Mổ nội soi dính buồng tử cung

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Lại Thị Nguyệt Hằng - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Dính buồng tử cung không xảy ra tức thì mà diễn biến từ từ. Nếu phát hiện muộn, dính buồng tử cung ở mức độ nặng có thể đem lại nhiều tác hại khó lường như: Khó mang thai; sảy thai; sinh non,... hoặc thậm chí có thể gây vô sinh ở phái nữ.

1. Hiện tượng dính buồng tử cung

hành kinh mới tách ra để chứa máu kinh. Do đó khi không còn lớp đáy lẫn lớp trên làm đệm ở giữa thì hai thành cơ của buồng tử cung bị áp sát và dính vào nhau gây nên hiện tượng dính buồng tử cung.

Biểu hiện thường thấy khi phái nữ bị dính buồng tử cung là ngày kinh và lượng kinh ra rất ít mỗi kỳ nguyệt san trong trường hợp bị dính tử cung bán phần hoặc không có kinh với trường hợp dính tử cung toàn phần.

Ngoài ra, khi bị dính buồng tử cung, cơ thể của phái nữ còn có một số biểu hiện như: Tức ngực, người mệt mỏi, khó chịu, đau lưng, đau vùng bụng dưới,... Biểu hiện đau bụng ở bệnh nhân bị dính buồng tử cung là do viêm nhiễm kéo theo hoặc do máu kinh không thoát ra được.

Nguyên nhân gây dính buồng tử cung có thể là do:

  • Do ảnh hưởng từ các biến chứng sau khi sinh con hoặc hậu quả sau khi nạo thai, sẩy thai còn sót nhau thai;
  • Viêm tử cung do nạo hút thai tại các cơ sở không đảm bảo ;
  • Bị viêm nhiễm không chữa trị kịp thời;
  • Tầng đáy nội mạc tử cung có dấu hiệu bị suy thoái.
Dính buồng tử cung thường xảy ra trong tình huống nào?
Hiện tượng dính buồng tử cung gây ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh

2. Nội soi dính buồng tử cung là gì?

Nội soi dính buồng tử cung là kỹ thuật dùng dụng cụ hỗ trợ là ống nội soi có gắn camera nhỏ và nguồn sáng, đưa vào tử cung qua âm đạo, truyền tín hiệu hình ảnh về màn hình giúp bác sĩ quan sát được cấu trúc bên trong của buồng tử cung.

Kỹ thuật nội soi buồng tử cung là biện pháp an toàn, hiệu quả để tìm kiếm, phát hiện nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý tại tử cung dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Một số trường hợp, nội soi buồng tử cung còn giúp điều trị một số bệnh mà chị em hay mắc phải ở vùng này.

Nội soi buồng tử cung là bước quan trọng trong việc thực hiện mổ dính buồng tử cung. Đặc điểm của mổ nội soi dính buồng tử cung là không cần mổ vùng bụng bệnh nhân, không xẻ tử cung, không đau sau khi thực hiện phẫu thuật, sức khỏe hồi phục nhanh, xuất viện sớm.

3. Có nên mổ nội soi dính buồng tử cung không?

Dính buồng tử cung không xảy ra tức thì mà diễn biến từ từ. Nếu phát hiện muộn, dính buồng tử cung ở mức độ nặng có thể đem lại nhiều tác hại khó lường như:

  • Khó mang thai được hoặc tăng nguy cơ vô sinh: Do lớp đáy bị tổn thương sâu, niêm mạc tử cung khó tăng sinh, không thể dày lên để chuẩn bị cho phôi thai làm tổ.
  • Dễ sảy thai: Dính buồng tử cung khiến hình dạng, chức năng tử cung không được đảm bảo nên dễ gây sảy thai.
  • Sinh non, chảy máu ồ ạt sau sinh: Buồng tử cung bị dính, mất đi độ đàn hồi tự nhiên, khó đáp ứng được sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, do nhau thai bám quá chặt vào tử cung nơi không có niêm mạc, khi sinh nở, phần tử cung bị tổn thương nặng, khiến máu chảy nhiều.

Do vậy, dính buồng tử cung hoàn toàn có thể được khắc phục bằng phương pháp mổ nội soi dính buồng tử cung nếu phát hiện sớm để tránh biến chứng.

Phẫu thuật
Phương pháp mổ nội soi dính buồng tử cung cần được thực hiện tại bệnh viện uy tín

4. Mổ nội soi dính buồng tử cung

Đây là phương pháp hiệu quả nhất để tách dính buồng tử cung. Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ nội soi và dao điện vào tử cung qua âm đạo và tiến hành gỡ dính. Phẫu thuật nội soi gỡ dính chỉ được thực hiện tại các bệnh viện chuyên khoa có các trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, có chuyên môn vững vàng.

  • Phương pháp này chỉ định với trường hợp: vô sinh thứ phát, dính buồng tử cung.
  • Chống chỉ định trong trường hợp có bệnh lý ác tính tại buồng tử cung; dị ứng với chất dịch làm căng buồng tử cung sử dụng trong thủ thuật nội soi tử cung.

4.1. Các bước thực hiện

  • Bước 1: Chuẩn bị và vô trùng dụng cụ soi buồng tử cung chẩn đoán và phẫu thuật.
  • Bước 2: Khám toàn thân và chuyên khoa đánh giá các bệnh lý phối hợp; tư vấn về nguy cơ, biến chứng, tai biến của phẫu thuật; chụp tử cung-vòi tử cung xác định tổn thương dính buồng tử cung cho người cần phẫu thuật.
  • Bước 3: Hướng dẫn người bệnh nằm tư thế phụ khoa, sau đó tiêm giảm đau toàn thân cho người bệnh.
  • Bước 4: Sát khuẩn vùng sinh dục; đặt thông tiểu và lưu ống thông; đặt van âm đạo hay mỏ vịt; cặp cổ tử cung.
  • Bước 5: Người thực hiện thủ thuật tiến hành tách dính buồng tử cung. Sau khi cắt phần dính tử cung, đặt một vòng chống dính chữ T vào buồng tử cung; đồng thời tái tạo lại buồng tử cung.
  • Bước 6: Sau khi cắt phần dính tử cung, soi lại buồng tử cung để kiểm tra bảo đảm không chảy máu và buồng tử cung toàn vẹn.

Có một số tai biến sau khi mổ dính buồng tử cung như: Chảy máu; rách cổ tử cung; thủng tử cung. Tuy nhiên, các biến chứng này rất hiếm gặp nếu người bệnh lựa chọn cơ sở y tế đảm bảo đủ tiêu chuẩn về thiết bị y tế và chuyên môn bác sĩ có tay nghề cao.

4.2. Chăm sóc sau phẫu thuật

  • Sau mổ tách dính buồng tử cung, cần theo dõi toàn thân, mạch, huyết áp, lượng máu chảy ra từ âm đạo khi kết thúc phẫu thuật khoảng vài giờ.
  • Bệnh nhân có thể vận động đi lại trong 6 – 12 giờ sau phẫu thuật.
  • Khoảng 12 – 24 giờ sau tiến hành thủ thuật người bệnh mới nên ăn uống.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan