Miếng dán ngừa thai: Những điều cần biết

Miếng dán ngừa thai tương đối an toàn, dễ sử dụng và nếu được dùng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả tránh thai khá cao, có thể trên 95%. Tuy nhiên, chỉ cần ngừng sử dụng miếng dán ngừa thai thì trứng sẽ rụng trở lại sau khoảng 3 chu kỳ kinh nguyệt.

1. Miếng dán ngừa thai là gì?

Miếng dán ngừa thai là một miếng dán mỏng, màu be, có chiều dài bằng 4.5 cm, dính vào da của bạn như một miếng băng dính. Sau khi dán lên da, miếng dán sẽ giải phóng liên tục một lượng các hormone tránh thai được hấp thụ vào máu qua da của bạn.

Vì miếng dán ngừa thai chứa cả estrogenprogestin (progesterone tổng hợp) nên nó được coi là một loại biện pháp tránh thai nội tiết tố kết hợp. Đây là hai loại hormone giống nhau mà bạn nhận được khi uống thuốc viên kết hợp (Thuốc uống tránh thai) phương pháp tránh thai nội tiết tố kết hợp còn lại.

2. Hoạt động của miếng dán ngừa thai

Trước hết, estrogenprogestin phối hợp với nhau để ngăn buồng trứng phóng thích trứng. Progestin cũng có các tác dụng tránh thai khác. Nó làm đặc chất nhầy cổ tử cung của bạn, khiến tinh trùng khó đi vào tử cung và ống dẫn trứng hơn, nơi có thể thụ tinh với trứng, nếu trứng được phóng thích.

Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm mỏng niêm mạc tử cung của bạn, làm cho khả năng trứng có thể làm tổ được nếu nó được thụ tinh.

Niêm mạc tử cung
Miếng dán ngừa thai có tác dụng làm mỏng niêm mạc tử cung

3. Miếng dán ngừa thai có thể sử dụng khi đang cho con bú không?

Nếu việc cho con bú diễn ra tốt sau 6 tuần đầu tiên, bạn có thể sử dụng miếng dán tránh thai. Tuy nhiên, nếu bạn không tiết ra nhiều sữa như mong muốn hoặc nếu con bạn gặp khó khăn khi bú, thì miếng dán có thể không phải là lựa chọn tốt cho bạn, vì nó có thể làm giảm lượng sữa bạn tiết ra.

4. Hiệu quả của miếng dán ngừa thai

Khi được sử dụng đúng cách và nhất quán, miếng dán có hiệu quả khoảng 99%. Điều này có nghĩa là chỉ có khoảng 1 phụ nữ trong số 100 phụ nữ sử dụng miếng dán đúng theo quy định sẽ mang thai trong năm đầu tiên sử dụng.

Nếu bạn không sử dụng miếng dán chính xác theo quy định, ví dụ: Chỉ cần ngưng sử dụng miếng dán thì trứng sẽ rụng trở lại sau khoảng 3 chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, miếng dán có thể kém hiệu quả hơn đối với những phụ nữ nặng hơn 89 kg. Nếu bạn thuộc đối tượng này, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để biết liệu miếng dán có phải là lựa chọn tốt cho bạn hay không.

Bạn cũng nên nhớ rằng, mặc dù miếng dán là một biện pháp tránh thai tuyệt vời nhưng nó không cung cấp bất kỳ biện pháp bảo vệ nào chống lại HIV, bệnh lậu, chlamydia hoặc bất kỳ bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nào khác (STDs). Vì vậy, nếu bạn hoặc đối tác của bạn đang quan hệ tình dục với bất kỳ ai khác hoặc sử dụng thuốc bất hợp pháp, bạn sẽ cần đảm bảo rằng đối tác của mình sử dụng bao cao su trong mỗi lần quan hệ tình dục.

HIV
Miếng dán ngừa thai không cung cấp bất kỳ biện pháp bảo vệ nào chống lại HIV

5. Cách sử dụng miếng dán ngừa thai

Bạn cần đợi 6 tuần sau khi sinh trước khi bắt đầu sử dụng miếng dán. Điều này là do những người mới làm mẹ có nguy cơ đông máu cao trong những tuần đầu sau sinh và estrogen trong miếng dán làm tăng nguy cơ này nhiều hơn.

Các miếng dán tránh thai được sử dụng theo chu kỳ 4 tuần hoặc 28 ngày. Tức là trong thời gian 3 tuần, cứ một tuần phải thay miếng dán một lần. Đến tuần thứ tư không sử dụng miếng dán và kinh nguyệt sẽ xảy ra. Sau tuần thứ 4, sẽ dán miếng tránh thai mới và lặp lại giống quy trình trước đó. Lưu ý không nên tháo miếng dán trong khi hoạt động thường ngày, như tắm rửa, bơi lội, tập thể dục.

Cách dán: Lựa chọn những vùng da khô, không được dán miếng tránh thai lên vú, vùng da đang bị đỏ trầy xước. Cẩn thận xé bao đựng miếng dán tránh thai dọc theo mép bao; khi dán miếng dán tránh thai trên da, chú ý áp mặt có thuốc của miếng dán vào sát da, miết ngón tay trên miếng dán trong khoảng 10 giây. Có thể miết ngón tay dọc theo mép miếng dán để đảm bảo miếng dán dính chắc trên da.

6. Điều gì sẽ xảy ra nếu quên dán miếng dán ngừa thai mới theo lịch trình?

Nếu bạn trễ hơn 24 giờ để tránh thai bằng miếng dán:

  • Nếu bạn giao hợp không được bảo vệ trong thời gian này, hãy cân nhắc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp để giảm khả năng mang thai. Hãy dán miếng dán ngay khi bạn nhớ ra.
  • Nếu là lần đầu tiên dùng miếng dán, bạn phải dùng thêm một biện pháp tránh thai khác trong 7 ngày để phòng ngừa mang thai.
Có rất nhiều phương pháp tránh thai an toàn
Lần đầu sử dụng miếng dán bạn cần dùng thêm phương pháp tránh thai an toàn khác trong vòng 7 ngày

7. Tác dụng phụ của miếng dán

Các tác dụng phụ phổ biến nhất thường xuất hiện trong 2 đến 3 tháng đầu tiên sử dụng và có thể dần dần biến mất. Bao gồm các:

  • Đốm hoặc ra máu giữa các kỳ kinh
  • Căng hoặc sưng vú
  • Phản ứng da nơi bạn dán miếng dán
  • Nhức đầu
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Đầy hơi và khó chịu ở bụng
  • Thay đổi tâm trạng hoặc trầm cảm
  • Chloasma (sạm da), đặc biệt nếu bạn bị nhiễm chloasma khi mang thai.

Bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế nếu bạn phát ban da nghiêm trọng, cảm thấy ngứa khắp người, nhận thấy một khối u ở vú, cảm thấy chán nản hoặc thay đổi tâm trạng nghiêm trọng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Video đề xuất:

Thuốc tránh thai khẩn cấp hoạt động như thế nào?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan