Tiểu đêm khi mang thai: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Thiện Ngôn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Tiểu đêm là thuật ngữ y tế dành cho việc đi tiểu nhiều vào ban đêm, đây có thể là bệnh lý hoặc là triệu chứng thường gặp của phụ nữ mang thai. Tiểu đêm khi mang thai khiến sản phụ phải thức dậy để đi tiểu đêm thường xuyên hơn bình thường nên ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ, làm giảm chất lượng giấc ngủ và chất lượng cuộc sống một cách đáng kể.

1. Nguyên nhân gây tiểu đêm khi mang thai

Do sự thay đổi hormone trong thời kỳ đầu của thai kỳ dẫn đến sự gia tăng lưu lượng máu và chất lỏng trong cơ thể người phụ nữ nên thận sẽ hoạt động mạnh hơn và nhiều hơn để thải chất thải ra khỏi cơ thể.

Trong 3 tháng đầu mang thai, tử cung bắt đầu phát triển và đè vào bàng quang. Khi sản phụ có nhiều chất lỏng cùng với thận phải làm việc nhiều hơn, điều đó có nghĩa là nhiều nước tiểu hơn. Thêm vào đó, bàng quang thường xuyên bị kích thích do tử cung chèn vào bàng quang nên khiến sản phụ thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu nhiều hơn kể cả ban ngày và ban đêm.

2. Đi tiểu nhiều lúc mang thai có làm sao không?

Bà bầu tuần thứ 17
Đi vệ sinh thường xuyên trong khi mang thai là phổ biến và bình thường

Đi vệ sinh thường xuyên trong khi mang thai là phổ biến và bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sản phụ đi tiểu thường xuyên có thể là một dấu hiệu của vấn đề sức khỏe, do đó sản phụ cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh lý nếu có, ví dụ:

  • Nhiễm trùng bàng quang

Đi tiểu nhiều là một trong những dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hoặc nhiễm trùng bàng quang. Trong nước tiểu của sản phụ có vi khuẩn mà không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào, nhưng nếu kèm theo nhiễm trùng đường tiết niệu thì có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau buốt, rát, vừa đi tiểu xong thì lại muốn đi tiếp, có máu trong nước tiểu hoặc sốt.

  • Tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một dạng bệnh tiểu đường xuất hiện trong thai kỳ và biến mất sau khi sinh. Đi tiểu nhiều là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ kèm theo một số triệu chứng khác như khát và mệt mỏi. Những triệu chứng này cũng là điển hình của thai kỳ, vì vậy có thể khó phân biệt sự giữa bệnh lý và không bệnh lý. Đó là lý do tại sao sản phụ nên thường xuyên kiểm tra đường huyết trong mỗi lần khám sức khỏe.

Nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác của triệu chứng đi tiểu thường xuyên có thể bao gồm:

  • Uống nhiều nước hoặc các chất lỏng khác
  • Sử dụng nhiều caffeine
  • Tăng cân quá nhiều, có thể gây chèn ép lên bàng quang
  • Các loại thuốc có tác dụng phụ loại bỏ nước khỏi cơ thể
  • Vấn đề bệnh lý hoặc chấn thương ảnh hưởng đến đường tiết niệu hoặc vùng chậu .

3. Làm sao để cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai?

Đối với các trường hợp tiểu nhiều khi mang thai mà không có bất kỳ bệnh lý nào kèm theo, thì dưới đây là một vài lời khuyên để làm giảm sự khó chịu của việc việc đi tiểu thường xuyên trong thai kỳ, đặc biệt là ban đêm.

  • Uống đủ nước. Có lẽ sản phụ sẽ không muốn uống nhiều do lo lắng về việc thường xuyên phải chạy vào nhà vệ sinh để đi tiểu. Tuy nhiên, việc đi tiểu nhiều đồng nghĩa là cơ thể đang mất thêm chất lỏng qua nước tiểu, vì vậy sản phụ cần tiếp tục uống ít nhất tám ly nước hoặc các chất lỏng lành mạnh khác mỗi ngày để phòng tránh cơ thể thiếu nước
  • Tránh xa caffeine. Caffeine là chất lợi tiểu nên có tác dụng loại bỏ nước khỏi cơ thể, do đó, nếu sử dụng chất này sẽ khiến sản phụ có nhiều khả năng đi tiểu nhiều hơn. Vì vậy, thay vì sử dụng các đồ uống như cà phê, trà và soda, sản phủ nên lựa chọn đồ uống không chứa caffeine.
  • Nghiêng về phía trước khi bạn đi tiểu. Khi đi tiểu, sản phụ nên nghiêng người về phía trước để dễ dàng đi tiểu, đi tiểu nhiều hơn và làm trống bàng quang hoàn toàn.
  • Kiểm soát cân nặng. Tăng cân quá nhiều gây thêm áp lực lên bàng quang khiến sản phụ đi tiểu nhiều hơn.

  • Tránh táo bón. Khi phân nằm trong ruột, nó chiếm nhiều không gian trong bụng làm tăng áp lực đẩy vào bàng quang. Trong khi mang thai, sản phụ khó có thể tránh táo bón hoàn toàn, nhưng nên cố gắng hết sức bằng cách ăn đúng đủ chất xơ, uống đủ nước, tập thể dục nhẹ nhàng.
  • Nhận biết các dấu hiệu của nhiễm trùng tiểu và cách phòng ngừa. Hãy chú ý đến cơ thể, bất kỳ dấu hiệu thay đổi về số lần đi tiểu và các triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Để tránh nhiễm trùng, sản phụ nên đi tiểu ngay khi bạn cảm thấy buồn tiêu và cố gắng làm trống hoàn toàn bàng quang ở mỗi lần đi, giữ cho vùng đáy chậu sạch sẽ và luôn luôn lau từ trước ra sau.
  • Nghỉ ngơi. Thức dậy vào ban đêm để đi vệ sinh khiến sản phụ mệt mỏi vào ban ngày do đó, sản phụ nên ngủ trưa nếu có thể, hoặc ít nhất là cố gắng ngồi và nghỉ ngơi trong quá trình làm việc.
  • Đi tiểu trước khi đi ngủ. Hãy cố gắng đi tiểu trước khi bước lên giường ngủ. Một điều lưu ý là quãng đường từ giường ngủ đến nhà vệ sinh phải đảm bảo an toàn, không có vật cản, công tắc đèn chiếu sáng được đặt ở vị trí thuận tiện để bảo đảm an toàn.
Cà phê
Sử dụng caffeine là chất lợi tiểu sẽ khiến sản phụ có nhiều khả năng đi tiểu nhiều hơn

Sử dụng bài tập Kegel

Mặc dù bạn không có khả năng để loại bỏ đi tiểu nhiều hoàn toàn, sản phụ có thể tăng cường các cơ vùng sàn khung chậu. Điều này sẽ giúp sản phụ kiểm soát hoạt động của bàng quang tốt hơn trong thời kỳ mang thai và sau sinh, hạn chế phần nào sự khó chịu. Để tăng cường hoạt động các cơ vùng sàn chậu, sản phụ nên thực hiện bài tập Kegel, là bài tập gây co thắt và thư giãn các cơ xung quanh âm đạo của bạn. Bài tập như sau:

  • Hãy tưởng tượng rằng bạn đang cố gắng để ngăn chặn không cho “xì hơi” (đánh rắm). Gây siết chặt các cơ vùng sàn chậu.
  • Một cách khác là khi đang đi tiểu bạn cố gắng các cơ để làm ngưng tiểu, nếu ngưng tiểu được là đúng. Làm các bài tập này ít nhất 3 lần một ngày. Mỗi ngày, sử dụng 3 vị trí: nằm, ngồi và đứng. Bạn có thể tập trong khi nằm trên sàn nhà, ngồi tại bàn, hoặc đứng trong nhà bếp. Nên kiên nhẫn, đừng bỏ cuộc. Chỉ cần 5 phút, 3 lần một ngày. Bạn có thể cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang của bạn sau 3 - 6 tuần.

Nếu gặp trở ngại khi thực hiện bài tập này, nên đến bác sĩ. Để hỗ trợ sản phụ thực hiện bài tập này, bác sĩ sẽ áp một dòng điện nhỏ vào các cơ vùng sàn chậu. Dòng điện sẽ làm cho các cơ co thắt lại, gây ra cảm giác rù rù ở vùng cơ bị kích thích.

Bác sĩ Võ Thiện Ngôn đã có trên 7 năm kinh nghiệm làm bác sĩ điều trị, phẫu thuật Ngoại Niệu tại các Bệnh viện: Bệnh viện Trung Ương Huế, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng.

Bác sĩ Ngôn với khả năng điều trị chuyên sâu về lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý về hệ Tiết niệu và Nam khoa, phẫu thuật hệ Tiết niệu, phẫu thuật nội soi tiết niệu, phẫu thuật Laparo đường niệu, nội soi đường tiết niệu. Phẫu thuật điều trị các bệnh lý Nam khoa

Hiện nay, Bác sĩ Võ Thiện Ngôn là bác sĩ Ngoại Tiết Niệu – Nam học, khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

65.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan