Tư vấn cách phòng tránh trầm cảm sau sinh

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi ThS, BS. Đặng Thị Thanh Tùng, Đơn nguyên Kỹ thuật cao Điều trị bại não và Tự kỷ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Cơ thể người phụ nữ sau khi sinh sẽ có rất nhiều sự thay đổi đột ngột về nội tiết nên dễ sinh tâm lý chán nản, mệt mỏi và dẫn đến trầm cảm sau sinh. Các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh ban đầu thường không rõ ràng nên không được gia đình chú ý, chỉ đến khi người mẹ có hành động dại dột thì mọi sự đã muộn màng.

Đối với bản thân người mẹ mắc chứng trầm cảm sau sinh sẽ bị ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, sức khỏe, cân nặng giảm sút, suy dinh dưỡng, suy nhược tinh thần, hoang tưởng và có hành vi nguy hiểm. Đối với người thân của người mắc trầm cảm sau sinh cũng sẽ bị ảnh hưởng, không được chăm sóc tốt, gia đình bất hòa, thực tế, một số người bị chứng trầm cảm sau sinh gây rối loạn tâm thần, nên luôn có cảm giác bị hại và tìm cách trả thù hay đối phó.

Đứa trẻ sinh ra bởi người mẹ bị trầm cảm sau sinh sẽ không được chăm sóc tốt, bị ảnh hưởng tiêu cực từ mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức, kỹ năng giao tiếp, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ sau này. Vậy nếu bị trầm cảm sau sinh phải làm sao?

Trầm cảm sau sinh chia làm 2 loại: Loại khởi phát sớm (xuất hiện với mức độ nhẹ, ngắn trong những ngày đầu hoặc tuần đầu sau đẻ) và loại khởi phát muộn (xuất hiện sau sinh một vài tuần và kéo dài). Cách chữa trầm cảm sau sinh sẽ phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra tình trạng.

Để phòng tránh trầm cảm sau sinh, cần tạo tâm lý thoải mái trong thai kỳ, khám thai định kỳ đều đặn. Các mẹ bầu cần được cung cấp thông tin về chăm sóc thai sản và chăm sóc trẻ sau khi sinh. Ngoài ra nên dành thời gian thư giãn cho bản thân, bạn bè, gia đình học hỏi kinh nghiệm chăm sóc con trẻ. Người thân trong gia đình cần quan tâm và chăm sóc thể chất, tạo tâm lý cho người mẹ; tránh gây sức ép cho người mẹ và không nên quá quan tâm đến trẻ mà lơ là việc chăm sóc mẹ khiến họ thấy tủi thân, cô đơn, buồn chán và dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh.

Ngoài ra, thiếu giao tiếp với xã hội cũng chính là một trong những yếu tố khiến bạn có nguy cơ bị bệnh trầm cảm sau sinh. Vì vậy, để phòng tránh trầm cảm sau sinh thì nên tham gia vào các hội nhóm của các bà mẹ mới sinh con để chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Ngay khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh thì cần chia sẻ với người thân để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh để tình trạng nặng thêm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

250 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan