U nang Bartholin là gì và có nguy hiểm?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Phan Diễm Đoan Ngọc - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

U nang tuyến Bartholine là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. U nang Bartholine có nguy hiểm không tùy thuộc vào kích thước của u nang, mức độ đau và liệu các nang có bị nhiễm trùng hay không, ngoài ra cần quan tâm đến khả năng tái phát và chẩn đoán phân biệt để có phương án xử trí đúng cách.

1. U nang Bartholin là bệnh gì?

U nang Bartholine hay viêm tuyến Bartholine là tổn thương dạng nang ở các tuyến Bartholine. Các tuyến này nằm ở mỗi bên âm hộ (khu vực bên ngoài của âm đạo). Chức năng của những tuyến Bartholine là tiết ra chất dịch vào trong bề mặt môi nhỏ của âm hộ để giữ ẩm và bôi trơn khi người phụ nữ giao hợp.

Đôi khi các ống tuyến bị tắc nghẽn, khiến chất lỏng chảy ngược vào tuyến, kết quả làm hình thành một nang có thành mỏng, sưng, không gây đau, gọi là u nang Bartholine. Nếu chất dịch trong nang bị nhiễm trùng, nguy cơ gây ra tình trạng chảy mủ bao quanh bởi mô bị viêm (áp xe).

U nang Bartholine và áp xe Bartholine là bệnh lý xảy ra khá phổ biến. U nang Bartholine có nguy hiểm không phụ thuộc vào kích thước của u nang, mức độ đau và liệu u nang có bị nhiễm trùng hay không. Đây cũng là những tiêu chí để bác sĩ lựa chọn phương án điều trị, sau khi đã chẩn đoán chính xác.

Đôi khi bệnh nhân chỉ cần điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên với một số trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ điều trị có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật dẫn lưu u nang Bartholine. Nếu xảy ra nhiễm trùng, phương án điều trị có thể phải phối hợp thêm kháng sinh.

2. U nang Bartholin có nguy hiểm không?

Nếu mắc phải u nang Bartholine nhỏ, không bị nhiễm trùng, bệnh nhân có thể không nhận thấy bất kỳ biểu hiện gì. Nếu u nang tiến triển, bệnh nhân bắt đầu cảm thấy có một khối u xuất hiện gần âm đạo. Hầu hết những trường hợp bị u nang Bartholine thường không có cảm giác đau. U nang Bartholine có nguy hiểm không tùy thuộc vào kích thước của khối u nang, mức độ đau và liệu các nang có bị nhiễm trùng hay không. Ngoài ra, cần quan tâm đến khả năng tái phát và chẩn đoán phân biệt để có phương án xử trí đúng cách.

Nhiễm trùng nang Bartholine trường hợp nguy hiểm có thể diễn tiến trong vài ngày. Nếu bị nhiễm trùng, bệnh nhân có thể gặp những triệu chứng sau đây:

  • Xuất hiện cục u, gây đau ở gần âm đạo;
  • Khó chịu khi đi hoặc ngồi;
  • Đau khi giao hợp;
  • Sốt.

Triệu chứng u nang hoặc áp xe Bartholine thường chỉ xảy ra ở một bên âm hộ.

Bệnh nhân cần đi khám bác sĩ nếu thấy khối u đau gần âm đạo không cải thiện sau 2 đến 3 ngày tự chăm sóc, ví dụ, ngâm trong nước ấm. Nếu phát hiện một khối u gần âm đạo và tuổi đã ngoài 40 thì nên đến bác sĩ kiểm tra. Mặc dù hiếm gặp nhưng khối u như vậy có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như ung thư. Nếu mức độ đau trở nên nghiêm trọng hơn, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nang tuyến Bartholin
U nang Bartholin gây đau cho người bệnh

3. Nguyên nhân gây ra u nang Bartholin

Nguyên nhân của u nang Bartholine là do tình trạng tắc nghẽn của dịch tiết âm đạo. Chất dịch có thể tích tụ khi ống dẫn bị tắc nghẽn, bắt nguồn từ nhiễm khuẩn hoặc chấn thương.

U nang Bartholine có thể dẫn đến nhiễm trùng, tạo thành áp xe. Một số vi khuẩn là căn nguyên gây nhiễm trùng, điển hình là Escherichia coli và các vi khuẩn gây bệnh nhiễm lây truyền qua đường tình dục, như lậuchlamydia.

4. Chẩn đoán u nang Bartholin

Để chẩn đoán u nang Bartholine, bác sĩ có thể:

  • Hỏi thông tin bệnh án của bệnh nhân;
  • Thực hiện khám phụ khoa;
  • Lấy một mẫu dịch tiết từ âm đạo hoặc cổ tử cung để kiểm tra xem bạn có mắc nhiễm trùng lây qua đường tình dục hay không;
  • Đề nghị thực hiện sinh thiết để sàng lọc tế bào ung thư nếu bệnh nhân đã mãn kinh hoặc trên 40 tuổi.

5. Điều trị u nang Bartholin

Thông thường, u nang Bartholine không cần điều trị, đặc biệt là nếu viêm tuyến không có biểu hiện triệu chứng. Khi cần thiết, chỉ định điều trị phụ thuộc vào kích thước của u nang, mức độ ảnh hưởng và liệu có tình trạng nhiễm trùng hay không (điều này có thể dẫn đến áp xe).

Những lựa chọn điều trị viêm tuyến Bartholine bao gồm:

  • Tắm nước ấm: Ngâm mình trong bồn chứa nước ấm vài lần một ngày, liên tục trong ba hoặc bốn ngày có thể giúp các nang nhỏ nhiễm trùng bị vỡ và tự biến mất;
  • Phẫu thuật dẫn lưu: Bệnh nhân có thể cần được phẫu thuật để dẫn lưu một u nang bị nhiễm trùng hoặc u nang kích thước rất lớn với sự hỗ trợ của thủ thuật gây tê hoặc giảm đau. Đối với biện pháp phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện một đường mổ nhỏ trong u nang, cho phép chất dịch bên trong chảy ra, sau đó đặt một ống cao su nhỏ (ống thông) tại vị trí mổ. Ống thông được lưu giữ đến 6 tuần sau đó để giữ cho vết mổ mở, cho phép thoát dịch hoàn toàn;
  • Kháng sinh: Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh nếu u nang của bệnh nhân bị nhiễm trùng hoặc trong trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy có tình trạng nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, nếu áp xe được dẫn lưu đúng cách thì có thể không cần dùng kháng sinh;

Phương pháp mở thông nang: Nếu u nang tái phát hoặc ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, phương pháp mở thông nang có thể được chỉ định. Bác sĩ sẽ tạo ra một lỗ mở vĩnh viễn dài khoảng 6mm để thoát dịch từ u nang tuyến Bartholine. Một ống thông được bổ sung vào trong vài ngày sau khi làm phẫu thuật để thúc đẩy dẫn lưu và giúp ngăn ngừa tái phát.

Phòng mổ Hybrid
Phương pháp mổ thông nang Bartholin

Trong một số trường hợp hiếm gặp, đối với các u nang Bartholine điều trị dai dẳng không thuyên giảm bằng các biện pháp kể trên, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện phẫu thuật để loại bỏ tuyến Bartholine. Phẫu thuật này thường được thực hiện trong phòng mổ bệnh viện sau khi đã gây mê toàn thân cho bệnh nhân. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến Bartholine có thể dẫn đến chảy máu hoặc biến chứng khác với tỷ lệ cao hơn so với các phương pháp thông thường.

6. Biện pháp khắc phục tại nhà

Bệnh nhân có thể khắc phục tình trạng u nang Bartholine bằng cách tắm trong bồn nước ấm hàng ngày, giúp hạn chế nhiễm trùng hoặc áp xe.

Sau phẫu thuật, để điều trị u nang bị nhiễm trùng hoặc áp xe, ngâm mình trong nước ấm là đặc biệt quan trọng. Phương pháp này giúp giữ cho khu vực âm hộ sạch sẽ, giảm bớt sự khó chịu và thúc đẩy quá trình thoát dịch hiệu quả từ u nang. Thuốc giảm đau có thể cần thiết nếu bệnh nhân không thể kiểm soát cơn đau.

Hiện nay chưa có cách ngăn ngừa u nang Bartholine. Tuy nhiên, phụ nữ có thể chủ động phòng tránh nguy cơ bằng cách sinh hoạt tình dục an toàn, sử dụng biện pháp bảo vệ (như bao cao su) và duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa u nang bị nhiễm trùng và tránh hình thành áp xe.

Để giúp khách hàng phát hiện và điều trị sớm các bệnh phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản, giúp khách hàng phát hiện bệnh sớm các bệnh lý viêm nhiễm giúp điều trị dễ dàng, không tốn kém. Sàng lọc phát hiện sớm ung thư phụ khoa (Ung thư cổ tử cung) ngay cả khi chưa có triệu chứng.

Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản dành cho khách hàng là nữ giới, không giới hạn độ tuổi và có thể có những triệu chứng như sau:

  • Chảy máu bất thường vùng âm đạo
  • Gặp vấn đề về kinh nguyệt: chu kỳ kéo dài bất thường, kinh nguyệt không đều
  • Dịch âm đạo bất thường (có mùi hôi, màu sắc khác bình thường)
  • Đau, ngứa vùng kín
  • Khách hàng nữ có một vài yếu tố nguy cơ như vệ sinh cá nhân không tốt, quan hệ tình dục không an toàn, nạo phá thai,...
  • Khách hàng nữ có triệu chứng khác như: Dịch âm đạo bất thường, ngứa, đau vùng kín, chảy máu âm đạo bất thường.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

116.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan