Sự thật về vết rạn da khi mang thai

Cơ thể phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi rõ rệt, từ nội tiết tố, vóc dáng, sinh hoạt hàng ngày, thời gian nghỉ ngơi... Cùng với những sự thay đổi đó, người mẹ sẽ thấy có rất nhiều thay đổi về thể chất, đặc biệt là tình trạng xuất hiện những vết rạn da.

1. Tình trạng rạn da ở phụ nữ sau khi sinh

Đối với nhiều phụ nữ sau khi sinh, vết rạn da xuất hiện hiển nhiên như một phần của việc sinh con như tã lót và cho con ăn. Rạn da xảy ra khi cơ thể phát triển nhanh hơn làn da có thể theo kịp. Điều này làm cho các sợi đàn hồi ngay dưới bề mặt da bị đứt, dẫn đến các vết rạn da.

Rạn da xảy ra do hormone thai kỳ ảnh hưởng đến lớp giữa của da, có nghĩa là nó không liên kết quá tốt với các lớp khác. Bạn có thể bị rạn da ở bụng, dưới, đùi và ngực. Giống như vết sẹo, chúng sẽ mờ dần, nhưng chúng sẽ không biến mất hoàn toàn

Rạn da ở bà bầu
Các vết rạn da, xuất hiện nhiều nhất ở phụ nữ đang mang thai

Trong 9 tháng mang thai, người mẹ có thể tăng khoảng 14 kg. Khi cơ thể phát triển nhanh đến mức có thể khiến bạn bị rạn da, nhiều nhất ở vùng ở bụng và ngực, các vết rạn da cũng có thể xuất hiện ở đùi, mông và cánh tay trên. Các dấu hiệu thường bắt đầu đỏ hoặc tím, nhưng sau khi mang thai, chúng dần dần biến thành màu trắng hoặc xám.

Dù mang thai lần thứ nhất hay lần thứ 2 thì tình trạng rạn da vẫn xảy ra. Người mẹ sẽ cảm thấy da bụng mình rất ngứa và căng khi mang bầu. Họ cũng nhận thấy những đường nét rất rõ khi bụng bầu càng phát triển

Các chuyên gia nói rằng phụ nữ khi mang thai có cân nặng khỏe mạnh nên tăng từ 11kg đến 15kg. Nói cách khác, khi nói đến vết rạn da,xuất hiện nhiều hay ít phụ thuộc vào cơ thể bạn tăng cân thế nào.

Các vết rạn da, xuất hiện nhiều nhất ở phụ nữ đang mang thai. Theo Học viện Da liễu Hoa kỳ, khoảng 90% phụ nữ sẽ thấy làn da mình bị rạn sau tháng thứ sáu hoặc thứ bảy của thai kỳ

Tuy nhiên, rạn da do di truyền cũng đóng một vai trò quan trọng, nghĩa là nếu mẹ của bạn bị rạn da, thì bạn cũng có khả năng bị rạn da. Màu sắc của vết rạn da phụ thuộc vào màu da của mỗi người. Nếu phụ nữ có một làn da sáng hơn sẽ có xu hướng phát triển các vết rạn da màu hồng. Phụ nữ có làn da sẫm màu có xu hướng bị rạn da nhẹ hơn màu da của ban đầu.

2. Các biện pháp chăm sóc vết rạn da

Thực tế là không có cách nào để ngăn ngừa rạn da, cho dù bạn dùng bất cứ một loại kem dưỡng da hay kem dưỡng ẩm nào.

Tuy nhiên, phụ nữ hoàn toàn có thể chăm sóc da khi mang thai để hạn chế các vết rạn da thấp nhất có thể bằng cách giữ da luôn có độ ẩm cần thiết với các loại kem dưỡng da hoặc kem dưỡng ẩm Xoa bóp kem, dầu vào các vết rạn da sẽ không làm cho các dấu hiệu biến mất. Tuy nhiên, sử dụng chúng sẽ giúp làn da của bạn mịn màng và săn chắc hơn. Chúng ta không cần phải sử dụng các loại kem hoặc dầu đắt tiền. Kem dưỡng da có nguồn gốc từ vitamin A, chẳng hạn như tretinoin (Retin-A), có thể có tác dụng nhỏ đối với các vết rạn da.

Theo năm tháng, các vết rạn sẽ mờ dần thành các vệt mịn gần với màu da của bạn hơn. Bạn có thể không thích vẻ ngoài của vết rạn da của bạn bây giờ, nhưng chúng sẽ có vẻ tốt hơn rất nhiều trong khoảng một năm.

Các mẹ bỉm sữa có thể thử thực hiện các bài tập hoạt động, thể dục trên các khu vực có vết rạn da của cơ thể. Mặc dù các hoạt động này không giúp các vết rạn biến mất hoàn toàn nhưng nó sẽ giúp làn da ở khu vực bị rạn sáng lên.

Khi mẹ có chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với tập thể dục, chắc chắn cơ thể cũng như làn da của mẹ bầu sẽ trở nên tốt và săn chắc hơn.

Lưu ý, các mẹ không nên mua các loại kem thuốc nào trên mạng nếu như không được bác sĩ khuyên dùng, vì nó có thể chứa chất tretinoin. Khi chưa biết chính xác thành phần, tác dụng của các loại kem này, chúng có thể gây nguy hiểm đến cơ thể và làn da của các mẹ, đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai. Tretinoin được biết là chất gây ra dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Cho đến khi vết rạn da của bạn mờ dần, bạn có thể sử dụng lớp trang điểm để che giấu các vùng rạn trên da.

Rạn da ở bà bầu
Các mẹ không nên mua các loại kem thuốc nào trên mạng nếu như không được bác sĩ khuyên dùng

Một lựa chọn khác dành cho những mẹ có điều kiện hơn là phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ, chẳng hạn như liệu pháp laser làm nóng da. Phương pháp này thúc đẩy tăng trưởng collagen và thu nhỏ các mạch máu bị giãn. Các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ. Các bác sĩ, chuyên gia có thể gợi ý những cách khác an toàn, hiệu quả để giúp mẹ cảm thấy tốt hơn đối với làn da và cơ thể của mẹ.

Để giúp người mẹ vẫn luôn khỏe đẹp trong thai kỳ và thai nhi phát triển toàn diện thì việc chăm sóc bản thân ngay từ những ngày đầu mang thai là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, đối với những người lần đầu làm mẹ hay đã từng trải qua thời gian mang thai nhưng chưa cảm thấy tự tin về cách chăm sóc bản thân thì việc lựa chọn một chương trình chăm sóc thai sản trọn gói sẽ là giải pháp giải quyết những băn khoăn, lo lắng của người mẹ.

Tại Vinmec, chương trình chăm sóc thai sản trọn gói còn đem đến cho các sản phụ những kiến thức bổ ích qua các lớp học tiền sản, sản phụ hoàn toàn có thể đặt ra các câu hỏi để được bác sĩ giải đáp từ những kiến thức làm đẹp trong thai kỳ hay chế độ dinh dưỡng để thai nhi khỏe mà mẹ không tăng cân quá nhiều.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd.com và Babycentre.co.uk

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

31.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan