốt khi mang thai, từ từ rồi đến sốt cao
  • Viêm họng
  • Cảm thấy ớn lạnh
  • Đau cơ nghiêm trọng hoặc cơ thể
  • Đau đầu
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Tình trạng mệt mỏi kéo dài.

Những triệu chứng của cúm thường xảy ra nhanh chóng và có thể nghiêm trọng. Các triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn. Trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu được khuyến cáo không nên sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh để tránh nguy cơ gây sảy thai, nhiễm độc thai nghén và các di chứng, dị tật thai nhi sau này.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có nguy cơ bị biến chứng do cúm thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus, một số thuốc kê đơn trị triệu chứng và biến chứng.

Sốt
Sốt khi mang thai, từ từ rồi đến sốt cao có thể là dấu hiệu cảm cúm ở mẹ bầu

3. Mẹ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm khi mang thai ảnh hưởng thế nào tới em bé?

Phụ nữ mang thai bị cảm lạnh hoặc cúm kèm theo sốt ngay trước hoặc trong khi mang thai có thể có liên quan tới một số dị tật bẩm sinh như:

  • Suy nhược
  • Bệnh gai cột sống
  • Sứt môi hở hàm ếch
  • Viêm đại tràng co thắt
  • Suy thận hai bên.

Phụ nữ mang thai bị cảm lạnh hoặc cúm mà không bị sốt có thể không gây tăng khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh. Đặc biệt, một trong những cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy nếu phụ nữ mang thai bị sốt trong tam cá nguyệt thứ hai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ lên tới 40%. Nếu bị sốt sau tuần thứ 12 của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ lên gấp 3 lần.

Các nhà nghiên cứu cho rằng sốt có thể có liên quan đến phản ứng của cơ thể đối với nhiễm trùng gây sốt, nên nó gây ra ảnh hưởng đối với sự phát triển não bộ của thai nhi. Một số bà mẹ mang thai, khi cơ thể xảy ra phản ứng miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh.

Nghiên cứu đã cho thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh tự kỷ tăng 34% khi người mẹ bị sốt trong ba tháng đầu và 40% khi bị sốt trong ba tháng thứ hai. Vào tam cá nguyệt thứ ba, một cơn sốt ở người mẹ có thể khiến nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở thai nhi cao hơn 15%.

Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:

Càng nhiều cơn sốt thì càng tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Nguy cơ cao gấp 1,3 lần so với một hoặc hai lần sốt sau tuần thứ 12 của thai kỳ, và đối với những người phụ nữ bị sốt ba lần trở lên sau ba tháng đầu có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao hơn gấp 3 lần.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng, mức độ phơi nhiễm của người mẹ đối với virus và vi khuẩn trong thai kỳ ảnh hưởng đến môi trường trong cơ thể của người mẹ, chính vì vậy, em bé có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng khi còn nhỏ.

Ngoài ra những đứa trẻ này tiếp xúc sớm với các chất gây dị ứng như bụi, lông thú cưng làm tăng tỷ lệ nhạy cảm của đứa trẻ. Dị ứng và hen suyễn có thể xảy ra ngay từ khi thai nhi còn trong bụng mẹ bởi hai bệnh này đều có khả năng di truyền.

4. Phòng ngừa cảm cúm ở mẹ bầu

Tiêm phòng cho bà bầu
Cách để ngăn ngừa cúm là tiêm phòng cúm
  • Hiện chưa có thuốc chủng ngừa cho chứng bệnh cảm cúm thông thường. Cách để ngăn ngừa cúm là tiêm phòng cúm. Mẹ bầu nên tiêm phòng cúm để bảo vệ cho chính mình và con yêu.
  • Mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc nơi đông người bởi các virus gây cảm cúm có thể lây lan qua không khí khi một ai đó nói chuyện.
  • Nên rửa tay sạch sẽ bởi cảm cúm có thể lây lan bằng tay khi sử dụng chung đồ dùng với người bị bệnh. Phụ nữ mang thai nên rửa tay bằng xà phòng, nước ấm hoặc sử dụng chất rửa tay có chất cồn. Tránh đưa tay lên mũi, mắt và miệng.
  • Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên lựa chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp để nâng cao thể trạng đồng thời đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều trái cây, rau củ để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.

3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ, sẽ rất nguy hiểm nếu như mẹ bầu bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Khi mắc phải bệnh cúm trong tam cá nguyệt thứ nhất, cả mẹ và thai nhi đều có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe gây sảy thai, dị tật thai nhi,.. là rất cao. Vì vậy, việc tiêm vắc-xin phòng cúm trước và trong khi mang thai là việc làm vô cùng cần thiết. Song song với việc tiêm chủng vắc trước và trong quá trình mang thai, để có một thai nhi khoẻ mạnh sản phụ cần chăm sóc, khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín.

Với mong muốn mang lại dịch vụ chăm sóc đặc biệt và ưu ái nhất cho các bà mẹ và em bé ngay từ khi chuẩn bị mang thai đến khi sinh nở, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện cung cấp cho quý khách hàng các loại vắc-xin dành cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và các loại vắc-xin có thể tiêm trong thai kỳ. Các loại vắc-xin đang có mặt tại Vinemc đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được bảo quản bằng dây chuyền bảo (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP với hệ thống kho lạnh hiện đại, cho phép các loại vắc-xin luôn được bảo quản trong điều kiện tốt. Bên cạnh đó, các sản phụ cũng được thăm khám, theo dõi tình trạng sức khỏe trước và sau khi tiêm chủng để đảm bảo sức khỏe tối đa.

Ngoài ra, các thai phụ cũng có thể lựa chọn Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói. Theo đó, mẹ và bé sẽ được chăm sóc toàn diện: trước, trong và sau khi sinh. Mẹ sẽ được thực hiện các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe đặc biệt là sàng lọc tuyến giáp, xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con. Bé sẽ được xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sau sinh giúp tầm soát các bệnh lý bất thường, dị tật bẩm sinh ngay từ khi trong bụng mẹ. Đặc biệt, tại Vinmec, các bác sĩ sẽ phân tích kết quả và tư vấn di truyền sàng lọc trước sinh cho bé.

Ngoài ra, dịch vụ “đẻ không đau” trọn vẹn trong khi sinh và sau khi sinh bằng kỹ thuật gây tê màng cứng không morphingây tê thần kinh thẹn sẽ xóa ta nỗi sợ hãi khi sinh nở cho nhiều bà mẹ. Trong suốt quá trình sinh, sản phụ sẽ được các hộ lý hướng dẫn cách rặn đẻ và thở đúng cách, bé sẽ chào đời chỉ trong 10 - 15 phút. Sau khi sinh, bé sẽ được chăm sóc trong phòng vô trùng trước khi được đưa trở về với mẹ.

Sản phụ sẽ được nghỉ ngơi tại phòng bệnh cao cấp, được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn quốc tế, 1 mẹ 1 phòng với đầy đủ trang thiết bị tiện nghi, hiện đại. Mẹ sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn phương pháp nuôi dưỡng bé trước khi xuất viện. Tái khám sau sinh với cả mẹ và bé với các bác sĩ Sản khoa và Nhi khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Cdc.gov; Webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

306.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan